Giảm triệu chứng bị hen suyễn do tăng bạch cầu ái toan

Tăng bạch cầu ái toan là một vấn đề về huyết học cần được tìm hiểu nguyên nhân và chẩn đoán xác định bệnh. Có nhiều nguyên nhân có thể làm tăng bạch cầu ái toan, trong đó có tình trạng dị ứng như viêm mũi dị ứng, cơ địa dị ứng, bị hen suyễn. Vậy giảm các triệu chứng hen suyễn do tăng bạch cầu ái toan bằng cách nào?

1. Ghi chú thông tin cần thiết

Người bị hen suyễn càng có nhiều thông tin về tình trạng bản thân và các yếu tố có thể ảnh hưởng đến bệnh lý này thì càng tốt. Do đó, hãy ghi chú lại các loại thực phẩm đã dùng, thời gian nghỉ ngơi, thuốc điều trị và những thời điểm lên cơn hen suyễn.

2. Xác định yếu tố khởi phát cơn hen suyễn

Sau khi ghi chú các vấn đề liên quan đến bệnh được một thời gian, người bị hen suyễn phần nào xác định các tác nhân khởi phát cơn khó thở, có thể bao gồm:

Việc xác định nguyên nhân khởi phát cơn hen suyễn tạo điều kiện phòng ngừa hiệu quả hơn.


Chất lượng không khí có liên quan đến tình trạng bệnh lý hen suyễn
Chất lượng không khí có liên quan đến tình trạng bệnh lý hen suyễn

3. Tiêm chủng

Những cơn hen suyễn làm cho đường thở của người bệnh phù nề và chứa đầy chất nhầy. Các bệnh nhiễm trùng như cúm, ho gà và viêm phổi cũng xảy ra tình trạng tương tự. Sự kết hợp của cả 2 có thể gây ra một số vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe. Tiêm ngừa vắc xin phòng các loại vi rút gây bệnh giúp giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng hô hấp.

4. Cẩn thận với thuốc giảm đau

Nếu gặp những cơn đau, chẳng hạn như đau đầu, người bị hen suyễn cần cẩn trọng khi sử dụng thuốc giảm đau như aspirin. Bệnh lý hen suyễn khiến người mắc tăng nhạy cảm với tác dụng của thuốc chống viêm không steroid (NSAID), như aspirin, ibuprofen và naproxen. Những loại thuốc này có thể gây viêm đường thở và tăng nguy cơ phát triển niêm mạc mũi với sự xuất hiện của polyp. Thuốc giảm đau không phải NSAID như acetaminophen an toàn hơn.

5. Theo dõi các chất gây dị ứng

Các chất gây dị ứng ít có khả năng là tác nhân gây bệnh hen suyễn do tăng bạch cầu ái toan hơn các thể bệnh khác. Nhưng cần lưu ý nếu người bệnh có các triệu chứng nghiêm trọng hơn khi môi trường sống xung quanh tồn tại những thứ có thể gây dị ứng, như nấm mốc, mạt bụi và lông thú cưng. Sử dụng máy điều hòa không khí là cách người bệnh có thể tránh xa những tác nhân trên. Đồng thời, hút bụi và lau nhà thường xuyên, đồng thời sử dụng bộ lọc HEPA trên máy hút bụi. Nếu nuôi thú cưng có lông, người bị hen suyễn đừng cho chúng vào phòng ngủ của mình.

6. Ưu tiên tập thể dục

Chúng ta cần 2 lá phổi và 1 trái tim khỏe mạnh để chống lại bệnh hen suyễn. Tập thể dục thường xuyên để tăng cường khả năng phòng thủ của cơ thể. Trọng lượng cơ thể quá cao là một yếu tố góp phần làm cho các triệu chứng hen suyễn trở nên trầm trọng hơn. Hoạt động thể chất đều đặn có thể giúp người bệnh duy trì cân nặng hợp lý.

7. Không hút thuốc lá

Hút thuốc lá không tốt cho bất kỳ ai, nhưng đối với người bị hen suyễn do tăng bạch cầu ái toan thì thậm chí nó là một cơn ác mộng. Các chất gây kích ứng trong khói thuốc lá rất dễ khởi phát các triệu chứng hen suyễn. Đồng thời, chúng cũng khiến đường thở tăng bài tiết nhiều chất nhầy hơn và điều này làm tăng khả năng mắc các bệnh lý đường hô hấp. Bên cạnh đó, hút thuốc lá thụ động có lẽ còn tồi tệ hơn việc tự hút thuốc, vì vậy người bị hen suyễn không nên ở gần những người đang hút thuốc lá.


Người bệnh hen suyễn không nên tiếp xúc với khói thuốc lá
Người bệnh hen suyễn không nên tiếp xúc với khói thuốc lá

8. Theo dõi chất lượng không khí

Một số ứng dụng và trang mạng báo cáo về chỉ số chất lượng không khí mỗi ngày. Mức ozon từ 51 đến 100 có thể làm cho các triệu chứng hen suyễn trở nên tồi tệ hơn. Nếu phải ra ngoài, người bị hen suyễn hãy mở cửa sổ xe hơi hoặc đeo khẩu trang, cố gắng ra ngoài vào buổi tối và buổi sáng khi chất lượng không khí ở mức tốt.

9. Quan tâm đến sức khỏe bản thân hơn

Thuốc điều trị hen suyễn phát huy tác dụng tốt khi dùng đúng chỉ định của bác sĩ. Thực hiện theo kế hoạch chăm sóc và điều trị của bác sĩ để kiểm soát bệnh hen suyễn một cách chặt chẽ và ít khởi phát cơn hen suyễn nhất. Sử dụng máy đo lưu lượng đỉnh khi bác sĩ yêu cầu, từ đó có những thông tin cần thiết để điều chỉnh các biện pháp điều trị khi cần thiết.

10. Tránh các sản phẩm có mùi thơm

Vật dụng làm sạch, chất làm mát không khí, nước hoa, bột giặt hay bất kỳ sản phẩm nào có mùi hương đều có thể khởi phát cơn khó thở. Kiểm tra thành phần của các sản phẩm để xem chúng có chất tạo mùi hay không trước khi mua và sử dụng. Thay vào đó, tốt hãy lựa chọn những sản phẩm không có chất tạo mùi thơm.

11. Du lịch thông minh

Đừng rời khỏi nhà khi bản thân người bị hen suyễn không có các thuốc điều trị khẩn cấp. Trong một chuyến du lịch, người bệnh hãy chắc chắn rằng có mang theo thuốc sử dụng hàng ngày. Đồng thời, hãy liên hệ trước với khách sạn để đảm bảo rằng phòng của bạn không có khói thuốc, mang theo một chiếc áo gối ở nhà, luôn đeo khẩu trang phòng trường hợp hút thuốc lá thụ động hoặc hít phải các tác chất gây kích ứng khác. Bên cạnh đó, người bệnh hen suyễn hãy mang theo dung dịch rửa tay và khăn ướt để hạn chế khả năng tiếp xúc với chất kích ứng.

12. Nói chuyện với bác sĩ

Chìa khóa để giảm số lần khởi phát cơn khó thở là kiểm soát tốt tình trạng bệnh của bản thân. Do đó, hãy giữ liên lạc chặt chẽ với bác sĩ, đặc biệt nếu bệnh hen suyễn của bạn không ổn định hoặc bạn đang lên cơn. Bác sĩ điều trị có thể thực hiện các điều chỉnh trong dịch vụ chăm sóc để kiểm soát tốt bệnh hen suyễn thay vì để nó tác động không tốt đến cuộc sống của mình.

Hi vọng những thông tin trong bài viết trên giúp bạn hiểu rõ hơn về cách giảm triệu chứng hen suyễn do tăng bạch cầu ái toan. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ đến bác sĩ Vinmec để được tư vấn và giải đáp cụ thể.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe