Mài răng dán sứ là một phương pháp thẩm mỹ răng. Thông thường người có hàm răng kém thẩm mỹ hay xuống cấp đều nên mài răng làm sứ. Ê buốt sau khi mài răng là rào cản lớn khiến nhiều bệnh nhân e ngại với giải pháp nha khoa này. Dưới đây là một số nguyên nhân và giải pháp để giảm ê buốt sau khi mài răng dán sứ.
1. Nguyên nhân ê buốt sau khi mài răng dán sứ
Nguyên nhân dẫn đến ê buốt răng khi tiến hành mài răng thường không giống nhau. Có thể là do bác sĩ hoặc do bệnh nhân. Dù là nguyên nhân khách quan hay chủ quan thì chúng đều cần được lưu ý khắc phục để bảo đảm độ an toàn nhất cho chức năng hàm răng.
1.1 Nguyên nhân do bác sĩ
Tay nghề bác sĩ thường quyết định khá nhiều trong sự thành công của một ca chỉnh hình răng. Chính vì thế, bác sĩ mài sai tiêu chuẩn hoặc mài lệch răng đều có thể dẫn đến ê buốt sau khi làm mài răng. Nếu mài quá sâu hoặc lệch sẽ vô tình làm tủy và nướu răng bị tổn thương. Ngoài ê buốt thì bệnh nhân sẽ xuất hiện khó chịu kéo dài. Đồng thời, kỹ thuật mài cũng là bước đầu nếu không thực hiện tốt sẽ ảnh hưởng đến vấn đề cố định răng sứ và làm giảm chất lượng răng khiến bệnh nhân có nguy cơ sâu răng, viêm tủy, lung lay răng....
Bên cạnh tay nghề bác sĩ nha khoa cần yêu cầu độ chính xác thì trang thiết bị cũng có phần ảnh hưởng đến chất lượng hàm răng. Bệnh lý răng miệng rất dễ xảy ra nếu vật dụng y tế dùng làm răng không được vô trùng. Vì thế, bạn nên chọn cơ sở nha khoa đảm bảo được máy móc thiết bị và quy trình vệ sinh khép kín để tránh nhiễm trùng hay viêm nhiễm khi làm răng.
1.2 Nguyên nhân do người bệnh
Bệnh lý răng miệng cần có cả quá trình dài mới được phát hiện. Nếu cách chăm sóc răng của bệnh nhân không tốt sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm nha chu, tụt lợi ... Sự tổn hại đến răng sẽ làm sức khỏe răng miệng suy giảm đáng kể. Một thời gian dài không được chăm sóc tốt tổn thương lan đến tủy. Khi tủy răng bị tấn công cảm giác đau buốt sẽ rõ rệt hơn. Do vậy, dù mài răng dán sứ đảm bảo thì bạn vẫn có cảm giác ê buốt.
Việc ê buốt sau mài răng vẫn xuất hiện, tuy nhiên nó kéo dài bao lâu phụ thuộc vào độ nhạy cảm của răng. Tình trạng ê buốt kéo dài có thể do răng bạn khá nhạy cảm hoặc đồ ăn đang sử dụng có ảnh hưởng đến răng, ví dụ như đồ ngọt, đồ lạnh,....
2. Ê buốt sau khi mài răng cần phải làm gì?
Nếu tình trạng ê buốt răng miệng không thuyên giảm, bạn hãy thực hiện các giải pháp sau đây:
2.1. Súc miệng bằng nước muối
Đánh răng là một phương pháp vệ sinh răng miệng hiệu quả. Nhưng sau làm răng chúng ta rất khó vệ sinh bằng bàn chải. Nước muối loãng là dung dịch khử khuẩn khá tốt nên có thể tạm thời sử dụng trong vài ngày đầu. Súc miệng nước muối sẽ làm sạch dần vi khuẩn gây hại cho răng. Đồng thời, ion trong dung dịch nước muối có thể cân bằng môi trường miệng, giảm viêm tiêu sưng khá tốt.
Nước muối súc miệng nên sử dụng là natri clorid 0,9 %. Bạn cũng có thể tự pha nước muối ấm súc miệng theo tỷ lệ 250ml nước trắng và 1 thìa muối. Súc miệng nhiều lần mỗi ngày, cảm giác ê buốt răng sẽ giảm dần.
2.2. Dùng gel nha khoa
Gel nha khoa là một sản phẩm có thể giảm cơn ê buốt khi tình trạng tồi tệ hơn. Tuy nhiên, bên cạnh tác động đó bạn cũng cần có chế độ ăn uống phù hợp như tránh đồ cay nóng, thức uống có cồn để răng không bị kích thích. Sau khi mài răng, bác sĩ có thể kê đơn giảm đau hay yêu cầu chườm đá để giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
Ngoài ra, cần lưu ý bạn chỉ nên thực hiện mài răng khi cần thiết và được bác sĩ chỉ định. Bên cạnh đó, hãy lựa chọn cơ sở uy tín để thực hiện các phẫu thuật nha khoa và xây dựng chế độ dinh dưỡng giúp giảm ê buốt răng hiệu quả.
Tóm lại, mài răng làm răng sứ có thể nâng cao thẩm mỹ cho khuôn miệng. Tuy nhiên, khi tiến hành mài răng dán sứ bạn cần lưu ý những quy định nha khoa trước vào sau khi thực hiện. Đồng thời không lơ là trong quá trình chăm sóc răng miệng để tránh viêm sưng không đáng có.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.