Đa ối ở tuần 37-39 nên xử lý thế nào?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Mận - Khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác sĩ đã có trên 10 năm kinh nghiệm trong việc chẩn đoán, tư vấn và điều trị trong lĩnh vực Sản Phụ khoa.

Đa ối là hiện tượng tích tụ dư thừa nước ối vượt quá mức bình thường. Nước ối có vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển của thai nhi tuy nhiên dư thừa nước ối có thể tiềm ẩn một số nguy cơ và ảnh hưởng đến sản phụ và thai nhi đặc biệt đối với thai ở tuần 37-39.

1. Đa ối là gì?

  • Đa ối là tình trạng dư thừa nước ối vượt quá chỉ số ối bình thường
  • Nước ối là môi trường bao bọc xung quanh thai nhi, bảo vệ thai nhi khỏi mọi sự va chạm và viêm nhiễm từ môi trường bên ngoài. Thai nhi nuốt nước ối, bài tiết thông qua đường tiểu và bằng cách này kiểm soát lượng nước ối xung quanh mình. Nước ối cũng là môi trường giúp cho phổi thai nhi phát triển
  • Lượng chất lỏng này sẽ dần dần tăng lên cho đến khi có khoảng 1 lít ở tuần thứ 37. Sau đó, lượng nước ối thường giảm xuống còn khoảng 0.5 lít trong tuần thứ 40 của sản phụ. Em bé của bạn sẽ thường xuyên nuốt nước ối, sau đó đi ra khỏi cơ thể dưới dạng nước tiểu. Đây chính là cách cơ thể kiểm soát lượng nước ối xung quanh thai nhi. Một khi sự cân bằng này bị xáo trộn, thể tích nước ối có thể sẽ tăng nhanh khiến mẹ bầu cảm thấy nặng nề và khó chịu.
  • Để chẩn đoán đa ối, bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm và lấy kết quả ước lượng gián tiếp về thể tích nước ối. Mẹ được chẩn đoán đa ối khi chỉ số nước ối (A.F.I: amniotic fluid index) qua siêu âm quá 25cm.

2. Những dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng đa ối ở bà bầu là gì?

Đa ối nhẹ thường không có triệu chứng. Tuy nhiên, mỗi phụ nữ có thể gặp các triệu chứng khác nhau. Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Bụng sản phụ to hơn so với tuổi thai, khó nghe được nhịp tim thai.
  • Số đo vòng bụng (qua rốn) lớn hơn 100 cm, bụng căng bóng, đau bụng, khó thở, ăn uống khó tiêu, việc hô hấp cũng khó khăn hơn.

Số đo vòng bụng (qua rốn) lớn hơn 100 cm, bụng căng bóng, đau bụng, khó thở, ăn uống khó tiêu, việc hô hấp cũng khó khăn hơn
Số đo vòng bụng (qua rốn) lớn hơn 100 cm, bụng căng bóng, đau bụng, khó thở, ăn uống khó tiêu, việc hô hấp cũng khó khăn hơn

3. Hậu quả của đa ối

3.1 Thai 38 tuần dư ối có sao không?

Dư ối xuất hiện càng sớm trong thai kỳ và lượng dịch ối càng cao thì nguy cơ biến chứng càng tăng. Dư ối tuần 38 có thể xuất hiện các tình trạng như:

  • Vỡ ối sớm. Lượng chất lỏng trong tử cung quá cao mẹ sẽ bị nguy cơ vỡ màng ối sớm.
  • Ngôi bất thường. Sinh ngôi mông hoặc các tình huống không thuận lợi khác cho mẹ
  • Bong nhau thai
  • Sa dây rốn
  • Tăng trưởng và phát triển của thai nhi bị hạn chế, và có các vấn đề với phát triển khung xương.
  • Để an toàn mẹ cần sinh mổ và vì vậy có thêm rủi ro so với sinh thường, có thể gặp nhiễm trùng hậu sản.
  • Dư nước ối có ảnh hưởng đến thai nhi không? Dư ối có thể dẫn đến sinh non. Em bé sinh non nên các chức năng bộ phận chưa được hoàn thiện, có thể mẹ sẽ được cho thuốc steroid để giúp phổi của em bé trưởng thành nhanh hơn.
  • Đa ối có nguy cơ băng huyết sau sinh.. Điều này là do tử cung bị chèn ép do lượng ối lớn và không thể co lại hoàn toàn như thông thường.
  • đa ối có nguy hiểm không? Dư thừa nước ối nguy hiểm nhất đối với thai là có thể dẫn đến thai chết lưu, đây là trường hợp xấu nhất có thể xảy ra.

3.2. Đa ối ở tuần 37-39 nên xử lý thế nào?

Điều trị ngoại trú

  • <34 tuần: Tái khám mỗi 2 tuần, đo chiều dài kênh cổ tử cung, dùng thuốc hỗ trợ phổi
  • >= 34 tuần: Tái khám theo đúng hẹn hoặc sớm hơn nếu có các triệu chứng bất thường, siêu âm Doppler màu và thực hiện Non-stress test mỗi tuần.

Tiêu chuẩn nhập viện

  • Xuất hiện dấu hiệu quá tải( Khó thở, đau bụng, nhịp tim nhanh...)
  • Dấu hiệu dọa sinh non (đau bụng cơn, ra huyết,...)
  • Đa ối thai 39 tuần trở lên
  • CTG nhóm II trở lên hoặc siêu âm Doppler màu bất thường

Điều trị nguyên nhân( nếu có)

Điều trị triệu chứng

  • Giảm lượng nước ối bằng cách hút bớt dịch. Nếu có triệu chứng quá tải ở sản phụ( khó thở, nhịp tim nhanh, đau bụng...). Hút với tốc độ <1 lít/ 20 phút. Thủ tục có thể lặp lại tùy thuộc tốc độ tái hấp thu ối.

Đa ối ở tuần 37-39 nên xử lý thế nào?
Đa ối ở tuần 37-39 nên xử lý thế nào?

Chỉ định chấm dứt thai kỳ

  • Thai từ 39 tuần trở lên có đa ối nhẹ đến trung bình, Non stress test bình thường
  • Thai từ 37 tuần trở lên có đa ối nặng
  • Thai 34-37 tuần có triệu chứng quá tải nặng ở mẹ và đã được hỗ trợ phổi thai nhi.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec mang đến Chương trình chăm sóc thai sản trọn gói cho các sản phụ ngay từ khi bắt đầu mang thai từ những tháng đầu tiên với đầy đủ các lần khám thai, siêu âm 3D, 4D định kỳ cùng các xét nghiệm thường quy để đảm bảo người mẹ luôn khỏe mạnh và thai nhi phát triển toàn diện. Sản phụ sẽ được tư vấn và kiểm tra sức khỏe dưới sự theo dõi sát sao của các Bác sĩ Sản khoa giàu kinh nghiệm, chuyên môn, giúp các bà mẹ có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe trong thai kỳ cũng như giảm thiểu những biến chứng ảnh hưởng tới mẹ và con.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe