Thuốc Tinibat có thành phần chính là Imatinib, thường được sử dụng trong điều trị ung thư bạch cầu tủy mạn, u ác tính đường tiêu hóa, ... Người dùng Tinibat có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn như giảm bạch cầu trung tính, thiếu máu, buồn nôn và tiêu chảy, ...
1. Tinibat là thuốc gì?
Thuốc Tinibat được sản xuất bởi Công ty S.C. Sindan-Pharma S.R.L. – Ru-ma-ni và lưu hành trên thị trường với số đăng ký là VN2 – 515 – 16. Tinibat được phân loại vào nhóm thuốc chống ung thư và tác động vào hệ thống miễn dịch. Thành phần hoạt chất chính của thuốc Tinibat là Imatinib.
Dạng bào chế: Viên nang cứng, mỗi viên chứa 100mg Imatinib và các tá dược khác của nhà sản xuất.
Dạng đóng gói: Vỉ 10 viên, mỗi hộp gồm 12 vỉ và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.
2. Công dụng thuốc Tinibat
Imatinib là chất ức chế protein-tyrosinekinase, có tác dụng ức chế chính xác tác nhân gây bệnh trong bệnh bạch cầu tủy mạn. Tỉ lệ đáp ứng về huyết học và dị truyền rất cao, có khả năng đưa bệnh nhân trở lại cuộc sống bình thường.
Imatinib được dùng bằng đường uống, sinh khả dụng tuyệt đối khoảng 98% và thay đổi tùy theo loại thực phẩm ăn vào. Imatinib được đào thải chủ yếu qua phân và nước tiểu.
3. Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Tinibat
Thuốc Tinibat thường được chỉ định trong các trường hợp sau:
- Người bệnh ung thư bạch cầu dòng tủy mạn (CML)
- Người bệnh dương tính có u ác đường tiêu hóa di căn và/hoặc không thể phẫu thuật cắt bỏ.
Chống chỉ định: Tuyệt đối không sử dụng thuốc Tinibat cho người bệnh mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc, mẫn cảm với đậu nành hoặc đậu phộng.
4. Liều lượng và cách dùng thuốc Tinibat
Để đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc Tinibat, người bệnh chỉ được dùng khi có sự chỉ định của bác sĩ và phải tuân thủ theo liệu trình điều trị. Bệnh nhân không được tự ý ngưng thuốc, thay đổi liều lượng và đường dùng của thuốc. Đồng thời, không nên sử dụng chung thuốc Tinibat với người khác hoặc đưa thuốc cho người khác sử dụng ngay cả khi họ có cùng chẩn đoán.
Liều lượng:
- Thuốc Tinibat nên được chỉ định bởi bác sĩ có kinh nghiệm trong điều trị ung thư bạch cầu dòng tủy mạn hoặc u dạ dày có di căn.
- Liều lượng thuốc phụ thuộc vào thể bệnh và tình trạng cấp tính hay mãn tính. Liều thường dùng là 400 – 600 – 800mg / ngày, có thể uống 1 – 2 lần / ngày vào buổi sáng và tối. Thời gian điều trị để bệnh ổn định là 7 ngày – 13 tháng, trung bình là 7 tháng.
- Lưu ý với các đối tượng sau:
- Trẻ em: Không có kinh nghiệm lâm sàng điều trị Tinibat cho trẻ dưới 2 tuổi.
- Suy gan: Thuốc Tinibat được chuyển hóa chủ yếu ở gan. Do đó, những bệnh nhân có rối loạn chức năng gan nên sử dụng liều thấp nhất được khuyến cáo là 400mg/ ngày và có thể giảm liều nếu không dung nạp.
- Suy thận: Bệnh nhân có rối loạn chức năng thận hoặc lọc máu nên dùng liều thấp nhất được khuyến cáo là 400mg/ ngày và có thể giảm liều nếu không dung nạp.
- Người già: Không cần chỉnh liều.
Cách dùng:
- Thuốc Tinibat được bào chế dưới dạng viên nén và dùng theo đường uống. Bệnh nhân nên uống thuốc với một cốc nước lớn để hạn chế kích ứng đường tiêu hóa. Nên sử dụng nước lọc để uống nước, không dùng các loại nước ép trái cây, nước trà, nước chè, cà phê, ... để uống cùng với thuốc. Không bẻ đôi hoặc nhai viên thuốc.
Xử trí khi quên một liều thuốc Tinibat:
- Nếu quên một liều thuốc, bạn có thể dùng liều khác thay thế. Nếu đã đến gần lần dùng thuốc tiếp theo thì bạn có thể bỏ qua và dùng liều tiếp theo như chỉ dẫn.
- Lưu ý: Không thêm liều hoặc gấp đôi liều để bù liều đã quên.
Xử trí khi quá liều thuốc Tinibat:
- Đã có trường hợp quá liều thuốc Tinibat được báo cáo. Khi quá liều, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất để được cấp cứu kịp thời. Người nhà cần mang theo tất cả thuốc và sổ khám bệnh của bệnh nhân để hỗ trợ cho việc chẩn đoán.
5. Tác dụng không mong muốn
Ngoài tác dụng điều trị, thuốc Tinibat có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn trong quá trình sử dụng như:
- Rất thường gặp: Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, thiếu máu, buồn nôn, tiêu chảy, nôn, khó tiêu, đau bụng, nhức đầu, phù quanh mắt, viêm da, chàm, phát ban, chuột rút, đau cơ, co cơ, đau xương khớp, phù và mệt mỏi.
- Thường gặp: Sốt giảm bạch cầu trung tính, thiếu máu không tái tạo, mất ngủ, chán ăn, chóng mặt, dị cảm, giảm cảm giác, rối loạn vị giác, phù mí mắt, hay chảy nước mắt, viêm kết mạc, xuất huyết kết mạc, khô mắt, mờ mắt, đỏ mặt, xuất huyết, chảy máu cam, khó thở, ho, chướng bụng, đầy hơi, trào ngược dạ dày – thực quản, khô miệng, táo bón, viêm dạ dày, sưng khớp, phù, da khô, ban đỏ, ra mồ hôi trộm, rụng tóc, nhạy cảm ánh sáng, tăng men gan, sốt, suy nhược, phù toàn thân, rét run, ớn lạnh và sụt cân.
- Ít gặp: Mũi họng, viêm phổi, viêm xoang, viêm dạ dày-ruột, nhiễm trùng huyết, tăng tiểu cầu, ức chế tủy xương, tăng bạch cầu ái toan, nổi hạch, hạ kali máu, chán ăn, mắt nước, bệnh gut, tăng acid uric, tăng calci máu, tăng đường huyết, đau nửa đầu, buồn ngủ,ngất, đau thần kinh ngoại vi, giảm trí nhớ, suy tim sung huyết, phù phổi, tăng huyết áp, tụ máu dưới màng cứng, viêm thực quản, cổ trướng, loét dạ dày và nôn ra máu, ...
- Hiếm gặp: Nhiễm nấm, thiếu máu tán huyết, hội chứng ly giải khối u, gan, hoại tử gan cấp, bệnh da viêm da sốt giảm bạch cầu (hội chứng Sweet), ruột, suy đổi màu móng, phù mạch thần kinh, lú lẫn. tăng áp lực nội sọ, co giật, viêm dây thần kinh thị giác, viêm mụn nước phát ban, hồng ban đa dạng, hội chứng Stevens-Johnson, hội chứng ngoại ban mủ toàn thân cấp tính (AGEP), xơ hóa phổi, tăng áp động mạch phổi, bệnh phổi, xuất huyết và viêm đại tràng, ...
- Không rõ tần suất: Xuất huyết khối u/ hoại từ khối u, hội chứng tay-chân, dày sừng dạng lichen, lichen phẳng, phù mạch não, xuất huyết thủy tinh thể, viêm màng ngoài tim, chèn ép tim, hoại tử/ hoại tử xương chậu và chậm phát triển ở trẻ em, ...
Đây không phải tất cả các tác dụng phụ của thuốc Tinibat. Người bệnh có thể gặp những tác dụng phụ khác chưa được báo cáo, nghiên cứu. Vì vậy, hãy liên hệ với bác sĩ ngay khi có bất kỳ triệu chứng bất thường nào trong quá trình sử dụng Tinibat.
6. Tương tác thuốc
Để sử dụng Tinibat an toàn và hiệu quả, tránh hiện tượng tương tác thuốc, bệnh nhân cần liệt kê và thông báo với bác sĩ về tất cả thuốc đang được kê đơn để điều trị những bệnh khác. Một số thực phẩm, đồ uống như thức ăn lên men, đồ uống có cồn, bia, rượu, ...có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc. Vì vậy, cần tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng những loại thực phẩm này trong quá trình điều trị với Tinibat.
Các thuốc có thể tương tác với Tinibat như:
- Ketoconazole, Itraconazole, Erythromycin, Clarithromycin... : làm tăng nồng độ của thuốc Tinibat trong huyết tương.
- Dexamethasone, Phenytoin, Carbamazepicine, Rifampicine, Phenobarbital: Làm giảm nồng độ của Tinibat trong huyết tương.
- Imatinib Simvastatin, Ceclosporin, Paracetamol: Làm thay đổi nồng độ của Tinibat trong huyết tương.
7. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Tinibat
Sử dụng thuốc Tinibat cho phụ nữ có thai và cho con bú: Chưa có đầy đủ dữ liệu về tính an toàn cũng như kinh nghiệm khi dùng Tinibat trong thai kỳ và thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ. Vì vậy, không nên sử dụng thuốc Tinibat cho đối tượng này.
Thận trọng khi sử dụng Tinibat cho cho người suy gan nặng, cần kiểm tra công thức máu và men gan.
Tinibat có thể gây tác dụng phụ là ứ dịch nặng như cổ chướng, tràn dịch màng phổi, phù phổi, ... Do đó, 1 – 2 % người dùng thuốc nên kiểm tra cân nặng thường xuyên, đặc biệt đối với người gia, người suy tim.
Cần chú ý tình trạng xuất huyết có thể xảy ra ở người dùng thuốc Tinibat
8. Bảo quản thuốc
- Bảo quản thuốc Tinibat trong bao bì gốc của nhà sản xuất, ở nơi thoáng mát, sạch sẽ tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, nhiệt độ từ 15 - 30 độ C.
- Để Tinibat tránh xa tầm tay trẻ em cũng như vật nuôi, tránh chúng không biết nhai phải gây ra những tác dụng không mong muốn nghiêm trọng.
- Không dùng thuốc Tinibat đã hết hạn sử dụng hoặc có dấu hiệu thay đổi màu sắc, tính chất, mùi vị, không còn nguyên tem nhãn.
- Không vứt thuốc Tinibat vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi được yêu cầu.
Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Tinibat, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi sử dụng. Lưu ý, Tinibat là thuốc kê đơn, người bệnh tuyệt đối không tự ý mua và điều trị tại nhà vì có thể gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn, gây biến chứng nặng nề.