Dư thừa vitamin E có sao không?

Mặc dù là một trong những loại vitamin thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trong cơ thể nhưng nếu vitamin E được nạp quá nhiều sẽ dẫn tới dư thừa và ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.

1. Vitamin E có tác dụng gì?

Vitamin E là 1 thuật ngữ để chỉ một số các hợp chất có nguồn gốc thiên nhiên và tổng hợp, trong đó tocopherol là nhóm chất quan trọng nhất, alpha tocopherol là hoạt chất có hoạt tính mạnh nhất, được phân bố rộng rãi trong tự nhiên và chủ yếu được sử dụng trong điều trị. Ngoài ra, beta, gamma và delta tocopherol là các chất khác của nhóm tocopherol, nhưng những chất này không dùng trong điều trị.

Vitamin E được biết đến rộng rãi như một chất chống oxy hoá, có tác dụng ngăn chặn sự oxy hóa các acid béo cao phân tử không bão hoà (các acid này là thành phần của màng tế bào, phospholipid và lipoprotein huyết tương) cũng như những chất nhạy cảm với oxy khác như vitamin C (acid ascorbic) và vitamin A.

Các gốc tự do được sinh ra do các quá trình phản ứng trong tế bào có khả năng gây tác hại cho màng tế bào, acid nucleic và protein, dẫn đến rối loạn chức năng và gây bệnh cho tế bào. Vitamin E có thể phản ứng với các gốc tự do, làm mất các gốc peroxyl (gốc peroxyl phản ứng với vitamin E nhanh gấp 1000 lần so với các acid béo cao phân tử không bão hoà). Trong quá trình thực hiện phản ứng, vitamin E không tạo thêm gốc tự do khác.

Nhờ có đặc tính chống oxy hóa nên đã có nhiều rất công trình nghiên cứu sử dụng vitamin E để làm giảm nhẹ chứng mất trí nhớ của bệnh Alzheimer sớm hoặc do lão hoá, bệnh thoái hoá hoàng điểm có liên quan đến tuổi tác, ung thư, xơ cứng động mạch, bệnh mạch vành, đục thuỷ tinh thể... nhưng đến nay vẫn chưa được chứng minh được hiệu quả rõ ràng. Vitamin E, nghiên cứu trên in vitro, còn có tác dụng ngăn chống tan hồng cầu do các chất oxy hoá và làm tăng đáp ứng miễn dịch ở những người cao tuổi khoẻ mạnh đồng thời làm giảm kết tập tiểu cầu.


Một trong những tác dụng của vitamin E đó chính là có thể giảm nhẹ triệu chứng của bệnh Alzheimer
Một trong những tác dụng của vitamin E đó chính là có thể giảm nhẹ triệu chứng của bệnh Alzheimer

2. Dư vitamin E có sao không?

thừa vitamin E là khi lượng vitamin E quá mức tích tụ trong cơ thể và gây ra các biến chứng về sức khỏe. Vitamin E là một loại vitamin tan trong dầu, có chức năng như một chất chống oxy hóa. Như đã đề cập ở trên, vitamin E giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, một số bệnh ung thư, các vấn đề về thị lực và rối loạn não.

Liều lượng bổ sung vitamin E hàng ngày là 15 mg. Các loại thực phẩm dưới đây rất giàu vitamin E:

  • Các loại dầu: Dầu hướng dương, dầu đậu nành, dầu mầm lúa mì, dầu ngô;
  • Các loại hạt: Hạt hạnh nhân, hướng dương, quả phỉ, bơ đậu phộng, đậu phộng;
  • Trái cây: Kiwi, xoài, cà chua;
  • Rau: Rau bina, bông cải xanh.

Do các vitamin tan trong dầu được dự trữ trong chất béo, chúng có thể tích tụ trong chất béo của cơ thể, đặc biệt nếu chúng ta đang dùng quá nhiều thông qua chế độ ăn uống hàng ngày hoặc thực phẩm chức năng.

Đối với vitamin E, giới hạn trên - hoặc hàm lượng lượng tối đa có thể tiêu thụ hàng ngày thông qua thực phẩm và chất bổ sung mà không có biến chứng - là 1.000 mg.


Nếu bổ sung quá 15mg vitamin E mỗi ngày sẽ gây tình trạng dư thừa vitamin E, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm
Nếu bổ sung quá 15mg vitamin E mỗi ngày sẽ gây tình trạng dư thừa vitamin E, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm

3. Tác dụng phụ và triệu chứng dư thừa vitamin E

Uống quá nhiều vitamin E có thể làm loãng máu và dẫn đến chảy máu, nguy cơ gây tử vong. Liều cao vitamin E cũng có thể cản trở quá trình đông máu, đây là cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể bạn chống lại việc chảy máu quá nhiều sau chấn thương.

thừa vitamin E cũng liên quan đến việc tăng nguy cơ đột quỵ do chảy máu trong não hoặc đột quỵ do xuất huyết.

Hơn nữa, kết quả từ một nghiên cứu cho thấy rằng hấp thụ quá nhiều vitamin E có liên quan đến nguy cơ tử vong cao hơn do bất kỳ nguyên nhân nào, nhưng vẫn cần nghiên cứu thêm để xác định chính xác khả năng này.

Do những nguy cơ nghiêm trọng tiềm ẩn này, chúng ta không nên bổ sung vitamin E liều quá lớn.

Tương tác thuốc tiềm năng:

  • Nếu được tiêu thụ ở mức bình thường, vitamin E hầu như không có tương tác thuốc.
  • Tuy nhiên, trường hợp dư thừa vitamin E, bổ sung vitamin E liều cao (hơn 300 mg mỗi ngày), vitamin E có thể tương tác với thuốc làm giảm nồng độ aspirinwarfarin trong máu.
  • Vitamin E cũng có tương tác với cyclosporine, một chất ức chế miễn dịch được sử dụng cho những bệnh nhân đã được cấy ghép nội tạng và tamoxifen, một loại thuốc kháng estrogen không steroid được sử dụng trong điều trị ung thư vú.

Nếu có bất kỳ lo lắng nào về các tương tác tiềm ẩn giữa vitamin E và thuốc hiện đang sử dụng, chúng ta nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn và điều chỉnh kịp thời.


Nguy cơ đột quỵ có thể tăng khi cơ thể dư thừa vitamin E
Nguy cơ đột quỵ có thể tăng khi cơ thể dư thừa vitamin E

4. Xử trí và phòng ngừa dư thừa vitamin E

Nếu được xác định dư thừa vitamin E, chúng ta cần ngừng sử dụng các chất bổ sung vitamin E, với các biến chứng nghiêm trọng hơn có thể cần can thiệp y tế.

Cách tốt nhất để ngăn ngừa dư thừa vitamin E là duy trì lượng vitamin E hàng ngày - cả từ thực phẩm bổ sung và thực phẩm dùng trong chế độ ăn hàng ngày - dưới mức 1.000 mg. Dư thừa hay quá liều vitamin E khó có thể xảy ra khi chỉ ăn thực phẩm giàu vitamin E.

Điều đó chứng tỏ rằng, các chất bổ sung vitamin E có thể tương tác và ảnh hưởng đến nồng độ thuốc dùng cùng khi dùng vượt quá 300 mg mỗi ngày và một nghiên cứu đã ghi nhận sự gia tăng nguy cơ đột quỵ ở những người dùng 180 mg mỗi ngày.

Liều hàng ngày được khuyến cáo bổ sung ở vitamin E là 15mg. Nếu bạn đang sử dụng liều cao hơn mức khuyến cáo thì cần được bác sĩ tư vấn.

Ngoài ra, hãy đảm bảo rằng các chất bổ sung này được bảo quản ở nơi an toàn, ngoài tầm với của trẻ em. Vì vitamin E là vitamin tan trong dầu nên làm tăng nguy cơ nhiễm độc và biến chứng ở trẻ em.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe