Giảm đau do phong bế thần kinh sau phẫu thuật

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Đức Thông - Bác sĩ Gây mê hồi sức - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Phong bế thần kinh là một phát minh vĩ đại, giúp giải quyết những cơn đau ở nhiều nơi trong cơ thể có nguồn gốc chính liên quan đến những rễ thần kinh. Nó được sử dụng rộng rãi nhằm vô cảm sau phẫu thuật, bổ sung thêm cho các quá trình gây mê toàn thân cũng như giảm đau sau mổ.

1. Phong bế thần kinh là gì?

Đây là một phương pháp được dùng để làm dịu nhẹ cơn đau, có thể được sử dụng trong những ca phẫu thuật, tiến hành cùng lúc với các thủ thuật gây mê toàn thân và tiếp tục duy trì sau khi phẫu thuật thành công để có thể kiểm soát cơn đau.

2. Chỉ định và chống chỉ định thông thường

2.1 Chỉ định

Đa số các bệnh nhân đang bị đau mạn tính hoặc cấp tính đều có thể được chỉ định thực hiện phong bế thần kinh nhằm làm giảm cơn đau đớn tạm thời.

Những cơn đau này thường có nguồn gốc xuất phát từ cột sống, tuy nhiên nó cũng có thể đến từ nhiều vùng khác như cổ, mông, chân, tay, ...

Thủ thuật phong bế thần kinh sẽ hỗ trợ cho dây thần kinh của người bệnh được hồi phục nhanh hơn dựa trên sự giảm thiểu của các mức độ kích thích. Ngoài ra, thủ thuật này còn mang đến nhiều thông tin hữu ích trong quá trình chẩn đoán cho các bác sĩ chuyên khoa.

Sau khi đã hoàn thành phong bế và theo dõi những đáp ứng từ người bệnh thì bác sĩ có thể dễ dàng hơn trong việc tìm ra nguyên nhân dẫn đến sự đau đớn của bệnh nhân.

  • Xác định chính xác nguồn gốc dẫn đến cơn đau.
  • Điều trị chính xác những triệu chứng đau.
  • Dự đoán về khả năng đáp ứng với những biện pháp hỗ trợ giảm đau lâu dài.
  • Giảm đau sau khi phẫu thuật hoặc thực hiện thủ thuật.
  • Có thể vô cảm một số thủ thuật nhỏ, ví dụ như phẫu thuật ngón tay.

Chỉ định thực hiện phong bế thần kinh nhằm làm giảm cơn đau đớn tạm thời.
Chỉ định thực hiện phong bế thần kinh nhằm làm giảm cơn đau đớn tạm thời.

2.2 Chống chỉ định

  • Chống chỉ định tuyệt đối khi:
    • Bệnh nhân từ chối thực hiện.
    • Xuất hiện tình trạng nhiễm trùng tại vị trí gây tê.
    • Bệnh nhân có dấu hiệu bị hạ huyết áp nặng.
    • Hẹp van 2 lá và van động mạch chủ nặng.
    • Tăng áp lực của nội sọ.
    • Bệnh lý chảy máu.
  • Chống chỉ định tương đối với những trường hợp sau:
    • Bệnh nhân không chịu hợp tác (có thể kết hợp với gây mê).
    • Người bệnh bị nhiễm khuẩn huyết.
    • Dị dạng cột sống.

3. Cách tiến hành phong bế thần kinh sau phẫu thuật

Thao tác tiêm thuốc sẽ thực hiện bằng một loại ống tiêm giống như ống tiêm thuốc vacxin thông thường.

Bác sĩ tiến hành nạp vào cơ thể người bệnh một loại thuốc đã được lựa chọn dựa trên tình trạng lâm sàng của bệnh nhân. Ngoài ra, để đảm bảo giúp tăng thêm tính chuẩn xác của thủ thuật này thì những bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng thêm những thiết bị chẩn đoán hình ảnh cần thiết (ví dụ như màn huỳnh quang - fluoroscopy hoặc máy chụp cắt lớp - CT) giúp hỗ trợ hướng dẫn kim. Cả hai thiết bị vừa được giới thiệu đều sử dụng tia X nhằm phác họa chân thực hình ảnh đốt sống giúp bác sĩ có thể xác định đúng vị trí cần tiêm thuốc.

Thủ thuật này thường được thực hiện cho những người bệnh ở ngoại trú và chỉ kéo dài trong vài phút ngắn ngủi.

Người bệnh sẽ được hướng dẫn nằm thoải mái trên bàn tiến hành thủ thuật. Sau đó, bác sĩ nhanh chóng nhận diện được điểm chọc kim từ bên ngoài bằng cách khám những mốc xương hoặc sử dụng hình ảnh X quang.

