Điều trị sỏi tiết niệu không xâm lấn tán sỏi ngoài cơ thể và những điều cần biết

1. Sỏi tiết niệu là gì?


Khái niệm về sỏi tiết niệu
Khái niệm về sỏi tiết niệu

Sỏi tiết niệu là các phân tử rắn nằm trong hệ tiết niệu. Trong khi đó, hệ tiết niệu gồm có các bộ phận như hai thận, bàng quang, niệu đạo và hai niệu quản hai bên. Dù sỏi nằm ở vị trí nào cũng là mắc sỏi tiết niệu. Do đó, sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi niệu quản, sỏi niệu đạo đều là sỏi tiết niệu. Người mắc bệnh này thường có biểu hiện là đau, đái ra máu, nôn ói, buồn nôn, thậm chí là sốt, rét rung bởi nhiễm trùng thứ phát.

2. Điều trị sỏi tiết niệu không xâm lấn tán sỏi ngoài cơ thể là gì?

Sỏi tiết niệu và cách điều trị thế nào? Hiện nay, phương pháp chữa sỏi thận, tiết niệu có rất nhiều như tán sỏi ngoài cơ thể, qua da, nội soi niệu quản, phẫu thuật.... Tùy vào từng loại sỏi mà có cách chữa khác nhau.


Cách điều trị tán sỏi ngoài cơ thể
Cách điều trị tán sỏi ngoài cơ thể

Trong đó, tán sỏi ngoài cơ thể là phương pháp dùng sóng xung kích hội tụ xuyên qua da để tới vị trí có sỏi làm phá vỡ sỏi. Cách điều trị này không xâm lấn nên người bệnh sẽ không phải chịu tác động từ dao kéo. Sau khi tán sỏi, mảnh sỏi bị vỡ sẽ bắt đầu thoát ra ngoài cơ thể bằng đường tiểu tự nhiên trong thời gian 1 – 2 tuần.

3. Đối tượng nào nên và không nên điều trị sỏi tiết niệu không xâm lấn tán sỏi ngoài cơ thể?


Khi nào được chỉ định điều trị tán sỏi ngoài cơ thể
Khi nào được chỉ định điều trị tán sỏi ngoài cơ thể

Tùy vào từng loại sỏi, kích thước cũng như sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị tán sỏi ngoài cơ thể.

Trường hợp được áp dụng tán sỏi ngoài cơ thể

  • Người có sỏi thận nhỏ hơn 2cm hoặc sỏi niệu quản nhỏ hơn 1,5cm.
  • Tán được sỏi nằm vị trí niệu quản đoạn 1/3 phía trên.
  • Tán sỏi nằm trên bể thận.
  • Dành cho người bệnh bị sỏi thận dưới 3 viên.
  • Người bệnh tái phát sỏi sau khi phẫu thuật.

Trường hợp chống chỉ định tán sỏi ngoài cơ thể

  • Phụ nữ đang có thai.
  • Người mắc bệnh lý nền như tai biến, não, thận, tim....
  • Người rối loạn đông máu, dùng thuốc chống đông máu.
  • Người có đường tiết niệu bị tắc nghẽn hoặc bị nhiễm trùng. Nhưng nếu điều trị khỏi có thể sử dụng cách điều trị trên.
  • Người mắc bệnh truyền nhiễm.

4. Các biến chứng có thể gặp khi điều trị sỏi tiết niệu không xâm lấn tán sỏi ngoài cơ thể


Biến chứng có thể gặp phải như tiểu ra máu, nhiễm trùng đường tiểu... khi tán sỏi ngoài cơ thể
Biến chứng có thể gặp phải như tiểu ra máu, nhiễm trùng đường tiểu... khi tán sỏi ngoài cơ thể

Tán sỏi ngoài cơ thể có ảnh hưởng gì không? Đây là phương pháp dùng sóng xung kích để làm vỡ sỏi nên biến chứng sau khi điều trị có thể xảy ra rất thấp. Tuy nhiên, không phải là không có. Do đó, các bạn cùng tham khảo để đề phòng:

  • Cảm thấy đau các tạng ở trong ổ bụng.
  • Tiểu ra máu.
  • Dưới bao thận bị tụ máu.
  • Đường tiểu bị nhiễm trùng.
  • Nặng hơn có thể vỡ nách, gan, thận.

Tuy nhiên, các biến chứng này xuất hiện hay không đều phụ thuộc vào tay nghề bác sĩ điều trị và máy móc. Do đó, người bệnh nên chọn cơ sở uy tín để thực hiện, đảm bảo an toàn trong điều trị.

5. Cách phòng tái phát sau khi điều trị sỏi tiết niệu không xâm lấn


Để tránh tái phát sỏi tiết niệu, bạn nên uống nhiều nước, ăn rau xanh...
Để tránh tái phát sỏi tiết niệu, bạn nên uống nhiều nước, ăn rau xanh...

Khác với nhiều bệnh, điều trị sỏi tiết niệu xong thường dễ tái phát, hình thành lại. Tuy nhiên, nếu như bạn duy trì được thói quen ăn uống, chế độ tập luyện khoa học này, khả năng tái phát bệnh sẽ thấp:

  • Uống nhiều nước.
  • Không nên nhịn đi tiểu.
  • Nạp các thực phẩm như trái cây, rau xanh để chống tạo sỏi.
  • Dùng thuốc theo đúng đơn của bác sĩ.
  • Tránh va chạm tới vùng da, cơ thể vừa mới làm tán sỏi ngoài da.
  • Nhớ lịch hẹn tái khám.

Điều trị sỏi tiết niệu không xâm lấn tán sỏi ngoài cơ thể là một trong những phương pháp hiện đại mang đến kết quả tốt, an toàn bậc nhất. Nhưng không phải người bệnh nào cũng chữa theo cách này. Do đó, các bạn nên thăm khám và nhờ bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Liên hệ tới HOTLINE hoặc đặt lịch TẠI ĐÂY/ qua ứng dụng MyVinmec để đăng ký lịch khám bệnh dễ dàng, nhanh chóng mà không cần phải xếp hàng khi đi khám. Bên cạnh đó, thông qua ứng dụng, bạn dễ dàng quản lý được lịch.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe