Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng ThS.BS Dương Văn Sỹ - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.
Chúng ta đều biết, trẻ sơ sinh trong khoảng 1 tháng tuổi cần phải ngủ khá nhiều. Điều này có lợi cho sự phát triển của não bộ và đây cũng là thời gian nghỉ ngơi cho cả mẹ. Tuy nhiên, quá trình cho bé ngủ vào ban ngày có thể khác với ban đêm. Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ hiểu những điều cơ bản về giấc ngủ trưa của trẻ sơ sinh.
1. Giấc ngủ trưa của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ kéo dài bao lâu?
Trẻ sơ sinh là đối tượng có giờ giấc ngủ rất thất thường. Đây là giai đoạn các chức năng trong cơ thể đều phát triển nhanh và mạnh mẽ, đặc biệt trong tháng đầu tiên, trẻ sơ sinh thường ngủ và thức dậy suốt ngày đêm, thời gian ngủ tương đối bằng nhau giữa các lần cho ăn. Vì vậy, phải mất một thời gian để trẻ sơ sinh lập trình cho mình một lịch trình ngủ. Ví dụ:
- Trẻ sơ sinh từ 4 tháng tuổi đến 1 năm: Sau thời kỳ sơ sinh, bé có thể sẽ ngủ ít nhất 2 lần/ngày - một lần vào buổi sáng và một lần vào đầu giờ chiều. Một số bé cũng cần một giấc ngủ ngắn vào buổi chiều muộn. Tuy nhiên, nhiều em bé ngủ tổng cộng ba hoặc nhiều giờ trong ngày;
- Trẻ từ 1 tuổi trở lên: Ở độ tuổi này, bé có thể sẽ ngủ trưa và chỉ ngủ trưa vào buổi chiều, thường trong khoảng thời gian từ hai đến ba giờ. Nguyên nhân là giai đoạn này, trẻ không còn thiếu ngủ nhiều nữa mà hoạt động nhiều hơn, khiến giấc ngủ trưa của bé bị rút ngắn lại. Trong quá trình chuyển đổi này, hãy cân nhắc việc di chuyển thời gian ngủ trưa và giờ đi ngủ của bé thêm nửa tiếng để giúp bé điều chỉnh. Hầu hết trẻ em tiếp tục ngủ trưa đến khi 3 tuổi.
Tuy nhiên, hãy nhớ rằng mỗi em bé sẽ có những lịch trình ngủ trưa khác nhau. Vì vậy, bố mẹ không nên ép trẻ ngủ trưa quá nhiều, mà hãy nhẹ nhàng khuyến khích, theo dõi và giúp bé có một lịch trình ngủ trưa hợp lý và khoa học.
Giấc ngủ trưa của trẻ sơ sinh phụ thuộc rất nhiều vào việc bé ngủ ngon như thế nào vào ban đêm. Một thực tế là có bé nhầm lẫn giữa ngủ ngày và đêm, tức là ngủ nhiều hơn vào ban ngày so với ban đêm. Để hạn chế tình trạng này, mẹ hãy hạn chế những giấc ngủ ngắn vào ban ngày - đặc biệt là những buổi chiều muộn - ở mức không quá ba hoặc bốn giờ mỗi lần. Nếu bé ngủ trưa quá lâu vào cuối ngày, điều đó có thể khiến bé khó ngủ hơn khi đi ngủ.