Trước khi đưa kim vào cơ thể thì bệnh nhân sẽ được thực hiện sát trùng da, sau đó kim được đưa vào cơ thể người bệnh với một độ sâu nhất định và đồng thời bơm thuốc ở vị trí lân cận của phần dây thần kinh đang chịu tổn thương.

Đa số các trường hợp đều phải tiêm rất nhiều lần, dựa trên những vị trí bệnh nhân đang bị đau và mức độ lan rộng của các vùng điều trị.

Sau khi đã tiêm thuốc xong bệnh nhân sẽ được yêu cầu nằm nghỉ từ 15- 30 phút để thuốc có thể phát huy tác dụng. Đồng thời, điều dưỡng viên sẽ kiểm tra và theo dõi tình trạng của người bệnh để phòng tránh những biến chứng và tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm thuốc.


Thao tác tiêm thuốc sẽ thực hiện bằng một loại ống tiêm giống như ống tiêm thuốc vacxin thông thường
Thao tác tiêm thuốc sẽ thực hiện bằng một loại ống tiêm giống như ống tiêm thuốc vacxin thông thường

4. Những tác dụng phụ thường gặp

  • Giảm đau không đầy đủ: khi phong bế thần kinh không hoàn toàn làm giảm cơn đau của người bệnh thì bác sĩ điều trị có thể xem xét tiếp tục áp dụng phương pháp này hoặc bổ sung/thay thế bằng những phương pháp giảm đau khác.
  • Không thể hoặc là khó cử động những chi đang bị phong bế. Có cảm giác nặng nề ở các chi.
  • Nguy cơ té ngã: phong bế thần kinh tại vị trí đùi có thể làm tăng nguy cơ bị té ngã do mất đi trọng lực của cơ. Nếu như bệnh nhân đang bị phong bế đùi để thực hiện phẫu thuật thì không nên tự đứng mà cần thêm sự hỗ trợ từ các điều dưỡng viên.

5. Những biến chứng thường gặp

  • Bệnh nhân bị nhiễm trùng tại vị trí tiêm.
  • Chảy máu.
  • Tiêm nhầm vào trong vùng mạch máu.
  • Tác dụng phong bế bị lan đến những dây thần kinh khác.
  • Có thể phong bế nhầm dây thần kinh nếu vị trí các dây thần kinh quá gần nhau.
  • Trong quá trình chụp CT hoặc bằng màn huỳnh quang thì bệnh nhân có thể bị nhiễm bức xạ nhẹ.

Ngoài ra, phong bế thần kinh sau phẫu thuật còn có thể để lại những biến chứng nặng nề như liệt hoặc tổn thương những động máu có vai trò cấp máu cho tủy sống.

Một số biến chứng nặng khác mà bệnh nhân có thể gặp phải là tiêm nhầm alcool vào trong động mạch, hạ huyết áp, gây tiêu chảy, yếu chi, chọc nhầm vào phổi hoặc thận, ...

Phong bế thần kinh không được khuyến cáo nếu người bệnh có tiền sử bị rối loạn đông máu hoặc đang sử dụng những loại thuốc chống đông máu, có dấu hiệu bị tắc ruột hoặc tình trạng nhiễm trùng chưa thể kiểm soát.

Phong bế thần kinh là một thủ thuật không gây đau đớn và được đánh giá là một phương pháp giảm đau hiệu quả tốt hơn so với những phương pháp khác, đặc biệt phù hợp cho những người bệnh đã được chuyển về giường bệnh.

Để đảm bảo không xảy ra những biến chứng nguy hiểm, bác sĩ gây mê sẽ cung cấp đến cho bạn những thông tin cần thiết và giải thích cụ thể về các nguy cơ liên quan, giúp quá trình phong bế diễn ra thuận lợi.

Tại hệ thống Bệnh viện Vinmec, các kỹ thuật phong bế thần kinh được tiến hành dưới hướng dẫn của siêu âm hoặc màn tăng sáng (C’ arm hoặc DSA) kêt hợp với máy dò thần kinh, doppler mạch máu cùng các máy móc theo dõi hiện đại. Đặc biệt, thủ thuật được thực hiện bởi đội ngũ BS lành nghề, giàu kinh nghiệm sẽ mang lại hiệu quả cao nhất cho NB.

Để thăm khám, điều trị, giảm đau phẫu thuật các bệnh lý cơ xương khớp, Quý khách hàng có thể lựa chọn Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec. Tại đây có hội tụ đầy đủ hệ thống, máy móc y tế hiện đại đạt chuẩn, có nhiều các phương pháp giảm đau, hạn chế tối đa được biến chứng cho người bệnh. Đặc biệt với đội ngũ Y bác sĩ giàu chuyên môn, được đào tạo bài bản thực hiện chắc chắn sẽ làm hài lòng Quý khách hàng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe