Vitabactam 1g là kháng sinh pha tiêm dùng theo đơn. Cùng Vinmec tìm hiểu rõ hơn về thuốc Vitabactam 1g công dụng là gì, cách sử dụng như thế nào? Trong bài viết sau đây.
1. Vitabactam 1g là thuốc gì?
Vitabactam 1g là thuốc kháng sinh bào chế dạng bột pha tiêm. Thuốc Vitabactam 1g được sản xuất trong nước bởi Công ty cổ phần dược phẩm VCP, theo số đăng ký VD - 18637-13 hoặc VD – 22389 -15.
Thành phần chính có trong Vitabactam 1g là hỗn hợp:
- Cefoperazon hàm lượng 500 mg;
- Sulbactam hàm lượng 500 mg;
- Tá dược.
Thuốc Vitabactam 1g đóng gói dạng:
- Hộp 1 lọ bột pha tiêm + hướng dẫn sử dụng;
- Hộp 10 lọ bột pha tiêm + hướng dẫn sử dụng;
- Hộp 1 lọ bột pha tiêm + nước cất pha tiêm 5ml sản xuất tại Công ty CP dược phẩm TW 2 – Dopharma, số đăng ký VD – 18637 – 13, hạn dùng 36 tháng kể từ ngày sản xuất và tờ hướng dẫn sử dụng;
- Hộp 1 lọ bột pha tiêm + 1 ống nước cất pha tiêm 5ml sản xuất tại Công ty TNHH một thành viên 120 – Armephaco, số đăng ký VD – 22389 – 15, hạn dùng 36 tháng kể từ ngày sản xuất và tờ hướng dẫn sử dụng;
Vỏ hộp Vitabactam 1g màu trắng, chữ màu xanh dương.
2. Vitabactam 1g công dụng là gì?
Cefoperazone là hoạt chất có trong Vitabactam 1g, một kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ III có hoạt tính kháng lại các vi khuẩn nhạy cảm trong giai đoạn nhân lên bằng cách ức chế tổng hợp Mycopeptide ở vách tế bào vi khuẩn.
Hoạt chất Sulbactam là thành phần trong thuốc Vitabactam 1g không có hoạt tính kháng khuẩn hữu ích, ngoại trừ Neisseriaceae và Acinetobacter. Tuy nhiên nghiên cứu sinh hoá với các hệ thống vi khuẩn không có tế bào cho thấy Sulbactam là chất ức chế không hồi phục hầu hết các beta – lactamase.
Khả năng của sulbactam giúp ngăn cản các vi khuẩn kháng thuốc phá huỷ các Penicilin và Cephalosporin đã được xác định qua các nghiên cứu trên vi khuẩn dùng các dòng kháng thuốc, cho thấy Sulbactam có khả năng cộng hưởng rõ rệt với các Penicilin và Cephalosporin. Do Sulbactam cũng gắn với một số protein gắn kết với Penicilin, các chủng nhạy cảm trở nên nhạy cảm hơn đối với kết hợp Cefoperazon – Sulbactam hơn là với Cefoperazon đơn thuần.
Kết hợp giữa cả Cefoperazon – Sulbactam có trong Vitabactam 1g có hoạt tính kháng lại tất cả các vi khuẩn nhạy cảm với Cefoperazon. Ngoài ra, thuốc Vitabactam 1g còn có hoạt tính hiệu lực đối với nhiều loại vi khuẩn, nhất là các vi khuẩn:
- Haemophilus ifnluenzae;
- Bacteroides;
- Staphylococcus spp;
- Acinetobacter calcoaceticus;
- Enterobacter aerogenes;
- Escherichia coli;
- Proteus mỉabilis;
- Klebsiella pneumoniae;
- Morganella morganii;
- Citrobacter cioacea;
- Citrobacter diversus.
Sự kết hợp giữa Cefoperazon – Sulbactam có trong thuốc Vitabactam 1g có hoạt tính in vitro kháng lại nhiều vi khuẩn quan trọng trên lâm sàng như:
- Vi khuẩn Gram (+): Staphylococcus aureus, Streptococcus pyogenes...;
- Vi khuẩn Gram (-): Escherichia coli, Neisseria gonorrhoeae,...;
- Vi khuẩn yếm khí: trực khuẩn Gram (-), trực khuẩn Gram (+),...
Vitabactam 1g phân bổ tốt vào nhiều mô, dịch cơ thể, bao gồm cả dịch mật, da, ruột thừa, tử cung... Thời gian bán huỷ các các thành phần có trong thuốc Vitabactam 1g từ 1- 1,7h.
3. Chỉ định thuốc Vitabactam 1
Vitabactam 1g công dụng diệt khuẩn, dùng trong các trường hợp:
- Nhiễm khuẩn hô hấp;
- Nhiễm trùng đường tiểu trên/ dưới;
- Viêm phúc mạc;
- Viêm túi mật;
- Viêm đường mật;
- Nhiễm khuẩn ổ bụng;
- Nhiễm trùng máu;
- Viêm vùng chậu;
- Viêm nội mạc tử cung;
- Bệnh lậu;
- Nhiễm khuẩn sinh dục.
Ngoài ra, thuốc Vitabactam 1g còn được chỉ định để điều trị kết hợp với các kháng sinh khác nếu cần. Khi có kết hợp phải kiểm tra chức năng thận trong suốt quá trình sử dụng. Cần làm kháng sinh đồ trước và trong khi điều trị bằng Vitabactam 1g.
4. Liều dùng – Cách sử dụng Vitabactam 1g
Để dùng Vitabactam 1g an toàn, tránh tình trạng kháng thuốc, bạn cần dùng đúng liều, đúng cách.
Liều dùng Vitabactam 1g
Người lớn:
- Liều Vitabactam 1g thông thường ở người lớn là từ 1 – 2g/ mỗi 12h với liều chia đều. Nếu nhiễm khuẩn nặng, có thể điều chỉnh tăng liều Vitabactam 1g lên 2 - 4g/ mỗi 12h. Bệnh nhân có thể sử dụng them Cefoperazon đơn thuần.
- Trường hợp bị rối loạn chức năng thận cần điều chỉnh liều tuỳ thuộc vào độ thanh thải creatinin.
Trẻ em:
- Trẻ em dùng liều Vitabactam 1g từ 25-100mg/kg trong lượng cơ thể mỗi 12 giờ. Với trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi cần chia liều cách nhau 12h. Liều tối đa Sulbactam không vượt quá 80mg/ kg trọng lượng cơ thể/ ngày. Với liều Cefoperazon/ Sulbactam mà yêu cầu Cefoperazon >80mg/ kg trọng lượng cơ thể/ ngày, nên dùng thêm Cefoperazon riêng biệt.
Cách dùng Vitabactam 1g
Vitabactam 1g bào chế dạng bột pha tiêm do đó cần dùng theo đúng cách.
Tiêm tĩnh mạch:
- Thực hiện truyền ngắt quãng nên pha mỗi lọ Vitabactam 1g được hoà tan với lượng thích hợp dung dịch dextrose 5%, NaCl 0,9% hay nước cất pha tiêm và sau đó pha loãng thành 20ml dung dịch để truyền tĩnh mạch trong 15 – 60 phút.
- Lactat Ringer là dung dịch thích hợp cho truyền tĩnh mạch nhưng không phải dung dịch pha thuốc ban đầu. Nếu tiêm tĩnh mạch, mỗi lọ Vitabactam 1g cũng được pha như trên và tiêm trong tối thiểu 3 phút.
Tiêm bắp:
- Lidocain HCL 2% là dung dịch thích hợp tiêm bắp nhưng không dùng để pha thuốc ban đầu. Vitabactam 1g tương đương nước cất pha tiêm, Dextrose 5%, NaCl 0,9%, Dextrose 5% trong dung dịch muối 0,255% và Dextrose 5% trong dung dịch mối 0,9% với nồng độ từ 5mg/ml Cefoperazon và 5mg/ml Sulbactam cho tới 125mg/ml Cefoperazon và 125mg/ml Sulbactam.
- Dung dịch Lactat Ringer: Nên dùng nước cất pha tiêm để hoàn nguyên thuốc. Phải pha thuốc theo 2 bước, ban đầu hoàn nguyên với một lượng nước cất pha tiêm rồi pha loãng với dung dịch Lactat Ringer để có nồng độ sulbactam 5mg/ml.
- Dung dịch Lidocain HCl 2%: Nên dùng nước cất pha tiêm để hoàn nguyên thuốc. Để có nồng độ cefoperazon 250mg/ml hoặc cao hơn cần tiến hành pha thuốc theo 2 bước. Đầu tiên dùng nước cất pha tiêm để hoàn nguyên thuốc rồi pha loãng thêm với dung dịch Lidocain HCl 2% để dung dịch thuốc có nồng độ cefoperazon 125mg và sulbactam 125mg trong mỗi ml trong dung dịch lidocain HCl nồng độ 0,5%.
Dung dịch đã pha nên dùng ngay hoặc phải được giữ trong nhiệt độ 2 – 8 độ C không quá 12h.
5. Chống chỉ định Vitabactam 1g
- Không dùng Vitabactam 1g cho các đối tượng dị ứng/ quá mẫn với các thành phần có trong thuốc.
- Phụ nữ có thai không dùng Vitabactam 1g;
- Không dùng Vitabactam 1g khi đang cho con bú.
6. Tương tác Vitabactam 1g
Vitabactam 1g có thể gây tương tác với các thành phần như:
- Aminoglycosid;
- Warfarin;
- Heparin;
- Amikacin;
- Gentamicin;
- Ketamycin B;
- Doxycynlin;
- Meclofenoxat;
- Ajmalin;
- Diphenhydramine;
- Kali magnesi aspartat;
- Hydroxylin dihydroclorid;
- Procainamide;
- Aminophillin;
- Proclorperazin;
- Cytochrome C;
- Pentazocin.
Tương tác khi dùng Vitabactam 1g cũng được đánh giá trong các xét nghiệm lâm sàng như:
- Gây dương tính giả với dung dịch Benedict hoặc Fehling trong phản ứng glucose trong nước tiểu;
- Dương tính với các xét nghiệm kháng globulin (Coomb).
Thông báo cho bác sĩ các thuốc bạn đang dùng khi có chỉ định dùng thuốc Vitabactam 1g.
7. Tác dụng phụ của thuốc Vitabactam 1g
Thuốc Vitabactam 1g có khả năng dung nạp tốt, tuy nhiên cũng có một số tác dụng phụ có thể xảy ra như:
- Buồn nôn;
- Nôn;
- Ban đỏ;
- Mề đay;
- Thiếu bạch cầu có hồi phục;
- Phản ứng Coomb dương tính.
Theo dõi và thông báo cho bác sĩ các tác dụng phụ khi dùng Vitabactam 1g để được xử trí kịp thời.
8. Cảnh báo và thận trọng khi dùng Vitabactam 1g
Một số cảnh báo và thận trọng khi dùng Vitabactam 1g như sau:
- Thận trọng dùng cho các bệnh nhân dị ứng với Penicilin;
- Viêm ruột kết màng giả được báo cáo khi dùng thuốc Vitabactam 1g;
- Phản ứng giống Disulfiram xảy ra ở các đối tượng uống rượu trong vòng 72h khi dùng Cefoperazon;
- Không uống rượu khi tiêm Vitabactam 1g;
- Nếu dùng Vitabactam 1g bị bội nhiễm cần dừng thuốc;
Tuân thủ các cảnh báo để dùng thuốc Vitabactam 1g an toàn.
Tóm lại, Vitabactam 1g công dụng kháng khuẩn trong các trường hợp nhiễm khuẩn theo chỉ định. Dùng thuốc Vitabactam 1g an toàn chỉ khi có sự hướng dẫn theo dõi bởi bác sĩ. Thông báo cho bác sĩ các vấn đề bất thường khi dùng Vitabactam 1g để được xử trí phù hợp.