Dinh dưỡng cho bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư vú

Chăm sóc chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân sau mổ ung thư vú cũng rất quan trọng, nó ảnh hưởng rất lớn đến sự hồi phục của người bệnh. Chính vì vậy, việc “phẫu thuật ung thư vú ăn gì” là vấn đề cần phải được quan tâm.

1. Vai trò quan trọng của dinh dưỡng sau phẫu thuật ung thư vú

Sau bất kỳ cuộc phẫu thuật nào, bệnh nhân cũng cần phải được chăm sóc đặc biệt. Mổ ung thư vú cũng không ngoại lệ, sau khi phẫu thuật cơ thể của người bệnh vẫn còn rất yếu. Vậy nên, một chế độ chăm sóc dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp quá trình hồi phục nhanh hơn.

Để giảm thiểu các biến chứng sau phẫu thuật ung thư vú, bệnh nhân cần có một chế độ dinh dưỡng thật tốt, giúp cho sức khỏe hồi phục nhanh chóng và tránh được các tác động về sau.


Sau phẫu thuật ung thư vú ăn gì là vấn đề cần phải được quan tâm.
Sau phẫu thuật ung thư vú ăn gì là vấn đề cần phải được quan tâm.

2. Phẫu thuật ung thư vú ăn gì?

Ăn gì sau phẫu thuật ung thư vú” là vấn đề cần được quan tâm, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hồi phục của bệnh nhân. Trong quá trình mổ ung thư vú, bệnh nhân có thể mất nhiều máu, cơ thể suy kiệt trầm trọng, mất dịch thể, vết mổ đau và có thể mưng mủ hoặc để lại sẹo. Vì thế, giải pháp dinh dưỡng cho người bệnh sau phẫu thuật cần phải áp dụng và thực hiện ngay.

Khi thực hiện mổ ung thư vú mà bệnh nhân vẫn chưa tỉnh lại thì không thể đưa thức ăn trực tiếp vào cơ thể được. Vậy nên, bác sĩ sẽ truyền các chất dinh dưỡng vào cơ thể qua đường tĩnh mạch.

Sau khi tỉnh lại, người bệnh sẽ được chăm sóc dinh dưỡng đặc biệt, giúp cơ thể nhanh hồi phục và vết mổ mau lành hơn. Những loại thực phẩm chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần sau khi mổ ung thư vú đó là:

  • Thực phẩm giàu protein nhưng chứa ít chất béo như: Thịt bò, trứng, sữa, thịt gà, cá, pho mát,... Đây đều là những chất dinh dưỡng để bù đắp năng lượng bị thiếu hụt trong quá trình phẫu thuật, giúp làm lành vết mổ và chống nhiễm trùng.
  • Thực phẩm giàu sắt như: Thịt cừu, thịt dê, thịt bò, gan,...
  • Thực phẩm giàu vitamin A gồm: Cà rốt, cà chua, bí đỏ, lòng đỏ trứng, đu đủ,...
  • Thực phẩm giàu vitamin C như: Cam, quýt, bưởi, dứa, rau ngót, ...
  • Bổ sung selen bằng các loại cá biển, cà chua, nghêu, sò,...
  • Thực phẩm chứa chất chống oxy hóa sẽ giúp bảo vệ tế bào và ngăn chặn ung thư: Các loại rau xanh, gan, việt quất, cà rốt và nhiều loại trái cây khác.
  • Cung cấp beta-carotene cho cơ thể, chất này thường được tìm thấy trong: Cà rốt, đu đủ, khoai lang, bí đỏ và trái cây có màu cam. Theo nhiều nghiên cứu, beta-carotene có khả năng giảm thiểu nguy cơ tử vong do ung thư vú.
  • Tăng cường lycopene: Chất này sẽ giúp ngăn chặn lại sự tái phát của ung thư vú.
  • Bổ sung các loại hạt, đậu nành, ngũ cốc: Đây đều là loại thực phẩm có chứa estrogen, giúp cơ thể chống lại các tế bào gây ung thư vú.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên lắng nghe ý kiến từ chuyên gia y tế để biết được loại thực phẩm nào không nên ăn sau khi phẫu thuật ung thư vú. Tránh ảnh hưởng tới sự hồi phục và xảy ra các vấn đề đối với cơ thể.

Thời gian này, người bệnh chỉ nên ăn khoảng 300g thịt bò trong một tuần. Nên hạn chế sử dụng đồ uống chứa cồn, các loại thực phẩm chế biến sẵn như thịt nguội, xúc xích, thịt hun khói, thịt xông khói. Không nên ăn thực phẩm ướp muối mặn, lên men như dưa muối chua, cà muối. Các loại thực phẩm chế biến ở nhiệt độ cao như đồ chiên rán nhiều lần, chứa nhiều dầu mỡ hay đồ nướng trên nhiệt độ cao đều phải hạn chế tiêu thụ.


Sau phẫu thuật ung thư vú ăn gì để cơ thể nhanh hồi phục là câu hỏi của nhiều người
Sau phẫu thuật ung thư vú ăn gì để cơ thể nhanh hồi phục là câu hỏi của nhiều người

3. Chế độ dinh dưỡng dành để tham khảo cho bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư vú

Bệnh nhân sau mổ ung thư vú cần phải xây dựng ngay một thực đơn dinh dưỡng để bổ sung dưỡng chất dần dần, tăng tốc độ hồi phục sức khỏe. Sau đây là chế độ dinh dưỡng cho người bệnh:

  • Từ 12 – 24 giờ sau phẫu thuật: Nên cho bệnh nhân ăn sớm sau khi tỉnh lại, bắt đầu khởi động ruột bằng cháo loãng, sữa hoặc nước ép trái cây. Cho bệnh nhân ăn từ 50 – 100ml mỗi lần và 4 – 6 lần/ngày. Kết hợp với truyền qua tĩnh mạch.
  • Từ 24 – 48 giờ sau khi phẫu thuật xong: Khẩu phần ăn lúc này sẽ tăng dần, năng lượng và protein (khoảng 500kcal và 30 gam protein) ưu tiên chế độ ăn thức ăn nhẹ, mềm, lỏng (như cháo, phở, bún, miến, soup,...). Bổ sung thêm các bữa phụ bằng hoa quả tươi hoặc nước ép hoa quả nguyên chất, sữa, bánh quy, sữa chua. Đồ ăn nên chế biến ở dạng mềm nhuyễn, hầm nhừ.
  • Kể từ ngày thứ tư trở đi, chế độ dinh dưỡng cần phải cung cấp đầy đủ lượng calo và protein để thể trạng nhanh khỏe lại, tăng nhanh tốc độ hồi phục sau mổ. Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu năng lượng và dễ hấp thu như thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, hải sản... Hãy ăn nhiều loại rau củ quả để tăng cường chất chống oxy hóa.

Hy vọng với những lời khuyên ở trên sẽ giúp cho người bệnh giải đáp được thắc mắc "ăn gì sau phẫu thuật ung thư vú". Mặc dù, chế độ dinh dưỡng rất quan trọng, nhưng việc luyện tập thể dục thể thao cũng sẽ mang lại lợi ích đáng kể cho bệnh nhân. Hãy luôn giữ được tâm trạng thoải mái, tinh thần lạc quan và kết hợp với sự hướng dẫn từ bác sĩ để giúp cơ thể hồi phục nhanh nhất có thể.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe