Hội chứng dễ bị tổn thương ở người cao tuổi

Khi về già, sức đề kháng cũng sẽ giảm sút, dễ mắc vấn đề liên quan tới sức khỏe hơn. Các nguy cơ liên quan tới người cao tuổi được gọi chung là hội chứng dễ bị tổn thương.

1. Hội chứng dễ bị tổn thương là gì?

Hội chứng dễ bị tổn thương là một hội chứng lâm sàng thường gặp ở người cao tuổi, dự báo nguy cơ cao những bất lợi về sức khỏe thường xảy ra ở người già như tình trạng té ngã, khuyết tật, tăng số lần nhập viện và thậm chí là tử vong.


Hội chứng dễ bị tổn thương làm tăng nguy cơ dẫn tới tử vong ở người cao tuổi
Hội chứng dễ bị tổn thương làm tăng nguy cơ dẫn tới tử vong ở người cao tuổi

2. Dấu hiệu nhận biết hội chững dễ bị tổn thương

Có 5 dấu hiệu chính để biết một người đang bị mắc hội chứng dễ bị tổn thương bao gồm:

  • Giảm cân không chủ ý
  • Mệt mỏi
  • Tốc độ đi bộ chậm
  • Cơ lực yếu
  • Hoạt động thể lực kém.

Nếu người cao tuổi có mắc 3 trong 5 dấu hiệu nêu trên trở lên sẽ được chẩn đoán là mắc hội chứng dễ bị tổn thương.

Hội chứng dễ bị tổn thương ở người cao tuổi không phải là tình trạng khuyết tật. Dưới những tác động của các yếu tố như sang chấn tâm lý, hội chứng này mới dẫn đến tình trạng khuyết tật.

Để đánh giá mức độ dấu hiệu nặng hay nhẹ của người bệnh, có thể khám tổng quát ban đầu bằng việc đánh giá nguy cơ ngã.

  • Cho người cao tuổi ngồi ghế, từ từ đứng dậy , đi thẳng. Khoảng cách từ ghế tới đích là 3m, sau đó, quay lại.
  • Đánh giá: Thời gian tính từ lúc người cao tuổi đứng dậy từ ghế để đi đến khi hết 1 vòng, ngồi lại ghế:
  • Nếu thời gian bằng hoặc nhỏ hơn 1 giây: Đánh giá người cao tuổi có nguy cơ ngã thấp.
  • Từ 13-20 giây: Có nguy cơ ngã cao, cần đánh giá sâu hơn.
  • Trên 20 giây: Người cao tuổi có nguy cơ ngã cao, cần có sự trợ giúp.

Cho người bệnh đi lại để đánh giá mức độ ngã
Cho người bệnh đi lại để đánh giá mức độ ngã

3. Nguyên nhân gây ra hội chứng dễ bị tổn thương ở người cao tuổi

Có nhiều yếu tố gây ra hội chứng dễ bị tổn thương và tăng nguy cơ tử vong:

  • Chủng tộc: theo nghiên cứu, người cao tuổi người Mỹ gốc Phi có hộ chứng dễ bị tổn thương cao hơn gấp bốn lần so với các đối tượng da trắng.
  • Bệnh đồng mắc
  • Thói quen sống sinh hoạt
  • Tình trạng dinh dưỡng

4. Giai đoạn phát triển của hội chứng dễ bị tổn thương

Hội chứng dễ bị tổn thương được chia thành 3 giai đoạn:

4.1 Tiền hội chứng dễ bị tổn thương

Đây là giai đoạn lâm sàng diễn ra thầm lặng gây tổn thương, dẫn đến căng thẳng. Những ở điều trị ở giai đoạn này bệnh nhân có cơ hội hồi phục hoàn toàn.

4.2 Hội chứng dễ bị tổn thương

Giai đoạn này các tổn thương hoặc các yếu tố căng thẳng (dự trữ sinh lý sẵn có) không đủ cơ thể hồi phục hoàn toàn.

Người bệnh có nhiều biểu hiện khác nhau như: Bị suy dinh dưỡng, hoạt động chức năng phải phụ thuộc, thời gian nằm tại giường kéo dài, điểm tỳ đè vị loét, rối loạn dáng đi, suy nhược tổng quát, sút cân, chán ăn, dễ ngã, mất trí nhớ, gãy xương hông, mê sảng, lú lẫn và phải sử dụng quá nhiều thuốc.

Người già có biểu hiện mắc bệnh khi thời gian nằm tại giường lâu hơn

4.3 Biến chứng của hội chứng dễ bị tổn thương gây ra

Các biến chứng của hội chứng dễ bị tổn thương có liên quan trực tiếp với những tổn thương sinh lý người bệnh do sự suy giảm cân bằng dự trữ nội môi và giảm khả năng chịu đựng với các yếu tố căng thẳng của cơ thể.Hậu quả là dẫn đến tình trạng tăng nguy cơ ngã, suy giảm chức năng dẫn đến bị khuyết tật, tình trạng dùng quá nhiều thuốc, gia tăng nguy cơ phải nằm viện, lây nhiễm chéo và gây tử vong.

5. Chú ý để hạn chế nguy cơ mắc hội chứng dễ bị tổn thương ở người cao tuổi

Người cao tuổi cần xây dựng chế độ ăn uống thích hợp với đầy đủ protein, vitamin và chất khoáng, ăn nhiều chất xơ, hoa quả tươi.

Thường xuyên tập thể dục bằng các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, khiêu vũ, tập dưỡng sinh... đề phòng ngừa nhiễm khuẩn do cúm, phế cầu khuẩn và giải tỏa những căng thẳng, lo âu trong cuộc sống.

Mọi thắc mắc cần được bác sĩ chuyên khoa giải đáp cũng như quý khách hàng có nhu cầu khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe