Dấu hiệu của sự thiếu hụt Choline trong cơ thể

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Đỗ Văn Mạnh - Bác sĩ Hồi sức cấp cứu - Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Choline được thừa nhận là một chất dinh dưỡng bắt buộc vào năm 1998. Mặc dù cơ thể có thể tạo ra chúng nhưng không đủ, do đó, chúng ta vẫn cần bổ sung choline từ chế độ ăn uống để tránh bị thiếu hụt.

1. Choline là gì?

Choline là một chất dinh dưỡng thiết yếu, cần thiết cho hoạt động bình thường của cơ thể. Mặc dù gan có thể tạo ra một lượng nhỏ nhưng chưa đủ nên chúng ta phải bổ sung thông qua chế độ ăn uống của mình.

Choline là một hợp chất hữu cơ có thể tan trong nước đây không phải là vitamin cũng không phải là khoáng chất. Tuy nhiên, nó thường được xếp vào nhóm phức hợp vitamin B do những điểm tương đồng với nhóm vitamin nhóm B. Thực tế cho thấy, choline hỗ trợ nhiều chức năng quan trọng của cơ thể, bao gồm:

  • Duy trì tế bào: Cơ thể sử dụng choline để sản xuất chất béo tạo nên màng tế bào.
  • Tổng hợp DNA: Choline cùng với các chất dinh dưỡng khác như folate và vitamin B-12 có tác động đến biểu hiện gen trong cơ thể
  • Chuyển hóa: Choline giúp chuyển hóa chất béo.
  • Hoạt động của hệ thần kinh: Cơ thể chuyển đổi choline thành chất dẫn truyền thần kinh ảnh hưởng đến thần kinh và đóng vai trò điều chỉnh các chức năng tự động của cơ thể, chẳng hạn như nhịp thở và nhịp tim.

Choline tồn tại dưới dạng phân tử tan trong nước và tan trong chất béo. Cơ thể vận chuyển và hấp thụ choline khác nhau tùy thuộc vào dạng của nó. Các phân tử choline hòa tan trong nước sẽ đi đến gan, nơi cơ thể chuyển hóa chúng thành một loại chất béo gọi là lecithin. Choline tan trong chất béo thường đến từ các nguồn thực phẩm, vì vậy cơ thể sẽ hấp thụ nó trong đường tiêu hóa.


Choline là một chất dinh dưỡng thiết yếu, cần thiết cho hoạt động bình thường của cơ thể
Choline là một chất dinh dưỡng thiết yếu, cần thiết cho hoạt động bình thường của cơ thể

2. Bạn cần bao nhiêu choline?

Viện Y học đã đưa ra một lượng tiêu thụ yêu cầu đủ cho hầu hết những người khỏe mạnh, giúp họ tránh những hậu quả tiêu cực do thiếu hụt, chẳng hạn nhưtổn thương gan. Tuy nhiên, lượng yêu cầu còn tùy theo cấu tạo gen và giới tính của từng người. Ngoài ra, việc xác định lượng choline là rất khó vì sự hiện diện của chất này trong các loại thực phẩm không giống nhau. Dưới đây là lượng được đề xuất của choline theo các nhóm tuổi khác nhau

  • 0–6 tháng: 125 mg mỗi ngày
  • 7-12 tháng: 150 mg mỗi ngày
  • 1–3 tuổi: 200 mg mỗi ngày
  • 4–8 tuổi: 250 mg mỗi ngày
  • 9–13 tuổi: 375 mg mỗi ngày
  • 14–19 tuổi: 400mg mỗi ngày cho phụ nữ và 550 mg mỗi ngày cho nam giới
  • Phụ nữ trưởng thành: 425 mg mỗi ngày
  • Đàn ông trưởng thành: 550 mg mỗi ngày
  • Phụ nữ cho con bú: lượng khuyến nghị là 550mg mỗi ngày
  • Phụ nữ có thai: 930 mg mỗi ngày

3. Tác hại của việc thiếu hụt choline

Thiếu choline không tốt, đặc biệt có thể gây hại cho gan. Một nghiên cứu nhỏ ở 57 người trưởng thành cho thấy 77% nam giới, 80% phụ nữ sau mãn kinh và 44% phụ nữ tiền mãn kinh bị tổn thương gan hoặc cơ sau khi thực hiện chế độ ăn thiếu choline. Một nghiên cứu khác lưu ý rằng, 73% phụ nữ sau mãn kinh bị tổn thương gan hoặc cơ nếu bị thiếu hụt choline. Tuy nhiên, những triệu chứng này có thể biến mất khi lượng choline được cung cấp đầy đủ.

Choline đặc biệt quan trọng trong thời kỳ mang thai và thiếu hụt choline có thể làm tăng nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Ngoài ra, thiếu hụt choline cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng thai kỳ khác, bao gồm tiền sản giật, sinh non và sinh con nhẹ cân.

Thiếu choline cũng có thể góp phần gây ra các tình trạng sức khỏe sau:


Choline là một chất dinh dưỡng thiết yếu điều chỉnh các chức năng quan trọng của cơ thể,
Choline là một chất dinh dưỡng thiết yếu điều chỉnh các chức năng quan trọng của cơ thể,

4. Đối tượng có nguy cơ thiếu hụt choline

Mặc dù tình trạng thiếu choline là rất hiếm, nhưng đặc biệt gia tăng ở một số nhóm người nhất định như sau:

  • Vận động viên cần sức bền: Mức độ choline giảm trong các bài tập sức bền dài, ví dụ như chạy marathon.
  • Người uống nhiều rượu: Rượu có thể làm tăng nhu cầu choline và nguy cơ thiếu hụt tăng cao, đặc biệt là khi lượng tiêu thụ thấp.
  • Phụ nữ sau mãn kinh: Hormone Estrogen có vai trò giúp sản xuất choline trong cơ thể. Nhưng ở độ tuổi mãn kinh, mức độ estrogen có xu hướng giảm mạnh nên họ có thể có nguy cơ bị thiếu hụt choline nhiều hơn.
  • Phụ nữ mang thai: Nhu cầu choline tăng lên trong thai kỳ do thai nhi cần choline để phát triển.

Choline là một chất dinh dưỡng thiết yếu điều chỉnh các chức năng quan trọng của cơ thể, chẳng hạn như hình thành màng tế bào và hỗ trợ giao tiếp giữa các tế bào thần kinh. Cơ thể không tự sản xuất đủ choline, vì vậy mọi người cần phải lấy từ các nguồn thực phẩm, chẳng hạn như thịt, trứng và rau.


Choline có thể cải thiện trí nhớ, nhận thức và giảm nguy cơ đột quỵ
Choline có thể cải thiện trí nhớ, nhận thức và giảm nguy cơ đột quỵ

Các nghiên cứu khoa học hiện nay cho thấy choline có thể cải thiện trí nhớ, nhận thức và giảm nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Choline hỗ trợ sự phát triển và tăng trưởng trí não ở trẻ sơ sinh. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng choline có thể làm giảm nguy cơ tiền sản giật và các dị tật bẩm sinh.

Mặc dù lượng choline được khuyến nghị là tương đối thấp (125–550 mg mỗi ngày), nhưng hầu hết mọi người không nhận đủ. Thiếu choline có thể gây ra bệnh về cơ và gan, đồng thời góp phần gây ra bệnh tim mạch, sa sút trí tuệ và các bất thường về ống thần kinh ở trẻ sơ sinh.

Có thể thấy choline giữ một vai trò vô cùng quan trọng với sự phát triển cơ thể, dù ở bất kỳ độ tuổi nào chúng ta cũng cần có lượng choline phù hợp để tránh gây ra các biến chứng và ảnh hưởng tới sức khỏe về lâu dài.

Tuy nhiên khi muốn bổ sung choline dưới dạng thực phẩm chức năng, nguồn thực phẩm hay muốn biết thiếu cholin ăn gì dấu hiệu thiếu cholin, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn để tránh dung nạp nhiều gây ra thừa choline.

Nếu cần tư vấn về một chế độ dinh dưỡng hoàn chỉnh, khách hàng có thể tới Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để được khám sức khỏe tổng quát và lắng nghe những chia sẻ từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: medicalnewstoday.com - healthline.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe