Đặc điểm sinh lý của bệnh tiểu đường type 2

Đái tháo đường hay tiểu đường type 2 là một hội chứng gây nguy hiểm cho sức khỏe lâu dài và rất khó chữa trị. Vậy nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type 2 là gì? Những đặc điểm tiểu đường type 2 về mặt sinh lý như thế nào?

1. Nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường, đặc biệt là tiểu đường type 2 hiện đang là vấn đề sức khỏe của rất nhiều người. Bất kỳ ai trong chúng ta đều có nguy cơ tiềm ẩn mắc phải căn bệnh này. Theo các nghiên cứu cho thấy, hầu hết kết quả sàng lọc bệnh nhân đều phát hiện hai nguyên nhân chính gây bệnh là di truyền và môi trường sinh hoạt.

Yếu tố di truyền có thể được sàng lọc phát hiện sớm, vì nếu nhiều đời trong dòng họ có người mắc bệnh thì con cháu sinh ra sẽ tăng cao nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, nguyên nhân do môi trường sẽ khác, bạn ở nơi có nhiều điều kiện phát bệnh thì dù gia đình không có di truyền thì bạn vẫn mắc phải.

Hầu hết nguyên nhân chính dẫn đến tiểu đường được xác định là khi insulin giảm tiết và chỉ số đường huyết tăng cao. Những đối tượng ít vận động có nguy cơ thừa cân béo phì thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh. Một số người xuất hiện kháng insulin cũng nằm trong chẩn đoán. Nếu glucose trong máu cao hơn 10mol/ L khi bạn đang đói thì đây là cảnh báo nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.

Biến chứng của tiểu đường type 2 khá nguy hiểm. Khi điều trị cho bệnh nhân, các bác sĩ đã thống kê lại một số biến chứng có thể xuất hiện ở mạch máu. Mức độ nguy hiểm sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh cấp tính hay mãn tính.

2. Chẩn đoán bệnh tiểu đường type 2

Độ tuổi phổ biến có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường là trên 45. Nếu chỉ số BMI cơ thể của bạn trên 23 thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn. Đặc biệt người thân cận huyết có tiền sử mắc bệnh thì bản thân cũng nên lưu ý kiểm tra sức khỏe để kiểm soát bệnh sớm.

Với phụ nữ tăng cân nhanh có nguy cơ tiểu đường thai kỳ. Vì thế, cân nặng của em bé là một cách đánh giá trình trạng bệnh. Đôi khi người bị lưu thai, sảy thai nhiều lần cũng là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc bệnh. Thông qua chỉ số lipid máu và triglycerid cũng có thể xác định nguy cơ mắc bệnh.

Việc chẩn đoán tiểu đường type 2 nhờ các chỉ số đường huyết có thể xuất hiện sai sót. Tuy nhiên, nếu bạn thực hiện đều đặn số liệu thống kê sẽ phản ánh chính xác tình trạng thực tế.

3. Đặc điểm tiểu đường type 2 về mặt sinh lý như thế nào?

Đái tháo đường phân nhiều loại, nhưng dường như tiểu đường type 2 là phổ biến. Đái tháo đường type 1 có nguyên nhân từ việc sử dụng insulin tác động. Còn một số bệnh lý nội tiết hay thuốc không dùng đúng cách sẽ dẫn đến tiểu đường thể đặc biệt.

Phụ nữ mang thai tăng cân béo phì có nguy cơ được phát hiện tiểu đường type 2. Ở những giai đoạn quan trọng, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu để kiểm tra chỉ số công thức máu. Khi chỉ số đường huyết lúc đói đạt 5,5 - 6,9 mol/ L hoặc kiểm tra cả lúc nó đạt 5,5 - 11 mol/L thì cần lưu ý nguy cơ.

4. Điều trị bệnh tiểu đường type 2

Tiểu đường type 2 được phát hiện sớm sẽ đẩy lùi nguy cơ xuất hiện biến chứng nguy hiểm hoặc tử vong. Một trong những phương pháp phổ biến được sử dụng chính là duy trì cân nặng và lối sống khoa học.

Thuốc kê đơn có thể tạm thời duy trì chỉ số đường huyết ổn định. Bên cạnh việc sử dụng thuốc người bệnh nên cân đối lại chế độ sinh hoạt để kiểm soát chỉ số đường huyết.

Thuốc làm hạ glucose máu, ổn định lipid sẽ được chú ý. Người bệnh cần kiểm tra huyết áp thường xuyên giúp đảm bảo kiểm soát được đường huyết. Trong một số trường hợp cần thiết có thể sẽ phải can thiệp bơm insulin.

5. Những biến chứng và phòng bệnh cho người mắc tiểu đường type 2

Khi được chẩn đoán mắc tiểu đường type 2, tức là tình trạng sẽ liên tục phát triển. Thêm vào đó, bệnh tiểu đường có nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh như viêm nhiễm hay khó lành vết thương.

Khi mắc bệnh, bạn sẽ có nguy cơ nhiễm trùng cơ quan nội tạng, đặc biệt là não và hệ tiêu hóa. Ngoài ra, khi bị tai nạn chấn thương bệnh nhân sẽ nhanh chóng sa sút tinh thần. Nếu không kiểm soát điều trị tốt còn có nguy có bị nhồi máu cơ tim dẫn đến đột quỵ.

Trong kiểm tra lâm sàng, có 4 đặc điểm lớn phổ biến bạn cần lưu ý:

  • Người tiểu đường có glucose trong máu tăng trên 33,3 mmol/L;
  • Ceton trong nước tiểu không có hoặc nhẹ;
  • Áp lực huyết tương thẩm thấu hoặc huyết thanh cao hơn 340 mosM;
  • Cơ thể mất nước.

Những đặc điểm này sẽ sử dụng phân loại hôn mê của người bệnh.

Phòng bệnh tiểu đường type 2 là cách mà nhiều bác sĩ ưu tiên lựa chọn. Với từng cấp độ sẽ có những phương pháp đặc trị khác nhau. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân đến từ môi trường chúng ta có thể cải thiện bằng cách duy trì lối sống lành mạnh, tránh dùng nhiều món ăn có lượng đường cao. Nếu bạn có biểu hiện bất thường hãy đến cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe hoặc thường xuyên kiểm tra định kỳ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe