Công dụng thuốc Tarcefoksym

Thuốc Tarcefoksym được sử dụng trong điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu - sinh dục, nhiễm khuẩn xương khớp, nhiễm trùng hô hấp,... Vậy cách sử dụng thuốc Tarcefoksym như thế nào? Cần lưu ý những gì khi sử dụng Tarcefoksym? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin cần thiết về thuốc Tarcefoksym qua bài viết dưới đây.

1. Thuốc Tarcefoksym là thuốc gì?

Tên thuốc: Tarcefoksym

Thành phần: Thuốc Tarcefoksym 1g bao gồm:

  • Hoạt chất chính Cefotaxime 1g.
  • Tá dược khác vừa đủ lọ 20ml.

Dạng bào chế: Bột pha dung dịch tiêm.

Nhà sản xuất:

  • SĐK: VN-18105-14.
  • Hãng sản xuất: Tarchomin Pharmaceutical Works Polfa S.A - Poland.

Đóng gói: Hộp 1 lọ bột.

2. Thuốc Tarcefoksym có tác dụng gì?

Thuốc Tarcefoksym được chỉ định điều trị:

  • Viêm màng não
  • Nhiễm trùng xương, khớp
  • Nhiễm khuẩn huyết
  • Viêm màng tim do vi khuẩn gram âm và cầu khuẩn gram dương gây ra.
  • Nhiễm khuẩn da và các mô mềm.
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp
  • Nhiễm khuẩn đường niệu
  • Bệnh lậu cầu
  • Nhiễm trùng ổ bụng
  • Nhiễm trùng phụ khoa.
  • Dự phòng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật.

3. Liều dùng - Cách dùng thuốc Tarcefoksym 1g

3.1 Liều dùng

Người lớn:

  • Với nhiễm khuẩn không biến chứng: mỗi liều Tarcefoksym 1g cách nhau 12 giờ, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch
  • Với các bệnh như viêm màng não, nhiễm khuẩn nặng: mỗi liều 2 g dùng cách nhau từ 6-8 giờ, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch.
  • Nhiễm lậu cầu không biến chứng: mỗi liều Tarcefoksym 1g, tiêm bắp.
  • Dự phòng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật: Tiêm Tarcefoksym 1g trước 30 phút trước khi mổ.

Trẻ em:

  • Trẻ từ 2 tháng - dưới 12 tuổi: liều 50-150mg/kg mỗi ngày, 3-4 lần, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch
  • Trẻ em > 1 tuần tuổi: mỗi ngày 75-150mg, chia thành 3 lần, tiêm tĩnh mạch.
  • Trẻ sinh non và sơ sinh: < 7 ngày 50 mg/kg/ngày, chia làm 2 lần, tiêm IV.
  • Trẻ em sơ sinh, trẻ sinh non: tiêm tĩnh mạch, 50 mg/kg mỗi ngày, chia thành 2 lần.

Trường hợp khác:

Bệnh nhân suy thận (ClCr < 10ml): giảm nửa liều dùng.

3.2 Cách dùng

  • Pha thuốc Tarcefoksym 20ml với dung môi để tạo thành dung dịch thuốc tiêm.
  • Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch (ưu tiên tiêm tĩnh mạch đối với trẻ nhỏ).
  • Tiêm chậm (tránh gây sốc cho bệnh nhân khi tiêm).

4. Chống chỉ định

Chống chỉ định:

  • Nhạy cảm với Cephalosporin, đặc biệt là Cefotaxime.
  • Phụ nữ có thai (nhất là 3 tháng đầu của thai kỳ).
  • Bà mẹ đang cho con bú (Tarcefoksym có thể bài tiết qua sữa nên sẽ gây độc cho em bé).

5. Tác dụng phụ của thuốc Tarcefoksym

Một số các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra khi sử dụng thuốc Tarcefoksym như:

6. Tương tác

  • Dùng Tarcefoksym kết hợp với Probenecid làm tăng nồng độ Cefotaxime trong huyết tương.
  • Dùng thuốc Tarcefoksym chung với Colistin tăng nguy cơ tổn thương thận.
  • Sử dụng thuốc Tarcefoksym chung với Azlocillin, có thể gây cơn động kinh hoặc bệnh về não với các bệnh nhân bị thận.
  • Kết hợp thuốc Tarcefoksym với các Ureido-Penicilin có thể làm giảm độ đào thải của thuốc với những người có chức năng thận yếu.

7. Lưu ý khi sử dụng Tarcefoksym

Lưu ý và thận trọng

  • Dị ứng penicillin.
  • Bệnh nhân bị suy thận, suy thận.
  • Xem hạn sử dụng trước khi tiêm.

Lưu ý khi dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú

  • Cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ khi sử dụng thuốc Tarcefoksym 1g cho phụ nữ có thai và cho con bú.
  • Không khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú .

Bài viết đã cung cấp thông tin thuốc Tarcefoksym có tác dụng gì, liều dùng và lưu ý khi sử dụng. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc Tarcefoksym theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Bảo quản thuốc Tarcefoksym ở nơi khô thoáng, nhiệt độ dưới 25 độ C và tránh xa tầm với của trẻ nhỏ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe