Gây tê ngoài màng cứng phẫu thuật cắt buồng trứng 2 bên

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Gây mê hồi sức - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Buồng trứng ở phụ nữ được biết đến với chức năng chủ yếu là sản sinh trứng và thực hiện chức năng nội tiết tạo ra các hormone sinh dục nữ. Do đó việc phẫu thuật cắt buồng trứng 2 bên cần được quyết định một cách cẩn trọng trong cả quá trình lựa chọn phương pháp vô cảm cũng như những biến chứng sau mổ.

1. Gây tê ngoài màng cứng trong phẫu thuật cắt buồng trứng hai bên là gì?

Mọi cuộc phẫu thuật dù lớn hay nhỏ đều cũng cần phương pháp vô cảm phù hợp, tương tự, với phẫu thuật cắt buồng trứng hai bên, nếu áp dụng gây tê để phẫu thuật và giảm đau sau mổ thì gây tê ngoài màng cứng hoặc gây tê tủy sống kết hợp gây tê ngoài màng cứng (CSE) thường hay được áp dụng. Gây tê khoang ngoài màng cứng là kỹ thuật gây tê vùng được thực hiện bằng cách tiêm thuốc tê (có hoặc không phối hợp với nhóm thuốc giảm đau Opioids) vào khoang ngoài màng cứng ở cột sống nhằm ức chế tạm thời dẫn truyền thần kinh theo phân đoạn tủy sống qua các rễ thần kinh giúp đáp ứng yêu cầu vô cảm để phẫu thuật và giảm đau sau mổ.

2. Chỉ định phẫu thuật cắt buồng trứng hai bên khi nào?

Cắt buồng trứng hai bên có thể được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • U nang buồng trứng: mà kích thước khối nang phát triển quá lớn, gây chèn ép lên các bộ phận xung quanh, có nguy cơ gây vỡ buồng trứng và gây xoắn buồng trứng quá mức. Cắt buồng trứng trong trường hợp này sẽ giúp đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người phụ nữ.
  • Hội chứng buồng trứng đa nang: gây cản trở sự phát triển của các nang bình thường trên buồng trứng, nếu các biện pháp điều trị nội khoa và chọc hút nang không hiệu quả, nang bị hoại tử có nguy cơ gây viêm nhiễm buồng trứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thì sẽ có chỉ định cắt buồng trứng.
  • Ung thư buồng trứng: điều trị bảo tồn của ung thư buồng trứng có thể là cắt một hoặc hai bên tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh.

Bệnh nhân mắc ung thư buồng trứng cần phải cắt hai bên buồng trứng
Bệnh nhân mắc ung thư buồng trứng cần phải cắt hai bên buồng trứng

3. Chỉ định gây tê ngoài màng cứng trong phẫu thuật cắt buồng trứng hai bên khi nào?

Gây tê ngoài màng cứng sẽ được chỉ định cho phẫu thuật cắt buồng trứng 2 bên và để giảm đau sau mổ. Các chống chỉ định có thể có của gây tê ngoài màng cứng trong phẫu thuật này gồm:

  • Bệnh nhân không đồng ý với phương pháp vô cảm;
  • Dị ứng thuốc tê;
  • Viêm nhiễm vùng chọc kim gây tê;
  • Thiếu khối lượng tuần hoàn chưa bù đủ, sốc;
  • Các rối loạn đông máu;
  • Dừng thuốc chống đông chưa đủ thời gian;
  • Hẹp van hai lá khít, van động mạch chủ khít;
  • Suy tim nặng mất bù.

4. Các tai biến có thể xảy ra do gây tê ngoài màng cứng

Các phương pháp vô cảm đều không thể hoàn toàn tránh khỏi những biến chứng có thể do khách quan, chủ quan, thuốc hoặc kỹ thuật. Gây tê ngoài màng cứng cũng vậy, các biến chứng có thể xảy ra khi gây tê khoang ngoài màng cứng gồm:

  • Thủng màng cứng;
  • Tê tủy sống toàn bộ do tiêm thuốc tê vào khoang dưới nhện;
  • Hạ huyết áp, mạch chậm;
  • Đau đầu;
  • Buồn nôn, nôn;
  • Bí tiểu;

Buồn nôn là một trong những tai biến của gây tê ngoài màng cứng
Buồn nôn là một trong những tai biến của gây tê ngoài màng cứng
  • Tụ máu, nhiễm trùng khoang ngoài màng cứng;
  • Tổn thương rễ thần kinh;
  • Hội chứng đuôi ngựa;
  • Viêm màng não tủy;
  • Áp xe khoang màng cứng.

Bệnh nhân sẽ được theo dõi các dấu hiệu sinh tồn, mức độ phong bế cảm giác và vận động cũng như các tác dụng không mong muốn của thuốc tê để có hướng xử trí các biến chứng kịp thời.

Với mục tiêu mang đến cho người bệnh những kỹ thuật y khoa tiên tiến nhất trên thế giới, hạn chế biến chứng và rủi ro có thể xảy ra do gây tê ngoài màng cứng để giảm đau sau mổ, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã triển khai áp dụng kỹ thuật gây tê mặt phẳng sống ESP. Đây là kỹ thuật giảm đau có thể thay thế hoàn toàn morphin giảm đau trong phẫu thuật tim hở và phẫu thuật lồng ngực ở cả người lớn và trẻ em với nhiều ưu điểm nổi bật:

  • Giúp giảm đau toàn diện, không biến chứng, rút ngắn thời gian hồi sức tích cực, loại trừ nguy cơ đau sau mổ và đau mãn tính trên 96% bệnh nhân mổ tim.
  • Không ảnh hưởng trực tiếp đến tủy sống và những cấu trúc giải phẫu của thần kinh
  • An toàn hơn do thực hiện dưới hướng dẫn siêu âm
  • Không có trường hợp phải thêm liều giảm đau morphin khi rạch da, cưa xương ức.
  • Giảm đáng kể liều thuốc giảm đau Sufentanil trong mổ.
  • Mức độ đau sau rút ống nội khí quản, khi vận động và khi rút ống dẫn lưu (VAS <3).
  • Không có biến chứng tụ máu, tụt huyết áp hay tê quá mức, ức chế hô hấp, ngộ độc thuốc tê.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe