Vinfadin V20 có thành phần chính là Famotidin, dạng bào chế là thuốc tiêm bột đông khô, quy cách đóng gói hộp nhỏ 1 lọ kèm 1 ống nước cất pha tiêm 5ml, mỗi hộp có 5 lọ nhỏ. Tuân thủ chỉ định, liều dùng Seasonix tablet sẽ giúp người bệnh nâng cao hiệu quả điều trị và tránh được những tác dụng phụ không mong muốn.
1. Chỉ định của thuốc Vinfadin
Hiện nay, thuốc Vinfadin được chỉ định để:
- Ức chế tiết acid vào dạ dày, giảm nồng độ acid dạ dày và giảm thể tích bài tiết.
- Giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày trong trường hợp bị kích ứng do Aspirin hoặc NSAIDs khác.
- Người bị loét tá tràng thể hoạt động.
- Người bị loét dạ dày lành tính thể hoạt động.
- Người bị trào ngược dạ dày - thực quản.
- Người bị đau tuyến nội tiết.
- Người mắc hội chứng Zollinger - Ellison.
2. Chống chỉ định của thuốc Vinfadin
Chống chỉ định dùng thuốc Vinfadin trong trường hợp:
- Người bị quá mẫn với các thành phần của thuốc Vinfadin.
- Người quá mẫn với thành phần của thuốc đối kháng thụ thể H2.
3. Liều lượng và cách dùng thuốc Vinfadin
Cách sử dụng: Thuốc Vinfadin tiêm tĩnh mạch hoặc truyền tĩnh mạch. Nếu cần thì có thể kết hợp với thuốc giảm đau.
Liều dùng:
- Đối với người lớn bị loét tá tràng: Liều 20mg/ lần/ 12 giờ.
- Đối với trẻ em từ 1 - 16 tuổi bị loét tá tràng: Liều 0,25mg/ kg trong tối thiểu 2 phút hoặc truyền tĩnh mạch trong vòng 15 - 30 phút. Sử dụng thuốc 12 giờ/ lần, liều tối đa 40mg/ ngày.
- Đối với người lớn mắc các bệnh lý tăng tiết dịch vị: Liều 20mg/ lần/ 6 giờ.
Ø Tiêm tĩnh mạch: Tiêm tĩnh mạch Vinfadin chậm trong vòng tối thiểu 2 phút. Hòa loãng 1 ống Vinfadin với dung dịch tiêm NaCl 0,9% tới 5ml hoặc 10ml.
Ø Truyền tĩnh mạch: Pha thuốc Vinfadin với 100ml dung dịch NaCl 0,9% hoặc Dextrose 5% để truyền trong vòng 15 - 30 phút.
Lưu ý: Người mắc bệnh suy thận vừa hoặc suy thận nặng thì có thể giảm liều tiêm xuống 1 nửa hoặc kéo dài thời gian dùng thuốc từ 36 - 48 giờ ở người có đáp ứng.
Cách xử trí khi quên liều, quá liều thuốc Vinfadin:
- Trong trường hợp quên liều thuốc Vinfadin thì nên bổ sung bù càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nếu thời gian gần đến lần sử dụng tiếp theo thì nên bỏ qua liều Vinfadin đã quên và sử dụng liều mới.
- Khi sử dụng thuốc Vinfadin quá liều thì người bệnh cần ngừng thuốc ngay lập tức và báo cho bác sĩ để được xử trí kịp thời.
4. Tác dụng không mong muốn của thuốc Vinfadin
Khi dùng thuốc Vinfadin, người bệnh có thể gặp tác dụng không mong muốn như:
- Thường gặp: Táo bón, tiêu chảy, chóng mặt hoặc đau đầu.
- Ít gặp: Đánh trống ngực, loạn nhịp, tăng huyết áp block nhĩ thất, suy nhược, sốt, mệt mỏi, khô miệng, buồn nôn/ nôn, chướng bụng, chán ăn, ợ nóng, đầy hơi, ợ chua, sốc phản vệ, phù, mày đay, phát ban, co giật toàn thân, rối loạn tâm thần, đau cơ xương, vàng da ứ mật, tăng Bilirubin toàn phần, ù tai, rối loạn vị giác, co thắt phế quản, viêm phổi, rụng tóc, trứng cá, ngứa, khô da, kích ứng tại vị trí tiêm.
- Hiếm gặp: Giảm bạch cầu, giảm huyết cầu, giảm tiểu cầu và bạch cầu hạt, hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc, suy giảm tình dục, liệt dương, vú to ở đàn ông.
Nếu gặp phải triệu chứng trên thì cần ngừng sử dụng thuốc Vinfadin và thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ để có hướng xử trí phù hợp.
5. Tương tác của thuốc Vinfadin
Vinfadin có thể gây ra phản ứng tương tác thuốc nếu kết hợp cùng với:
- Các thuốc chống nấm dẫn xuất Azol, Dasatinib, Cefpodoxim, Delavirdin...
- Thuốc Delavirdine, Mesalamin, Erlotinib.
- Thuốc Saquinavir.
6. Lưu ý khi dùng thuốc Vinfadin
- Cần thận trọng khi sử dụng thuốc Vinfadin cho người làm nghề lái xe hoặc vận hành máy móc.
- Thuốc Vinfadin có thể che lấp các dấu hiệu của khối u ác tính.
- Không tự điều trị bằng thuốc Vinfadin cho trẻ em dưới 12 tuổi.
- Thuốc Vinfadin có thể làm tăng nguy cơ viêm phổi mắc phải ở cộng đồng.
- Thận trọng khi dùng thuốc Vinfadin cho người suy gan, thận nặng.
- Không cần điều chỉnh liều Vinfadin ở người cao tuổi.
- Riêng đối với bệnh trào ngược thì nên kết hợp việc sử dụng thuốc Vinfadin với chế độ ăn uống hợp lý, khoa học.
- Thận trọng khi dùng Vinfadin cho phụ nữ có thai và cho con bú.
- Tuyệt đối không sử dụng khi thuốc Vinfadin có dấu hiệu bị đổi màu, mốc, chảy nước hay hết hạn dùng.
Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Vinfadin, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.