Zanidion thuộc nhóm thuốc giảm đau, chống viêm, thường được sử dụng trong việc điều trị các triệu chứng đau nhẹ đến trung bình. Bên cạnh công dụng hiệu quả của thuốc, người bệnh cũng cần lưu ý đến một số các phản ứng phụ mà thuốc gây ra.
1. Zanidion là thuốc gì?
Zanidion có thành phần chính là Acetaminophen, Codeine phosphate, thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc chống viêm không Steroid, thuốc điều trị Gút và các bệnh xương khớp.
Thuốc Zanidion được sử dụng phổ biến trong việc điều trị các cơn đau vừa phải như: Đau cơ bắp, đau thần kinh, đau bụng kinh, đau sau phẫu thuật, nhức đầu.
Điều trị đau nhức răng, đau nhức bắp thịt, đau do chấn thương, đau do viêm khớp.
Sử dụng thuốc trong hỗ trợ giảm đau do bệnh viêm khớp dạng thấp và các bệnh khớp khác.
Zanidion còn được sử dụng để giảm thân nhiệt ở người bệnh sốt.
Cơ chế tác động:
Thành phần Paracetamol có công dụng:
- Giảm các cơn đau ngoại biên có cường độ từ nhẹ đến trung bình như đau răng, đau khớp, đau cơ. Thuốc còn có công dụng hiệu quả trong giảm sốt làm hạ thân nhiệt ở người bị sốt bằng cách làm giãn mạch ngoại biên và tăng tiết mồ hôi theo cơ chế ngăn tổng hợp Prostaglandin.
Thành phần Codein phosphat có tác dụng:
- Giảm đau trung ương, khi kết hợp với thành phần Paracetamol sẽ làm tăng công dụng giảm đau của thuốc lên rất nhiều so với việc sử dụng từng hoạt chất riêng và thời gian tác dụng cũng lâu hơn.
2. Liều lượng và cách dùng
Cách dùng: Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén dài và được sử dụng qua đường uống.
Liều lượng: Với người người lớn và trẻ trên 15 tuổi: Tùy theo mức độ đau sử dụng từ 1 đến 2 viên một lần, ngày uống 1 đến 3 lần. Các lần dùng thuốc nên cách nhau ít nhất khoảng 4 giờ trong trường hợp người bệnh bị suy thận nặng nồng độ thanh thải creatinin dưới 10ml/ phút thì thời gian giữa các lần uống thuốc nên cách nhau ít nhất 8 giờ.
Chống chỉ định:
- Không sử dụng với người bệnh bị dị ứng với thành phần Paracetamol hoặc thành phần codein.
- Sử dụng thuốc trong trường hợp người bệnh bị suy giảm chức năng gan và suy hô hấp.
- Sử dụng thuốc cho trẻ em dưới 15 tuổi hoặc với trẻ em dưới 18 tuổi vừa thực hiện phẫu thuật cắt amidan.
Lưu ý: Khi người bệnh sử dụng thuốc trong thời gian dài cần theo dõi chức năng thận hoặc đối với người bị suy thận cũng cần phải theo dõi chức năng thận thường xuyên.
3. Quá liều và cách xử lý
Quá liều với thành phần paracetamol:
- Triệu chứng thường gặp nhất bao gồm có buồn nôn, nôn, ăn không ngon miệng, mặt xanh xao, đau bụng các triệu chứng này thường xuất hiện trong 24 giờ đầu sau khi sử dụng thuốc.
- Trường hợp sử dụng liều thuốc quá cao trên 10 gram ở người lớn có thể gây ra phản ứng phân hủy tế bào gan đưa đến hoại tử hoàn toàn và không hồi phục, nhiễm toan chuyển hóa, gây ra bệnh não dẫn đến hôn mê hoặc nghiêm trọng hơn là tử vong.
- Cách xử lý: Trường hợp nặng bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân rửa dạ dày để loại trừ độc tố của thuốc trong cơ thể.Trường hợp phản ứng nhẹ thì sẽ điều trị theo triệu chứng
Biểu hiện quá liều với thành phần Codein:
- Người lớn thì thường sẽ xuất hiện các phản ứng như thở chậm, mặt tím tái, buồn ngủ, phát ban, nôn ói, mất điều hòa và hiếm gặp hơn là tình trạng phù phổi.
- Trẻ em em thì thường xuất hiện các biểu hiện như như co đồng tử, phù mặt, bí tiểu, co giật.
- Cách xử lý: Hỗ trợ hô hấp bằng cách sử dụng thuốc Naloxone để tiêm tĩnh mạch.
4. Thận trọng
- Sử dụng thuốc chứa thành phần Paracetamol với người bệnh có tiền sử thiếu máu bởi thuốc có thể gây phản ứng phụ làm tăng nồng độ bộ của methemoglobin trong máu.
- Trong thời gian sử dụng thuốc điều trị người bệnh không nên sử dụng rượu bởi có thể làm tăng độc tính trong gan.
- Cẩn trọng khi sử dụng thuốc khi người bệnh gặp các vấn đề về đường hô hấp như bệnh hen khí phế thũng (là một dạng của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính).
- Người bệnh tuyệt đối không sử dụng thuốc trong thời gian quá dài bởi có thể dẫn đến tình trạng nghiện thuốc. Khi điều trị bệnh với thành phần codein trong thời gian dài với liều lượng thuốc từ 240 - 540mg/ ngày có thể gây nghiện thuốc. Các biểu hiện thường gặp khi thiếu thuốc như bồn chồn, run, co giật cơ, toát mồ hôi, chảy nước mũi.
- Trường hợp người bệnh bị tăng áp lực nội sọ khi sử dụng thuốc điều trị Zanidion, có thể làm nặng thêm tình trạng này.
- Trong thời gian sử dụng thuốc có chứa hoạt chất Codein có thể sẽ dẫn đến kết quả xét nghiệm dương tính với các chất kích thích.
- Không sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú vì nó ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai và thuốc có thể vào bài tiết vào sữa mẹ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sơ sinh.
- Sử dụng thuốc chứa Codein cho trẻ trên 15 tuổi để giảm đau cấp tính ở mức độ trung bình khi các thuốc giảm đau khác như Paracetamol và ibuprofen không có hiệu quả.
- Thuốc chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn nhất với liều lượng thấp nhất với kết quả bệnh thuyên giảm.
- Thận trong sử dụng thuốc cho trẻ em nếu các bệnh nhân gặp các vấn đề liên quan đến hô hấp như khó thở, thở khò khè khi ngủ.
- Bệnh nhân cần thận trọng dùng chung thuốc Zanidion với thuốc ngủ với các bệnh nhân gặp chấn thương sọ não, bị tổn thương não hoặc bị tăng áp lực nội sọ.
- Thận trọng dùng thuốc với người cao tuổi, người bệnh cơ thể suy kiệt, người bệnh bị suy gan, suy thận, thiểu năng tuyến giáp, bệnh Addison, phì đại tuyến tiền liệt hoặc hẹp niệu đạo.
5. Tác dụng phụ của thuốc
- Một số phản ứng phụ thường gặp như: Phát ban, nổi mề đay, da đỏ.
- Ảnh hưởng đến đường tiêu hóa: Có thể gây táo bón, buồn nôn, nôn .
- Ảnh hưởng đến hệ hô hấp ấp như co thắt phế quản, ức chế hô hấp.
- Phản ứng toàn thân: Chóng mặt, buồn ngủ.
Khi sử dụng thuốc bác sĩ cần thông báo với bệnh nhân vì các các phản ứng không mong muốn ảnh hưởng trên da như hội chứng Steven - Johnson (SJS), hội chứng nhiễm độc (TEN) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mưng mủ toàn thân cấp tính.
Dùng thuốc quá liều có thể gây ra nguy cơ lệ thuộc vào thuốc và xuất hiện hội chứng cai nghiện khi ngưng thuốc một cách đột ngột.
6. Tương tác thuốc
- Tuyệt đối không sử dụng thuốc với rượu do rượu làm tăng tác dụng an thần của thành phần Codein, nó làm giảm sự tập trung của người bệnh đặc biệt là đối với những người cần vận hành máy móc hoặc cần điều khiển phương tiện.
- Dùng chung với các thuốc đồng vận - đối kháng Morphine như buprenorphine, nalbuphine, pentazocin: Sử dụng các thuốc này với nhau có thể gây tăng nguy cơ xuất hiện hội chứng gây nghiện và làm giảm đi công dụng của thuốc.
- Cẩn thận khi phối hợp thuốc với các thuốc ức chế thần kinh trung ương như thuốc giảm đau nhóm Morphin, thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc giải âu lo, thuốc ngủ, thuốc barbiturat,... do sẽ làm tăng ức chế thần kinh trung ương.
- Các dẫn chất khác của Morphin như thuốc giảm đau và chống ho: Gây ra phản ứng là ức chế hệ hô hấp đặc biệt thường gặp ở người già.