Đau đầu mệt mỏi kéo dài, phải làm sao?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Bùi Ngọc Phương Hòa - Bác sĩ Nội thần kinh - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Đau đầu mệt mỏi có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi hay nghề nghiệp nào. Nếu tình trạng này xuất hiện dẫn đến đau đầu mệt mỏi kéo dài, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống thì sẽ đáng lo ngại.

1. Tình trạng đau đầu mệt mỏi là gì?

  • Mệt mỏi là biểu hiện thường gặp khi cơ thể có cảm giác uể oải, kiệt sức, không có tinh thần khi cơ thể bắt đầu và duy trì một hoạt động nào trong ngày. Do thiếu năng lượng và mệt mỏi kéo dài khiến cơ thể luôn mong muốn được nghỉ ngơi.
  • Đau đầu mệt mỏi kéo dài gây ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hàng ngày. Nguyên nhân gây nên tình trạng đau đầu mệt mỏi hay gặp nhất là rối loạn về giấc ngủ, ngủ không ngon, không đủ giấc. Một số bệnh lý tâm thần kinh như trầm cảm, lo âu, căng thẳng, chế độ sinh hoạt không điều độ, làm việc quá nhiều, ăn quá ít hay quá nhiều, lười vận động, béo phì... cũng dẫn đến đau đầu mệt mỏi.
  • Tình trạng này còn gặp ở những người bệnh sau khi nhiễm virus, mất cân bằng nội tiết tố, suy giảm hệ thống miễn dịch, giảm sức khỏe sau chấn thương hay sau các phẫu thuật...Khi đau đầu mệt mỏi thường xuyên và kéo dài trên 6 tháng mà không có bất cứ tổn thương thực thể nào thì được gọi là hội chứng mệt mỏi mãn tính.

2. Dấu hiệu đau đầu mệt mỏi kéo dài

Khi bị đau đầu mệt mỏi, thiếu năng lượng, luôn trong trạng thái cần nghỉ ngơi, người bệnh còn xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Đau đầu thoáng qua hoặc đau đầu dữ dội, đau một phần, đau nửa đầu hoặc đau cả đầu.
  • Khó tập trung vào công việc, hay quên.
  • Giảm khả năng phán đoán, nhận thức.
  • Khó thở khi phải hoạt động gắng sức.
  • Hay bồn chồn, lo lắng, đứng ngồi không yên.
  • Rối loạn giấc ngủ, ngủ nhiều hoặc ngủ không ngon, ngủ gà, hay giật mình, khó ngủ và trằn trọc.

3. Phân biệt một số bệnh lý với hội chứng đau đầu mệt mỏi

Đau đầu mệt mỏi thường sẽ tự khỏi khi người bệnh nghỉ ngơi đầy đủ, giải quyết được các vấn đề gây căng thẳng hay giấc ngủ được cải thiện. Tuy nhiên, nếu mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ kéo dài và ngày càng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống thì bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị.

Mệt mỏi có thể là cảm nhận rất chủ quan tùy vào cảm nhận khác nhau của từng người. Vì vậy, khi thăm khám, các bác sĩ sẽ hỏi rõ người bệnh về tiền sử bệnh, tiền sử gia đình, các biểu hiện triệu chứng hay các bệnh lý đi kèm (đặc biệt là các bệnh lý nhiễm trùng, rối loạn nội tiết và bệnh lý tâm thần kinh, rối loạn tiền đình ở người trẻ...).

Cần phân biệt tình trạng đau đầu mệt mỏi với các bệnh lý:

  • Yếu cơ do các bệnh lý rối loạn chức năng cơ (bệnh Myasthenia Gravis và hội chứng Eaton - Lambert).
  • Các triệu chứng khó thở, thở hụt hơi có thể là triệu chứng sớm của các bệnh lý hô hấp, tim mạch.
  • Ngủ gà, ngủ nhiều hay ngủ vào ban ngày đôi khi là biểu hiện thiếu ngủ trong các bệnh lý mạn tính như viêm mũi dị ứng, trào ngược dạ dày thực quản, đau nhức xương khớp gây mất ngủ,...
  • Triệu chứng mệt mỏi cũng có thể do tác dụng phụ của một số loại thuốc, bệnh lý thiếu máu mạn tính, ung thư, bệnh lý tim mạch (tăng huyết áp) hay bệnh lý nội tiết (đái tháo đường, suy giáp).
  • Đau đầu mệt mỏi kéo dài không được giải quyết có thể dẫn đến trầm cảm, tâm thần phân liệt, hội chứng rối loạn lo âu... Lúc này người bệnh phải đến cần sự can thiệp của các chuyên gia tâm lý, các bác sĩ tâm thần kinh.

