Dấu hiệu của các vấn đề về tim khi tập thể dục

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Cao Thanh Tâm - Bác sĩ Nội tim mạch - Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Tập thể dục có thể xem là một cách thức hữu hiệu để duy trì sức khỏe tổng thể nói chung và sức khỏe tim mạch nói riêng. Tuy nhiên, nếu tập thiếu khoa học và không tìm hiểu về các vấn đề bệnh lý liên quan thì có thể gây ra tác dụng ngược lại.

1. Ảnh hưởng của lối sống đến sức khỏe tim mạch

Lối sống lười vận động là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây ra các bệnh tim mạch. Theo Liên đoàn Tim mạch Thế giới, không tập thể dục có thể làm tăng 50% nguy cơ mắc bệnh tim, các yếu tố rủi ro khác bao gồm:

Giảm các yếu tố nguy cơ này có thể làm giảm nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ.

Hiện nay, duy trì lối sống có vận động là một cách tuyệt vời để giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Tập thể dục nhịp điệu thường xuyên, chẳng hạn như đi bộ đã được chứng minh là cải thiện sức khỏe tim mạch. Nó thậm chí có thể đảo ngược một số yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch bằng cách giúp giảm cân và giảm huyết áp. Tuy nhiên, tập thể dục đôi khi có thể làm tăng nguy cơ bị đau tim, đặc biệt là ở những người bị bệnh tim và không theo dõi tiến triển của bệnh đúng cách.

2. Tại sao bạn nên đề phòng đau tim khi tập thể dục?

Tập thể dục là một trong những thói quen rất quan trọng trong việc giúp ngăn ngừa bệnh tim. Nó thường an toàn cho hầu hết mọi người, nhưng bạn nên đề phòng, đặc biệt là trong trường hợp bác sĩ đã thông báo bạn có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim, gần đây bạn đã trải qua một cơn đau tim hoặc các vấn đề về tim khác...

Để đảm bảo an toàn, những người bị bệnh tim hầu như luôn được đánh giá trước khi tập thể dục. Một số người bị bệnh tim có thể không phù hợp với việc tập một số loại hình thể dục. Nếu bạn còn bỡ ngỡ và cảm thấy chưa quen thuộc với việc tập thì có thể bắt đầu từ từ để tránh các tác động xấu và quá sức. Hãy trao đổi với bác sĩ trước khi bắt đầu một chương trình tập thể dục mới. Để đảm bảo an toàn, bạn cũng nên cân nhắc đến việc bắt đầu tập thể dục dưới sự giám sát y tế.

Nếu bất chấp những biện pháp phòng ngừa này, bác sĩ có thể khó dự đoán các vấn đề sức khỏe mà bạn có thể gặp phải khi tập thể dục. Vì vậy, để an toàn, hãy tự làm quen với các triệu chứng có thể gợi ý cho các biến chứng có hại. Nhận thức được một số dấu hiệu cảnh báo điển hình của một vấn đề liên quan đến tim có thể là cứu cánh cho bạn để tránh nguy hiểm cho bản thân.


Tập thể dục là một trong những thói quen rất quan trọng trong việc giúp ngăn ngừa bệnh tim
Tập thể dục là một trong những thói quen rất quan trọng trong việc giúp ngăn ngừa bệnh tim

3. Dấu hiệu của các vấn đề về bệnh tim

Ngay cả khi bạn đã từng bị đau tim trước đó thì vẫn có thể xảy ra các triệu chứng hoàn toàn khác. Bạn nên liên hệ với cơ sở chăm sóc y tế ngay lập tức khi gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

3.1 Khó chịu ở ngực

Nhiều người cho rằng cơn đau thắt ngực đột ngột và dữ dội hơn cơn đau tim. Trên thực tế, một số cơn đau tim có thể bắt đầu theo cách này, nhưng một số khác lại không. Nhiều người bắt đầu với cảm giác khó chịu nhẹ, bị ép chặt hoặc căng tức ở giữa ngực. Cơn đau có thể diễn ra nhẹ nhàng và biến mất, vì vậy rất khó để phân biệt được điều gì là bất bình thường. Để an toàn, bạn nên ngừng tập thể dục và tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu triệu chứng này kéo dài hơn vài phút.

3.2 Hụt hơi

Cảm giác khó thở bất ngờ kèm theo các dấu hiệu như đau tức ngực khi hoạt động có thể được coi là một trong những dấu hiệu báo trước của một cơn đau tim. Các triệu chứng này có thể xảy ra trước khi bạn cảm thấy khó chịu ở ngực hoặc thậm chí có thể xảy ra khi bạn không có cảm giác khó chịu ở ngực.

3.3 Chóng mặt hoặc choáng váng

Mặc dù hoạt động thể chất có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, đặc biệt là nếu bạn chưa quen với nó, nhưng bạn phải đặc biệt chú ý đến hiện tượng chóng mặt hoặc choáng váng khi tập thể dục vì nó cũng là một dấu hiệu không tốt báo trước cho bạn. Hãy nghiêm túc xem xét dấu hiệu cảnh báo này và ngừng tập thể dục ngay lập tức.

3.4 Nhịp tim bất thường

Cảm giác nhịp tim bị chậm lại, bạn cảm thấy hồi hộp hoặc đập mạnh, đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề liên quan đến tim. Bạn nên dừng hoạt động luyện tập và liên hệ với bộ phận chăm sóc y tế nếu bạn quan sát thấy bất kỳ nhịp tim bất thường nào trong quá trình tập luyện.

3.5 Khó chịu ở các vùng khác của cơ thể

Các vấn đề về tim có thể gây ra cảm giác khó chịu ở các vùng khác của cơ thể ngoài ngực. Các triệu chứng có thể bao gồm như đau hoặc áp lực ở cánh tay, lưng, cổ, hàm hoặc dạ dày. Bạn cũng có thể cảm thấy khó chịu tỏa ra từ bộ phận này sang bộ phận khác, chẳng hạn như từ ngực, hàm hoặc cổ đến vai, cánh tay hoặc lưng.

3.6 Đổ mồ hôi bất thường

Mặc dù đổ mồ hôi khi tập thể dục là bình thường, nhưng buồn nôn và đổ mồ hôi lạnh là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề có thể xảy ra. Một số người từng trải qua cơn đau tim cho biết họ có sự báo trước về một việc bất thường có thể xảy ra.

4. Giải quyết trong tình huống khẩn cấp

Khi nói đến việc đối phó với một vấn đề về tim có thể xảy ra, thời gian là yếu tố rất quan trọng, nó có ý nghĩa đến từng giây. Vì vậy, đừng áp dụng phương pháp chờ hoặc cố gắng hoàn thành quá trình tập luyện của bạn. Hãy tìm trợ giúp y tế nếu bạn nghĩ rằng đang gặp bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào đã được đề cập ở trên.

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyên bạn không nên chờ quá vài phút và tối đa là không quá 5 phút để gọi cấp cứu. Vì tim bạn có thể ngừng đập trong cơn đau tim, nên cần đến nhân viên cấp cứu vì họ có kiến ​​thức và thiết bị cần thiết để làm cho nó hoạt động trở lại.

Có thể nhờ người khác chở đến bệnh viện ngay lập tức nếu bạn đang có các triệu chứng đau tim và không thể gọi cấp cứu. Lưu ý, tránh tự lái xe trừ khi bạn không còn lựa chọn nào khác.


Các vấn đề về tim có thể gây ra cảm giác khó chịu ở các vùng khác của cơ thể ngoài ngực khi tập thể dục
Các vấn đề về tim có thể gây ra cảm giác khó chịu ở các vùng khác của cơ thể ngoài ngực khi tập thể dục

5. Luôn trong trạng thái chuẩn bị

Hãy chuẩn bị để trả lời những câu hỏi sau nếu bạn thấy mình trong phòng cấp cứu sau khi gặp các triệu chứng khó chịu trong khi tập thể dục:

  • Sự khó chịu hoặc cơn đau của bạn bắt đầu lúc mấy giờ ?
  • Bạn đã làm gì khi cảm giác khó chịu hoặc đau nhức bắt đầu ?
  • Cơn đau ở cấp độ dữ dội nhất của nó xuất hiện nhanh, đột ngột hay nó dần dần tăng lên đến đỉnh điểm ?
  • Bạn có nhận thấy bất kỳ triệu chứng bổ sung nào liên quan đến cảm giác khó chịu chẳng hạn như buồn nôn, đổ mồ hôi, choáng váng hoặc đánh trống ngực không ?
  • Trên thang điểm từ 1 đến 10 với 10 là điểm kém nhất thì bạn sẽ dùng con số nào để mô tả sự khó chịu của mình vào lúc này?

Trả lời những câu hỏi này với khả năng tốt nhất của bạn sẽ giúp đội ngũ y tế cung cấp cho bạn sự chăm sóc tốt nhất có thể và có thể cứu sống bạn.

Có khoảng 600.000 người Mỹ chết vì bệnh tim mỗi năm. Tập thể dục là một cách để phòng tránh nhưng bạn vẫn cần những cân nhắc nhất định. Bạn nên sử dụng máy đo nhịp tim khi bạn tập thể dục và hãy nhắm tới 60 đến 80% nhịp tim tối đa của bạn. Đảm bảo báo cáo bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào về các vấn đề về tim trong quá trình tập luyện.

Đừng quên thăm khám sức khỏe định kỳ để tầm soát bệnh tim mạch hiệu quả và an toàn hơn. Hiện nay, Trung tâm tim mạch - Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec là một trong những trung tâm mũi nhọn hàng đầu cả nước về thăm khám, chẩn đoán, tầm soát và điều trị các bệnh lý tim mạch. Với sự hội tụ của đội ngũ chuyên gia đầu ngành giàu kinh nghiệm, có uy tín lớn trong lĩnh vực điều trị ngoại khoa, nội khoa, thông tim can thiệp và ứng dụng các kỹ thuật cao cấp trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh lý tim mạch, cùng với hệ thống các trang thiết bị hiện đại, ngang tầm với các bệnh viện uy tín nhất trên thế giới như: Máy cộng hưởng từ MRI 3 Tesla (Siemens), máy CT 640 (Toshiba), các thiết bị nội soi cao cấp EVIS EXERA III (Olympus Nhật Bản), hệ thống gây mê cao cấp Avace, phòng mổ Hybrid theo tiêu chuẩn quốc tế... Trung tâm tim mạch tại Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec đã gặt hái được nhiều thành công và có được niềm tin của đông đảo người bệnh.

Nguồn tham khảo: healthline.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe