Điều trị hội chứng gan thận cấp trong hồi sức

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Lê Đức Hoàng - Bác sĩ Hồi sức cấp cứu - Khoa Hồi sức Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác sĩ đã có nhiều kinh nghiệm trong điều trị Hồi sức – Cấp cứu người lớn.

Hội chứng gan mật cấp là tình trạng cực kỳ nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Đây là một dạng của suy thận tiến triển gặp ở người có tổn thương gan nặng, thường gặp nhất là do xơ gan. Khi thận ngừng hoạt động, độc tố bắt đầu tích tụ trong cơ thể và cuối cùng dẫn đến suy gan.

1. Triệu chứng của hội chứng gan mật cấp

Các triệu chứng của hội chứng gan mật cấp (tên tiếng Anh là Hepatorenal Syndrome và viết tắt là HRS) nên được điều trị như một cấp cứu y tế. Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào được liệt kê dưới đây, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc đến cơ sở Y tế ngay lập tức. Các triệu chứng phổ biến của HRS bao gồm:

  • Lú lẫn
  • Mê sảng
  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Mất trí nhớ
  • Tăng cân
  • Vàng da và vàng mắt
  • Lượng nước tiểu giảm
  • Nước tiểu màu sẫm
  • Bụng to

Có hai loại HRS. HRS loại 1 có suy thận nhanh và sản xuất quá nhiều creatinine. HRS loại 2 có tổn thương thận dần dần, tiến triển chậm hơn và các triệu chứng khó phát hiện hơn.

HRS là bệnh lý cực kỳ nghiêm hủy và phần lớn người bệnh đều tử vong. Theo một nghiên cứu trên Tạp chí Sinh hóa lâm sàng, những người có HRS loại 1 có thời gian sống trung bình là hai tuần và sẽ chết trong vòng 8 đến 10 tuần, trừ khi người bệnh được ghép gan sớm. Thời gian sống trung bình cho loại 2 là khoảng sáu tháng.


Phần lớn bệnh nhân mắc HRS đều tử vong
Phần lớn bệnh nhân mắc HRS đều tử vong

2. Nguyên nhân của hội chứng gan thận cấp

HRS là một trong những biến chứng của bệnh gan và thường gặp nhất là xơ gan. Nếu bạn bị xơ gan, một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc HRS, bao gồm:

3. Chẩn đoán hội chứng gan thận cấp

Nếu bác sĩ nghi ngờ người bệnh có hội chứng gan thận cấp khi tới cơ sở Y tế để cấp cứu, bác sĩ sẽ tìm các dấu hiệu của HRS như:

  • Mô vú bị sưng
  • Vết loét trên da
  • Chất lỏng tích tụ trong bụng
  • Vàng da do dư thừa của bilirubin trong máu
  • Mệt mỏi
  • Đau bụng
  • Khó chịu
  • Lách to
  • Suy giảm tạm thời của chức năng não (lú lẫn và/hoặc mất trí nhớ) liên quan đến bệnh não gan

Không có xét nghiệm cụ thể nào khẳng định HRS. Vì vậy, bệnh lý này chỉ được chẩn đoán bằng cách loại trừ các nguyên nhân khác gây suy thận cấp ở người bệnh mắc bệnh gan tiến triển.

Các bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá lâm sàng kỹ lưỡng, tiền sử bệnh tật chi tiết và chỉ định thực hiện các xét nghiệm khác nhau. Bằng cách này, bác sĩ sẽ xác định liệu người bệnh có các bệnh lý khác hay không như suy gan tiến triển kèm tăng huyết áp và loại trừ các nguyên nhân khác cũng gây suy thận, như:

  • Bệnh lý ở đường tiết niệu hoặc ở thận
  • Nhiễm khuẩn
  • Sốc do giảm đột ngột lưu lượng máu trong cơ thể
  • Một số thuốc điều trị bệnh lý đang sử dụng có ảnh hưởng đến chức năng thận hay còn gọi là thuốc gây độc cho thận
  • Sử dụng quá liều thuốc lợi tiểu

Một trong những xét nghiệm được sử dụng để chẩn đoán HRS là xét nghiệm creatinine huyết thanh. Xét nghiệm này phản ánh mức độ hoạt động của thận. Một trong những dấu hiệu của HRS là nồng độ creatinine trong máu cao bất thường.


Xét nghiệm Creatinine giúp chẩn đoán mức độ hoạt động của thận
Xét nghiệm Creatinine giúp chẩn đoán mức độ hoạt động của thận

4. Xử trí hội chứng gan thận cấp trong cấp cứu

Ghép gan là phương pháp điều trị tốt nhất cho người bệnh có HRS nhưng có thể không phải là một lựa chọn cho những người mắc HRS loại 1 do có thể trạng quá ốm yếu cho ca đại phẫu thuật. Những người không đủ điều kiện để cấy ghép hoặc chờ có người hiến tặng sẽ được điều trị bằng phương pháp chạy thận nhân tạo hoặc sử dụng thuốc để cải thiện lưu lượng máu đến thận.

Người bệnh HRS cũng được khuyên nên tránh dùng thuốc lợi tiểu do có thể làm suy giảm chức năng thận hoặc điều trị kịp thời tình trạng nhiễm trùng và duy trì cân bằng điện giải. Các chất điện giải chính trong cơ thể bao gồm natri, kali, canxi, magie, phốt phát và clorua. Bác sĩ sẽ xác định mức độ điện giải trong cơ thể bằng một vài xét nghiệm và lên phương án điều trị để giải quyết tình trạng mất cân bằng điện giải.

Trong một số trường hợp, người bệnh HRS cần phải ghép cả thận và gan là phương án tốt nhất. Nhưng ngay cả sau khi ghép gan thành công, các vấn đề về thận vẫn có thể tồn tại, đôi khi vẫn cần phải lọc máu. Lọc máu là phương pháp điều trị giúp loại bỏ chất thải, muối và nước thừa ra khỏi cơ thể và các chức năng khác mà bình thường được thực hiện bởi thận khỏe mạnh.

Các lựa chọn khác cho những người không thể ghép tạng hoặc đang chờ đợi để được ghép, bao gồm:

  • Thuốc co mạch làm tăng huyết áp trong trường hợp huyết áp quá thấp
  • Sử dụng Albumin để cải thiện chức năng thận

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: healthline.com, liverfoundation.org

XEM THÊM:

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe