Hội chứng ruột kích thích: Những điều thường gặp

Bài viết được viết bởi ThS.BS Phạm Thị Thu Hương - Đơn nguyên Nội tiêu hóa - Nội soi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Hội chứng ruột kích thích, thường được nhắc đến với tên bệnh IBS (Irritable bowel syndrome ) là một tình trạng rối loạn mãn tính của hệ tiêu hóa. Các triệu chứng chính của nó là đau bụng và thay đổi thói quen đi ngoài (ví dụ: táo bón và / hoặc tiêu chảy).

1.Khái niệm về hội chứng ruột kích thích

IBS là một bệnh của đường tiêu hóa được chẩn đoán phổ biến nhất và chỉ đứng sau cảm lạnh thông thường. Ước tính có khoảng 10 đến 20 phần trăm dân số nói chung gặp phải các triệu chứng của IBS, mặc dù chỉ có khoảng 15 phần trăm những người này có tình trạng thực sự cần tìm kiếm sự trợ giúp của y tế.

Tính chất mãn tính của bệnh IBS và thách thức trong việc kiểm soát các triệu chứng của nó có thể gây khó khăn cho cả bệnh nhân và bác sĩ. Tuy nhiên, cũng có nhiều phương pháp điều trị và liệu pháp y tế có thể giúp ích cải thiện triệu chứng của bệnh này.

2.Nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích

Có một số lý thuyết giải thích về cách thức và lý do tại sao hội chứng ruột kích thích (IBS) phát triển. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về bệnh này, nhưng nguyên nhân thực sự của bệnh vẫn chưa được giải thích rõ ràng.


Hình ảnh đại tràng bị co thắt
Hình ảnh đại tràng bị co thắt

Có một số lý thuyết giải thích về cách thức và lý do tại sao hội chứng ruột kích thích (IBS) phát triển. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về bệnh này, nhưng nguyên nhân thực sự của bệnh vẫn chưa được giải thích rõ ràng.

Một giả thuyết cho rằng nguyên nhân của IBS là do sự co thắt bất thường của đại tràng và ruột non (do đó thuật ngữ "đại tràng co thắt", đôi khi được sử dụng để mô tả bệnh hội chứng ruột kích thích).

Sự co bóp mạnh của đường ruột có thể gây ra tình tràng co thắt nghiêm trọng, điều này có thể giải thích tại sao một số phương pháp điều trị, chẳng hạn như thuốc chống co thắt và tăng cường chất xơ (cả hai đều giúp điều chỉnh sự co thắt của đại tràng), làm giảm các triệu chứng trong một số trường hợp.

Tuy nhiên, các cơn co thắt bất thường không giải thích được bệnh IBS trong mọi trường hợp, và không rõ liệu các cơn co thắt là triệu chứng hay nguyên nhân của bệnh này.

Ở một số người, bệnh IBS xuất hiện sau khi bị nhiễm trùng đường tiêu hóa nghiêm trọng (ví dụ: nhiễm Salmonella hoặc Campylobacter, hoặc nhiễm virus đường tiêu hóa).

Tuy nhiên, các nhà khoa học không rõ bằng cách nào mà tình trạng nhiễm trùng đường tiêu hóa lại kích hoạt IBS phát triển và khi khai thác hầu hết những người mắc IBS không có tiền sử mắc các bệnh nhiễm trùng này.

Những người bị hội chứng ruột kích thích (IBS) cần gặp bác sĩ hoặc tìm mua thuốc uống có nhiều khả năng bị lo lắng và căng thẳng hơn những người không cần tìm kiếm sự giúp đỡ. Căng thẳng và lo lắng được biết là ảnh hưởng đến sự co bóp của đường ruột.

Do đó, lo lắng và căng thẳng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Tuy nhiên, căng thẳng hoặc lo lắng có lẽ không phải là nguyên nhân cơ bản của bệnh này.


Các loại đậu có thể làm bệnh IBS trầm trọng thêm như đậu đỏ,đậu trắng
Các loại đậu có thể làm bệnh IBS trầm trọng thêm như đậu đỏ,đậu trắng

Tình trạng không dung nạp một số loại thức ăn thường gặp ở bệnh nhân bị IBS. Nguyên nhân chính là do nhạy cảm hoặc dị ứng với thức ăn. Lý thuyết này rất khó để chứng minh, mặc dù nó vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu. Cách tốt nhất để phát hiện mối liên quan giữa các triệu chứng của IBS và tình trạng nhạy cảm với thực phẩm là loại bỏ một số nhóm thực phẩm một cách có hệ thống (quy trình được gọi là "chế độ ăn kiêng loại trừ").

Điều này chỉ nên được thực hiện khi có sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia về dinh dưỡng. Việc loại bỏ một số thực phẩm ra khỏi khẩu phần ăn mà không có sự tư vấn của bác sĩ có thể dẫn đến bỏ sót các nguồn dinh dưỡng quan trọng. Ngoài ra, những hạn chế về chế độ ăn uống không cần thiết có thể có tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của bạn.

Một số loại thực phẩm được biết là có thể gây ra các triệu chứng giống hội chứng ruột kích thích hoặc làm trầm trọng thêm IBS, bao gồm các sản phẩm từ sữa (chứa lactose), các loại đậu (chẳng hạn như đậu trắng, đậu đỏ) và các loại rau họ cải (như bông cải xanh, súp lơ trắng, cải Brussels và bắp cải).

Những thực phẩm này làm tăng khí trong ruột, có thể gây chứng co thắt đường ruột. Một số loại thuốc uống cũng có tác động lên đường ruột có thể góp phần gây ra các triệu chứng của bệnh.

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng IBS là do sự tăng nhạy cảm của đường ruột. Thuật ngữ y tế cho điều này là "Tăng tiết nội tạng." Các nhà nghiên cứu này cho rằng các dây thần kinh trong ruột hoạt động quá mức ở những người bị IBS làm tăng cảm nhận đau, do đó lượng khí hoặc chuyển động bình thường bị coi là quá mức và gây cảm giác đau đớn.

Một số bệnh nhân bị IBS nặng cảm thấy tốt hơn khi được điều trị bằng các loại thuốc làm giảm cảm giác đau ở ruột (chẳng hạn như một số loại thuốc chống trầm cảm).

3.Những triệu chứng thường gặp của hội chứng ruột kích thích


Người mắc hội chứng ruột kích thích thường bị đau bụng
Người mắc hội chứng ruột kích thích thường bị đau bụng

Hội chứng ruột kích thích (IBS) thường bắt đầu ở tuổi trưởng thành trẻ, và phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới. Triệu chứng phổ biến nhất của IBS là đau bụng kết hợp với những thay đổi trong thói quen đi đại tiện (tiêu chảy và / hoặc táo bón).

Đau bụng - bụng thường đau quặn và có cường độ khác nhau. Một số người nhận thấy rằng trạng thái căng thẳng, xúc động, lo âu và ăn uống làm trầm trọng thêm cơn đau, và cơn đau sẽ giảm đi sau khi đi ngoài. Một số phụ nữ bị IBS nhận thấy có mối liên quan giữa các cơn đau và chu kỳ kinh nguyệt của họ.

Thay đổi thói quen đi ngoài - Thay đổi thói quen đi tiêu là một triệu chứng điển hình khác của IBS. Điều này có thể bao gồm tiêu chảy, táo bón hoặc tiêu chảy và táo bón xen kẽ. Nếu tiêu chảy là dạng phổ biến hơn, tình trạng này được gọi là IBS "tiêu chảy chiếm ưu thế"; nếu táo bón phổ biến hơn, tình trạng này được gọi là IBS "thể táo bón".

Tiêu chảy - Người bị hội chứng ruột kích thích có thể thường xuyên đi ngoài phân lỏng. Đi tiêu thường xảy ra vào ban ngày, và thường xuyên nhất vào buổi sáng ngủ dậy hoặc sau bữa ăn. Tiêu chảy thường xảy ra trước cảm giác cực kỳ khẩn cấp và sau đó là cảm giác đi ngoài không hết. Khoảng một nửa số người bị IBS cũng nhận thấy tiết dịch nhầy kèm theo tiêu chảy. Tiêu chảy xảy ra vào ban đêm là rất bất thường với bệnh IBS.

Táo bón – tình trạng táo bón trong bệnh IBS có thể không liên tục và kéo dài nhiều ngày. Phân thường cứng và có dạng viên. Bạn có thể không cảm thấy trống rỗng sau khi đi tiêu, cảm giác đi ngoài không hết phân, ngay cả khi trực tràng trống rỗng. Cảm giác này có thể dẫn đến căng thẳng và ngồi trên bồn cầu trong thời gian dài.

Các triệu chứng khác - Các triệu chứng khác của IBS bao gồm đầy hơi, chướng bụng và ợ hơi.

4.Chẩn đoán hội chứng ruột kích thích


Nội soi đại tràng sigma giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác những bất thường ở đường ruột
Nội soi đại tràng sigma giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác những bất thường ở đường ruột

Một số bệnh lý đường tiêu hóa khác có thể có các triệu chứng tương tự như hội chứng ruột kích thích (IBS). Ví dụ: Hội chứng kém hấp thu (giảm hấp thu các chất dinh dưỡng ở đường ruột), bệnh ruột viêm (như viêm loét đại trực tràng và bệnh Crohn), bệnh celiac (trong đó cơ thể không thể phân hủy một loại protein gọi là "gluten") và viêm đại tràng vi thể (tình trạng liên quan đến viêm đại tràng).

Không có xét nghiệm chẩn đoán đặc hiệu cho bệnh IBS. Để chẩn đoán bệnh các bác sĩ lâm sàng dựa vào triệu chứng bệnh và so sánh các triệu chứng của bạn với các bộ tiêu chuẩn chẩn đoán xác định.

Tuy nhiên, những tiêu chuẩn này không hoàn toàn chính xác trong việc phân biệt IBS với các tình trạng bệnh lý khác ở tất cả mọi người. Do đó, dựa vào tiền sử bệnh, khám sức khỏe và các xét nghiệm chọn lọc có thể giúp loại trừ những bệnh lý khác.

Xét nghiệm máu - Hầu hết các bác sĩ lâm sàng yêu cầu làm các xét nghiệm máu thường quy ở những người nghi ngờ IBS. Những xét nghiệm này thường có kết quả bình thường, nhưng chúng có thể giúp loại trừ các tình trạng bệnh lý khác.

Một số bác sĩ cũng có thể yêu cầu ban làm các thăm dò xâm lấn hơn, chẳng hạn như nội soi đại tràng sigma hoặc nội soi đại tràng, đặc biệt ở những người trên 40 tuổi.

Đây là những xét nghiệm cho phép bác sĩ lâm sàng nhìn thấy bên trong đại tràng và trực của bạn bằng cách sử dụng một dụng cụ y tế được đưa vào lòng đại trực tràng. Hình ảnh nội soi giúp các bác sĩ chẩn đoán chính xác những bất thường ở đường ruột của bạn đang có, và đưa ra kế hoạch điều trị bệnh hoặc phòng ngừa một số bệnh khác ( ví dụ ngăn ngừa ung thư đại trực tràng).

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại. Bệnh viện cung cấp dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp, không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Khách hàng khi chọn thực hiện các xét nghiệm tại đây có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác của kết quả xét nghiệm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Tài liệu tham khảo trên UpToDate: Patient education: Irritable bowel syndrome

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe