HIDA scan: Ứng dụng và những điều cần biết

Bài viết bởi Bác sĩ nội trú, Thạc sĩ Trần Đức Tuấn - Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

HIDA scan hay xạ hình gan mật được sử dụng để chụp hình ảnh của gan, túi mật, ống dẫn mật và ruột non nhằm giúp chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến các cơ quan này. Kỹ thuật chẩn đoán này cũng thường được sử dụng cùng với chụp X-quang và siêu âm.

1. Xạ hình gan mật là gì?

Xạ hình gan mật (tên tiếng anh hepatobiliary iminodiacetic acid là và viết tắt là HIDA) là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được sử dụng để chẩn đoán các vấn đề về gan, túi mật và ống dẫn mật.

Trong quá trình chụp, một chất đánh dấu đồng vị phóng xạ (Radioactive Tracer) được tiêm vào tĩnh mạch ở cánh tay của bạn. Chất này sẽ di chuyển qua mạch máu đến gan của bạn, nơi các tế bào sản xuất mật tiếp nhận nó. Sau đó, chất đánh dấu đồng vị phóng xạ sẽ đi theo mật vào túi mật và qua các ống dẫn mật để đến ruột non.

Một máy chụp y học hạt nhân (máy ảnh gamma) sẽ theo dõi dòng chảy của chất đánh dấu từ gan vào túi mật và ruột non của bạn và tạo ra hình ảnh trên máy tính.

Chụp HIDA cho biết túi mật của bạn đang hoạt động tốt như thế nào. Nó cũng có thể kiểm tra chức năng gan của bạn, vì hai cơ quan này hoạt động chặt chẽ với nhau.


HIDA là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh các vấn đề về gan, túi mật và ống dẫn mật
HIDA là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh các vấn đề về gan, túi mật và ống dẫn mật

2. Khi nào người bệnh cần chụp HIDA?

Chụp HIDA thường được thực hiện để đánh giá túi mật của bạn. Nó cũng được sử dụng để xem xét chức năng bài tiết mật của gan và theo dõi dòng chảy của mật từ gan vào ruột non. Chụp HIDA thường được sử dụng với X-quangsiêu âm.

Chụp HIDA có thể giúp chẩn đoán một số bệnh và tình trạng, chẳng hạn như:

  • Viêm túi mật
  • Tắc nghẽn ống mật
  • Bất thường bẩm sinh trong đường mật, chẳng hạn như teo mật
  • Các biến chứng sau phẫu thuật, chẳng hạn như rò rỉ mật và lỗ rò
  • Đánh giá ghép gan
  • Bác sĩ của bạn có thể sử dụng chụp HIDA để đo tốc độ mật được giải phóng từ túi mật.

3. Nguy cơ khi chụp HIDA

Chụp HIDA có thể gây ra một số rủi ro như:

  • Phản ứng dị ứng với đánh dấu đồng vị phóng xạ được sử dụng để chụp
  • Vết bầm ở chỗ tiêm
  • Tiếp xúc lượng nhỏ bức xạ

Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn nghi ngờ bản thân đang mang thai hoặc nếu bạn đang cho con bú. Trong hầu hết các trường hợp, các kỹ thuật chẩn đoán y học hạt nhân, chẳng hạn như quét HIDA, không được thực hiện ở phụ nữ mang thai vì có thể gây hại cho thai nhi.


Phụ nữ mang thai không được chỉ định thực hiện chụp HIDA
Phụ nữ mang thai không được chỉ định thực hiện chụp HIDA

4. Quá trình chụp HIDA

Bác sĩ sẽ giúp bạn hiểu cách chuẩn bị sẵn sàng cho chụp HIDA. Nhìn chung, bạn nên:

  • Ngừng một số loại thuốc. Hãy cho bác sĩ biết trước về bất kỳ loại thuốc nào bạn đang sử dụng hàng ngày. Một số loại thuốc ngăn cản hiệu quả của quá trình chụp HIDA. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn ngừng dùng thuốc đó cho đến khi quá trình chụp kết thúc.
  • Bạn sẽ cần tránh ăn ít nhất 4 giờ trước khi chụp, nhưng bạn có thể uống nước lọc.
  • Thực hiện theo chỉ định của bác sĩ. Bác sĩ có thể kê một loại thuốc đặc biệt sẽ giúp quá trình chụp HIDA đạt được hình ảnh tốt hơn về các cơ quan của bạn. Bạn có thể cần bắt đầu dùng thuốc vài ngày trước khi chụp. Hoặc kỹ thuật viên có thể đưa nó cho bạn ngay trước khi quá trình chụp bắt đầu.

Trong quá trình chụp

Bạn sẽ nằm ngửa trên bàn và được tiêm chất đánh dấu đồng vị phóng xạ vào tĩnh mạch trên cánh tay của bạn. Bạn có thể cảm thấy căng tức hoặc cảm giác lạnh khi tiêm chất đánh dấu phóng xạ.

Trong quá trình chụp, bạn có thể được tiêm thuốc sincalide (Kinevac) vào tĩnh mạch, làm cho túi mật của bạn co lại và trống rỗng. Morphine, một loại thuốc khác đôi khi được dùng trong quá trình chụp HIDA, giúp dễ chụp túi mật hơn.

Một máy chụp gamma được đặt trên bụng của bạn để chụp ảnh chất đánh dấu đồng vị phóng xạ khi chất này di chuyển trong cơ thể bạn. Quá trình này mất khoảng một giờ, trong thời gian này bạn sẽ cần phải nằm yên.

Nếu bạn cảm thấy không thoải mái, bạn cần báo cho nhân viên Y tế. Bạn có thể giảm bớt cảm giác khó chịu bằng cách hít thở sâu.

Trên máy tính, bác sĩ sẽ theo dõi tiến trình của chất đánh dấu đồng vị phóng xạ di chuyển trong cơ thể bạn. Trong một số trường hợp, bạn có thể cần chụp bổ sung trong vòng 24 giờ nếu lần chụp đầu tiên không đạt yêu cầu.

Sau khi chụp

Trong hầu hết các trường hợp, bạn có thể đi về trong ngày sau khi chụp. Một lượng nhỏ chất đánh dấu đồng vị phóng xạ sẽ mất khả năng phản ứng hoặc đi ra ngoài thông qua nước tiểu và phân của bạn trong một hoặc hai ngày tiếp theo. Bạn nên uống nhiều nước để giúp đào thải chất này ra khỏi cơ thể.


Bạn nên uống nhiều nước để chất đánh dấu đồng vị phóng xạ sớm được đào thải ra khỏi cơ thể
Bạn nên uống nhiều nước để chất đánh dấu đồng vị phóng xạ sớm được đào thải ra khỏi cơ thể

Kết quả

Để chẩn đoán, bác sĩ sẽ xem xét kết hợp các dấu hiệu, triệu chứng và các kết quả xét nghiệm khác với kết quả chụp HIDA của bạn.

Kết quả chụp HIDA bao gồm:

  • Bình thường. Chất đánh dấu đồng vị phóng xạ di chuyển tự do theo mật từ gan vào túi mật và ruột non của bạn.
  • Chuyển động chậm dần đều của chất đánh dấu đồng vị phóng xạ. Chất đánh dấu đồng vị phóng xạ chuyển động chậm của có thể cho thấy dấu hiệu tắc nghẽn hoặc có vấn đề về chức năng gan.
  • Không thấy chất đánh dấu đồng vị phóng xạ trong túi mật. Không nhìn thấy chất đánh dấu đồng vị phóng xạ trong túi mật của bạn có thể cho thấy tình trạng viêm cấp tính (viêm túi mật cấp).
  • Phân suất tống dịch mật của túi mật thấp bất thường. Có quá ít chất đánh dấu đồng vị phóng xạ rời khỏi túi mật sau khi bạn được dùng một loại thuốc để làm cho nó rỗng, điều này có thể cho thấy tình trạng viêm mãn tính (viêm túi mật mãn tính).
  • Chất đánh dấu đồng vị phóng xạ được phát hiện ở các khu vực khác. Chất đánh dấu đồng vị phóng xạ được tìm thấy bên ngoài hệ thống mật của bạn có thể cho thấy có dấu hiệu bị rò rỉ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: mayoclinic.org, healthline.com, webmd.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe