Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ. BSCK II Phan Thị Minh Hương - Bác sĩ Nội tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.
Đau bụng dữ dội đôi khi chỉ vì những tình trạng nhẹ như đầy hơi, hoặc đau quặn khi bị viêm dạ dày ruột do vi rút. Ngược lại, đau ít hoặc không đau lại có thể biểu hiện cho những tình trạng nặng đe doạ tính mạng như ung thư đại tràng hoặc viêm ruột thừa giai đoạn sớm.
1. Đau bụng ở giữa là bị gì?
1.1 Đau ở vị trí giữa bụng phía bên phải và bên trái
Thận nằm ở mỗi bên của cột sống. Có thể, đau ở khu vực này cũng gây ra bởi các vấn đề với ruột già.
Thông thường những cơn đau hay lan ra sau lưng, kèm theo sốt, ớn lạnh, tiêu chảy và buồn nôn có thể là dấu hiệu cho thấy đang bị nhiễm trùng thận.
Một khi cơn đau dữ dội lan tỏa xuống vùng bụng dưới và xuất hiện từng đợt, nó có thể là sỏi thận. Người bệnh có thể bị buồn nôn, nôn, sốt, cần đi tiểu liên tục, trong nước tiểu có máu.
Cơn đau thường kèm theo triệu chứng đầy hơi, cùng với đi đại tiện phân cứng và khô là triệu chứng của táo bón.
1.2 Đau ở vị trí nằm chính giữa bụng
Các vấn đề liên quan đến ruột non và ruột già là nguyên nhân gây ra cảm giác khó chịu ở giữa bụng.
Đau bụng và chuột rút đi kèm tiêu chảy nghiêm trọng, mệt mỏi, sốt và giảm cân là biểu hiện của bệnh viêm ruột.
Khi bị đau kèm theo cảm giác nôn mửa, tiêu chảy và khó xì hơi hoặc đại tiện, người bệnh nên cẩn thận với chứng tắc nghẽn ruột non.
Cơn đau kèm theo sưng phình ở gần rốn, thường gây khó chịu ở bụng gọi là thoát vị rốn.
1.3 Đau ở vị trí giữa ở phía bên trái
Ở vị trí phía ngoài thận trái, đây cũng là khu vực chứa đại tràng. Nguyên nhân gây ra cơn đau giữa bụng có thể do đại tràng bị nhiễm trùng hoặc viêm do chế độ ăn uống không lành mạnh, lão hóa...
Cơn đau liên tục và kéo dài kèm theo biểu hiện đau bụng, sốt, buồn nôn và nôn là những triệu chứng điển hình của viêm túi thừa hoặc viêm đại tràng.
Đây cũng có thể là những biểu hiện ban đầu của hội chứng ruột kích thích, một tình trạng rối loạn chức năng của ruột tái đi tái lại nhiều lần mà không tìm thấy các tổn thương về giải phẫu, tổ chức học, sinh hóa ở ruột.
Trắc nghiệm: Làm thế nào để bảo vệ lá gan khỏe mạnh?
Làm test trắc nghiệm kiểm tra hiểu biết về gan có thể giúp bạn nhận thức rõ vai trò quan trọng của gan, từ đó có các biện pháp bảo vệ gan để phòng ngừa bệnh tật.2. Những biện pháp phòng đau bụng
- Chia nhỏ các bữa ăn.
- Cần đảm bảo bữa ăn phải cân đối và đủ chất xơ.
- Ăn nhiều rau củ quả.
- Giới hạn những thực phẩm sinh nhiều hơi.
- Uống nước nhiều mỗi ngày.
- Tập luyện thường xuyên.
Để tránh các triệu chứng ợ nóng hoặc chứng trào ngược dạ dày thực quản:
- Bỏ thuốc lá.
- Giảm cân nếu cần thiết.
- Ngừng ăn ít nhất 2 giờ trước khi đi ngủ.
- Duy trì tư thế ngồi thẳng ít nhất 30 phút sau khi ăn.
Khi xuất hiện những triệu chứng đau bụng, đau giữa bụng, người bệnh cần xác định nguyên nhân đau do đâu, nếu như tự điều trị ở nhà bằng những biện pháp nêu trên mà không các tác dụng thì cần tới sự kiểm tra của bác sĩ để có phác đồ chữa bệnh khoa học.
Bác sĩ Hương có kinh nghiệm trên 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nội Tiêu hóa trong đó với với gần 20 năm giữ chức vụ Phó khoa, trưởng khoa Bệnh viện Trung ương Huế. Hiện tại, là Bác sĩ Nội tiêu hóa - Nội soi tiêu hóa - Khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.