4. Nên làm gì để chấm dứt đau đầu mệt mỏi kéo dài?

Khi bị đau đầu mệt mỏi kéo dài, ngoài việc tuân thủ chỉ định dùng thuốc của bác sĩ thì người bệnh nên:

  • Cải thiện chế độ sinh hoạt, làm việc, có thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
  • Hạn chế tình trạng lo âu, căng thẳng, áp lực kéo dài. Có các biện pháp giải tỏa căng thẳng trong cuộc sống như hít thở sâu, nghe nhạc, các liệu pháp hương thơm, massage thư giãn,...
  • Ăn uống đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, tăng cường trái cây, rau xanh, hạn chế thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ.
  • Tập thể lực, giảm cân, các bài tập thể dục vừa sức như đi bộ, đạp xe và bơi lội,...
  • Có thể thay đổi môi trường sống một thời gian ngắn như du lịch, nghỉ ngơi...

5. Thảo dược cải thiện đau đầu mệt mỏi kéo dài hiệu quả

Hầu hết các trường hợp đau đầu mệt mỏi kéo dài chủ yếu do thiếu các chất dinh dưỡng cho thần kinh não bộ. Việc tuần hoàn máu lên não kém thì cần phải có phương pháp tăng cường tuần hoàn máu phù hợp. Hiện nay, có rất nhiều sản phẩm bảo vệ sức khỏe được chiết xuất từ các thảo dược tự nhiên như:

  • Sâm đất: Có tác dụng chống oxy hóa (bảo vệ) hệ thần kinh, hỗ trợ cải thiện hệ thần kinh giúp tưới máu đến khắp các vùng não bộ.
  • Đinh lăng: Tác dụng tăng thể lực, chống stress, kích thích các hoạt động của não bộ, giải tỏa lo âu, mệt mỏi, chống oxy hóa tế bào thần kinh.
  • Bạch quả: Giúp làm tăng lưu lượng máu não vùng chất xám và chất trắng ở đỉnh thùy chẩm trái, gia tăng tuần hoàn máu đến toàn bộ các vùng não.
  • Hạt mào gà trắng: Giúp tạo các enzyme chống oxy hóa và loại bỏ các gốc tự do giúp cải thiện tình trạng căng thẳng, mệt mỏi.

Để chấm dứt và phòng ngừa tình trạng đau đầu mệt mỏi dài, việc quan trọng nhất chính là bổ sung các yếu tố nuôi dưỡng, bảo vệ, chống thoái hóa tế bào thần kinh. Nghĩa là tăng tưới máu đến toàn bộ các vùng của não bộ, vừa cung cấp đầy đủ các vi chất dinh dưỡng cần thiết để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Từ đó, giúp giảm đau đầu, mất ngủ, hoa mắt, chóng mặt, giảm căng thẳng, giải tỏa mệt mỏi mạn tính. Sử dụng các sản phẩm này sẽ giúp đầu óc tỉnh táo, minh mẫn, phòng ngừa nguy cơ đột quỵ não hiệu quả mà không gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài, phòng bệnh tái phát.

Tóm lại, đau đầu mệt mỏi kéo dài mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng người bệnh không được chủ quan. Khi tình trạng này kéo dài thì cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tìm ra nguyên nhân, điều trị theo nguyên nhân.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bổ Não Á Âu

Hỗ trợ tăng cường tuần hoàn máu não, giảm căng thẳng, mệt mỏi

20221021_012712_706469_Duoc_A_Au__Bo_nao_A_Au.png

Thành phần

Cao Sâm đất 100mg, Dimethylglycine 50mg, Cao Đinh lăng 30mg, Cao hạt mào gà trắng 30mg, Chiết xuất Bạch quả 20mg.

Đối tượng sử dụng

- Người bị thiểu năng tuần hoàn máu não với các biểu hiện: Mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, hoa mắt, chóng mặt, rối loạn tiền đình.

- Người thường xuyên phải làm việc , học tập thức khuya.

Tiếp thị bởi: Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu.

Thông tin chi tiết về sản phẩm TẠI ĐÂY

(XNQC: 2037/2020/ATTP-XNQC)

*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe