1. Ung thư đường tiêu hóa có nguy hiểm không?
Ung thư đường tiêu hóa là bệnh nguy hiểm gây ra tỷ lệ tử vong rất cao. Cứ 3 người mắc thì sẽ có khoảng 2 người tử vong. Tuy nhiên, đây là với giai đoạn muộn. Còn khi phát hiện sớm và có phương pháp điều trị ung thư tiêu hóa kịp thời, bệnh nhân có thể khỏi bệnh, kéo dài được tuổi thọ.
2. Lý do nên sàng lọc sớm bệnh Ung thư đường tiêu hóa?
Có thể nói, tầm soát ung thư tiêu hóa rất cần thiết hiện nay, là “chìa khóa vàng” đảm bảo sức khỏe cho hệ tiêu hóa. Bởi nó giúp giảm tỷ lệ mắc ung thư. Bên cạnh đó, việc khám định kỳ này có thể giúp phát hiện sớm tình trạng sức khỏe, đặc biệt là khối u ngay khi còn nhỏ, thậm chí là chưa xuất hiện bất cứ dấu hiệu nào. Từ đó, điều trị kịp thời, nhanh chóng, gia tăng cơ hội khỏi bệnh, kéo dài được tuổi thọ cho bệnh nhân.
Hơn nữa, sàng lọc sớm Ung thư tiêu hóa còn giúp ngăn ngừa được các bệnh lý nguy hiểm mà mọi người dễ mắc phải:
Ung thư thực quản
Ung thư thực quản là một trong các bệnh ung thư đường tiêu hóa rất phổ biến. Đây là một dạng ung thư xuất hiện cả nam và nữ. Từ trước tới nay, người bệnh phát hiện ra bệnh đều ở giai đoạn muộn. Do ở giai đoạn sớm, dấu hiệu của bệnh rất ít và mơ hồ. Nếu như thấy cơ thể có các triệu chứng ung thư tiêu hóa sau, hãy đi khám sàng lọc ngay:
- Giảm cân.
- Nuốt nước bọt, thức ăn thường thấy đau, nghẹn.
- Họ và đau họng kéo dài.
- Ho/Nôn ra máu.
- Da khô và sạm đi.
Ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày là khối u ác tính gây ra tổn thương ở dạ dày. Nếu như không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ tái đi tái lại nhiều lần, bệnh nhân giảm tuổi thọ.
Những người có thói quen sau thường gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày:
- Hút thuốc lá, sử dụng các loại bia, rượu thường xuyên.
- Ăn đồ ăn hun khói, sản phẩm có chứa nhiều muối.
Biểu hiện của đối tượng mắc bệnh ung thư dạ dày ở đoạn đầu thường giống với nhiều bệnh lý thông thường. Do đó, mọi người đừng quá chủ quan với biểu hiện như:
- Chán ăn, khó tiêu.
- Ợ nóng, đầy hơi.
Ung thư đại tràng
Ung thư đại trực tràng thường gặp ở các đối tượng sau:
- Người lớn tuổi.
- Người nghiện thuốc lá.
- Người có thói quen ăn ít chất xơ, nhiều dầu mỡ.
- Có tiền sử của gia đình mắc các bệnh ung thư đại tràng.
Nếu như phát hiện sớm bằng việc sàng lọc ung thư tiêu hóa, các bệnh trên đều có thể chữa khỏi hoàn toàn. Do đó, duy trì tầm soát, chẩn đoán ung thư định kỳ là cách bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho bạn và cả gia đình.
3. Khi nào nên khám sàng lọc sớm bệnh ung thư đường tiêu hóa?
Theo các chuyên gia trong ngành khuyến cáo, độ tuổi nên đi tầm soát ung thư dao động từ 40 – 45 tuổi. Nhưng xu hướng mắc bệnh này ở người trẻ trở nên phổ biến hơn. Do đó, khi bước sang tuổi 30, bạn cũng có thể bắt đầu thực hiện khám sàng lọc bệnh Ung thư.
Nhất là với các đối tượng sau có khả năng mắc ung thư đường tiêu hóa cao thì nên đi khám thường xuyên:
- Người có tiền sử trong gia đình mắc các bệnh ung thư đường tiêu hóa.
- Có chỉ số khối u ung thư cao một cách bất thường.
- Chướng bụng, đầy hơi, khó nuốt.
- Có thay đổi trong thói quen đi đại tiện.
- Phân có máu, bất thường.
- Hôi miệng.
Như vậy, các bạn đã biết được sàng lọc sớm bệnh Ung thư đường tiêu hóa nên khám khi nào? Thay vì đợi khi có dấu hiệu, triệu chứng của bệnh mới bắt đầu đi khám, bạn nên đi sàng lọc, tầm soát thường xuyên định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.
Để không chờ đợi, xếp hàng khi khám tại Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec, các bạn hãy liên hệ tới số HOTLINE hoặc đặt lịch TẠI ĐÂY. Tải ngay trên app MyVinmec để đặt lịch, theo dõi lịch dễ dàng.