Thuốc Santax được sử dụng trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn gây ra như bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng đường sinh dục, phụ khoa,... Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về dòng thuốc Santax qua bài viết dưới đây.
1. Thuốc Santax là gì?
Thuốc Santax thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm. Thuốc có thành phần chính là hoạt chất Cefotaxime được sử dụng trong phòng ngừa và điều trị nhiễm khuẩn.
Thuốc Santax được bào chế dưới dạng thuốc bột pha tiêm và được đóng hộp 1 lọ thuốc và 1 ống nước cất pha tiêm.
2. Thuốc Santax có tác dụng gì?
Thuốc Santax được sử dụng trong điều trị cho những người bệnh bị nhiễm khuẩn nặng gây ra bởi các vi khuẩn nhạy cảm dưới đây:
- Điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới bao gồm cả viêm phổi
- Điều trị nhiễm khuẩn đường sinh dục tiết niệu
- Điều trị nhiễm khuẩn phụ khoa bao gồm viêm nội tâm mạc, viêm vùng chậu, viêm mô tế bào vùng chậu.
- Điều trị nhiễm khuẩn máu.
- Điều trị nhiễm khuẩn ổ bụng bao gồm viêm màng bụng.
- Điều trị nhiễm khuẩn xương và khớp.
- Điều trị nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương như viêm màng não, viêm não thất.
- Điều trị dự phòng trước khi phẫu thuật để tránh nhiễm khuẩn đối với bệnh nhân phải phẫu thuật như: phẫu thuật cắt bỏ tử cung, phẫu thuật vùng bụng, phẫu thuật đường sinh dục, đường tiêu hóa.
- Điều trị dự phòng những người bệnh mổ đẻ, trong và sau phẫu thuật có thể sử dụng thuốc để làm giảm khả năng nhiễm khuẩn.
3. Liều lượng - Cách dùng thuốc Santax
3.1. Cách dùng
- Tiêm bắp: Người bệnh hòa tan 1g Cefotaxime với 3ml nước cất vô khuẩn để pha tiêm.
- Tiêm tĩnh mạch: Hòa tan 1g Cefotaxime với tối thiểu 4mk nước cất vô khuẩn để pha tiêm.
- Tiêm truyền tĩnh mạch: Hòa tan từ 1 - 2g Cefotaxime trong 50 đến 100ml dung dịch tiêm truyền.
- Phòng ngừa viêm tĩnh mạch: Nên tiêm hoặc truyền tĩnh mạch chậm.
- Giảm đau do tiếp bắp: Pha thêm thuốc tê Lidocaine với Cefotaxime trước khi tiêm.
3.2. Liều dùng
Người lớn:
- Nhiễm khuẩn không biến chứng 1g Cefotaxime/12 giờ, tiêm IM hay IV.
- Nhiễm khuẩn nặng, viêm màng não 2g Cefotaxime/6 - 8 giờ, tiêm IM hay IV.
- Lậu không biến chứng liều duy nhất 1g Cefotaxime, tiêm IM.
- Dự phòng nhiễm khuẩn phẫu thuật 1g Cefotaxime, tiêm 30 phút trước mổ.
Trẻ em:
- Trẻ 2 tháng hoặc < 12 tuổi 50 mg - 150 mg Cefotaxime/kg/ngày, chia làm 3 - 4 lần, tiêm IM hay IV.
- Sơ sinh > 7 ngày 75 - 150 mg Cefotaxime/kg/ngày, chia làm 3 lần, tiêm IV.
- Trẻ sinh non & sơ sinh < 7 ngày 50 mg Cefotaxime/kg/ngày, chia làm 2 lần, tiêm IV.
Suy thận ClCr < 10mL: Giảm nửa liều Cefotaxime.
Điều trị dự phòng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật:
- Nên tiêm 1g Cefotaxime trước khi tiến hành phẫu thuật từ 30-90 phút.
- Trường hợp đẻ mổ, liều dùng Cefotaxime điều tiên tiêm 1g vào tĩnh mạch cho người mẹ ngay khi kẹp cuống dây rốn và sau 6 - 12 giờ thì tiêm 2 liều Cefotaxime nữa vào bắp hoặc tĩnh mạch.
Thông thường thời gian điều trị sẽ phụ thuộc vào dạng nhiễm khuẩn và thường dùng tối thiểu là 48-72 giờ sau khi người bệnh không còn sốt hoặc không có dấu hiệu nhiễm khuẩn. Thông tường sẽ dùng thuốc tối thiểu từ 10 ngày đến vài tuần và tiến hành xét nghiệm trong quá trình điều trị vài tháng sau khi ngừng điều trị.
4. Chống chỉ định dùng thuốc Santax
Không sử dụng thuốc Santax cho người bệnh quá mẫn với Cefotaxime hoặc các thuốc kháng sinh thuộc nhóm Cephalosporin, phụ nữ có thai và cho con bú.
5. Tương tác thuốc Santax
Thuốc Santax khi kết hợp dùng chung với một số loại thuốc có thể gây ra tình trạng tương tác thuốc như:
- Thuốc kháng sinh Aminoglycoside và thuốc lợi tiểu bởi vì Cefotaxime có thể làm tăng tác dụng gây độc cho thận ở các thuốc này.
- Thuốc Probenecid dùng chung với Cefotaxime sẽ làm giảm thải trừ Cefotaxime ở ống thận. Cần điều chỉnh liều Cefotaxime cho những người bệnh bị suy thận.
- Cefotaxime kết hợp dùng chung với các thuốc Azlocillin và Mezlocillin sẽ làm giảm độ thanh thải của Cefotaxime ở những người bệnh có chức năng thận bình thường cũng như người bị suy giảm chức năng thận. Trường hợp này nên giảm liều Cefotaxime.
- Không kết hợp dùng chung các dung dịch kiềm( dung dịch Natri bicarbonat) với Cefotaxime, vì thế khi pha dung dịch truyền tĩnh mạch nên dùng các dung dịch có pH từ 5-7 như Natri clorid 0,9% hoặc Dextrose 5%.
- Tiêm Cefotaxime đơn độc không tiêm cùng với các Metronidazole hay Aminoglycosid.
- Thuốc Probenecid.
6. Tác dụng phụ khi dùng thuốc Santax điều trị
Trong quá trình sử dụng thuốc Santax người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như:
- Sốc rất hiếm khi gặp và ít khi phải ngừng thuốc.
- Phản ứng quá mẫn: Mẩn ngứa, nổi ban đỏ, sốt.
- Huyết học: Thiếu máu tán huyết, tăng bạch cầu ưa eosin, thiếu máu, giảm bạch cầu trung tính, tăng bạch cầu ái toan, giảm bạch cầu thoáng qua.
- Thận: Suy thận nghiêm trọng.
- Gan: Tăng thoáng qua SGPT, SGOT, LDH, AL-P
- Tiêu hóa: Viêm kết tràng có giả mạc, tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng,... nên ngừng dùng thuốc Santax.
- Bội nhiễm: Viêm miệng, nhiễm nấm Candida.
- Thiết Vitamin B hoặc K.
- Đau tại chỗ tiêm
- Viêm tĩnh mạch, huyết khối.
- Đau đầu, phù nề, viêm âm đạo, mệt mỏi, đổ mồ hôi đêm, rối loạn thị giác,...
Người bệnh hãy thông báo với bác sĩ hoặc dược sĩ tất cả những tác dụng phụ không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc Santax.
7. Chú ý đề phòng khi dùng thuốc Santax
Trước khi sử dụng thuốc Santax người bệnh cần tham khảo kỹ hướng dẫn dùng thuốc hoặc theo chỉ dẫn từ bác sĩ, dược sĩ. Ngoài ra có thể tham khảo một số thông tin lưu ý dùng Santax dưới đây:
- Không dùng thuốc Santax cho người bị mẫn cảm với Penicillin và suy thận.
- Chưa có báo cáo chính xác về việc sử dụng Cefotaxim cho phụ nữ có thai. Tuy nhiên, Cefotaxim qua được hàng rào nhau thai vì thế không khuyến cáo sử dụng thuốc Santax cho phụ nữ mang thai trừ trường hợp cần thiết.
- Đã có dữ liệu cho thấy Cefotaxim đi vào trong sữa mẹ với một lượng khá nhỏ và có thể ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh như tiêu chảy hoặc nhiễm nấm men. Vì thế, không dùng thuốc Santax cho phụ nữ đang nuôi con bú khi thật sự cần thiết.
- Thuốc Santax có thể gây ra tác dụng phụ như đau đầu, mệt mỏi và rối loạn thị giác, cần thận trọng dùng thuốc khi đang lái xe và vận hành máy móc.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.