2. Làm thế nào nếu trẻ sơ sinh khó ngủ trưa?
Để giúp trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ trưa, cha mẹ có thể thực hiện một số cách sau:
- Môi trường xung quanh: Chọn cho trẻ một vị trí ngủ không có ánh sáng quá chói, hơi tối, yên tĩnh, mát mẻ và thoải mái để khuyến khích bé ngủ;
- Thời điểm cho trẻ ngủ: Bố mẹ lưu ý đặt bé nằm ngủ nhưng trong trạng thái tỉnh táo. Các dấu hiệu như sụp mí mắt, dụi mắt và quấy khóc cho thấy bé đang mệt mỏi và muốn đi ngủ. Nhưng nếu mẹ để tình trạng này quá lâu mà không cho trẻ đi ngủ, em bé càng trở nên mệt mỏi và quấy khóc, như vậy sẽ khiến trẻ khó ngủ hơn;
- Tránh bế khi cho bé ngủ: Đây có thể là cách duy nhất để em bé có thể ngủ. Nếu trẻ có thói quen ngủ trong vòng tay của mẹ sau khi ăn, mẹ hãy làm việc gì đó nhẹ nhàng ngay sau khi trẻ ăn - chẳng hạn như thay tã hoặc đọc một câu chuyện ngắn;
- Cho trẻ ngủ ở vị trí an toàn: Khi ngủ, trẻ nhỏ không tránh khỏi các hoạt động cựa người, lăn bên nọ bên kia, vì vậy bố mẹ hãy chọn một vị trí chắc chắn an toàn để bé ngủ như: mép trong của giường, cũi hay nôi với các vật dụng mềm như: chăn, gối,...
- Duy trì lịch ngủ trưa ổn định: Trẻ sẽ duy trì lâu dài thói quen ngủ trưa ngắn nếu được ngủ trưa mỗi ngày và vào cùng một thời điểm. Vì vậy, bố mẹ hãy giúp các bé duy trì thói quen này.
Đa số, trẻ sơ sinh sẽ khóc khi ngủ, nhưng hầu hết sẽ tự im lặng nếu để yên trong vài phút. Nếu tiếng khóc kéo dài hơn một vài phút, hãy kiểm tra lại mọi thứ xem trẻ có khó chịu ở đâu không và vỗ về trẻ. Nếu trẻ thức dậy ngay sau khi bạn đặt ngủ trưa, không gặp phải các vấn đề như bị ướt tã, đói hoặc ốm, mẹ hãy cố gắng kiên nhẫn và khuyến khích để trẻ tự ngủ. Bố mẹ có thể nhẹ nhàng vỗ nhẹ cho bé, mát-xa hoặc cho con bú trong một thời gian ngắn.
Ngoài ra, hãy nhớ rằng trẻ sơ sinh thường hoạt động trong khi ngủ - co giật tay và chân, mỉm cười, mút tay và nói chung là có vẻ bồn chồn. Rất dễ nhầm lẫn sự khuấy động của em bé là dấu hiệu cho thấy bé đang thức dậy hoặc cần ăn. Thay vì bế bé ngay lập tức, hãy đợi vài phút để xem bé có ngủ lại không.
Lưu ý: Một số trẻ sơ sinh và trẻ lớn trải qua các giai đoạn mà không chịu ngủ trưa. Nếu điều này xảy ra, hãy thử điều chỉnh giờ đi ngủ của bé, bằng cách làm cho giờ đi ngủ sớm hơn hoặc muộn hơn, đôi khi có thể giúp bé ngủ trưa tốt hơn trong ngày.
Giúp bé ngủ đủ giấc vào ban ngày không phải lúc nào cũng dễ dàng, vì vậy các mẹ không nên cảm thấy tồi tệ nếu một số ngày khó khăn hơn những ngày khác. Hãy nhớ nhìn và lắng nghe những dấu hiệu cho thấy bé mệt mỏi và cố gắng duy trì thói quen ngủ trưa phù hợp. Nếu bố mẹ có thắc mắc hoặc lo lắng về lịch trình ngủ trưa của bé, hãy nói chuyện với bác sĩ để nhận được lời khuyên.
Bên cạnh đó, cha mẹ còn cần bổ sung cho con các vi khoáng chất thiết yếu như kẽm, Lysine, crom,selen, vitamin B1, ... để đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Việc bổ sung các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể đồng thời áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé thường phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt. Vì vậy cha mẹ phải thực sự kiên trì đồng hành cùng con và thường xuyên truy cập website vinmec.com để cập nhật những thông tin chăm sóc cho bé hữu ích nhé.
Nguồn tham khảo: mayoclinic.org
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:
Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
- Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
- Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com
Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid
Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong