Công dụng thuốc Stamlo 10

Thuốc Stamlo 10 được sản xuất và đăng ký bởi Công ty Dr. Reddys Laboratories Ltd., thuộc nhóm thuốc tim mạch. Cùng tìm hiểu thêm thông tin về chỉ định và công dụng của thuốc Stamlo 10 qua bài viết đây.

1. Stamlo 10 là thuốc gì?

Thuốc Stamlo 10 có thành phần chính chứa hoạt chất Amlodipin besylate với hàm lượng 10mg cùng với tá dược vừa đủ 1 viên, thuốc được bào chế dưới dạng viên nén không bao, trình bày dạng hộp có 2 vỉ, mỗi vỉ có 10 viên nén.

2. Công dụng của thuốc Stamlo 10

Thuốc Stamlo 10 được chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau:

3. Cách dùng và liều dùng thuốc Stamlo 10

3.1 Cách dùng thuốc Stamlo 10

Thuốc Stamlo 10 được bào chế dưới dạng viên nén được dùng bằng đường uống.

3.2 Liều dùng thuốc Stamlo 10

Trong điều trị tăng huyết áp:

  • Nên sử dụng liều khởi đầu thông thường là 5mg x 1 lần/ ngày. Sau đó có thể tăng liều đến liều tối đa là 10mg x 1 lần/ ngày phụ thuộc vào mức độ đáp ứng của người bệnh.
  • Liều dùng cần phải được điều chỉnh phù hợp với từng người bệnh. Với bệnh nhân có thể trạng gầy yếu, người già hoặc người có suy giảm chức năng gan, liều khởi đầu nên cân nhắc là 2,5 mg x 1 lần/ ngày và liều này cũng có thể được đề nghị khi sử dụng Amlodipin trong việc điều trị kết hợp.

Trong điều trị đau thắt ngực:

  • Đối với bệnh nhân có đau thắt ngực mãn tính ổn định và co thắt mạch thì liều đề nghị là từ 5 đến 10mg. Phần lớn trên lâm sàng người bệnh sẽ được yêu cầu sử dụng liều 10 mg để đạt hiệu quả.
  • Nên kết hợp điều trị với các thuốc chống tăng huyết áp, các thuốc chống co thắt khác như: Thuốc ức chế ACE, Thiazid, thuốc chẹn beta, các Nitroglycerin ngậm dưới lưỡi, Nitrat tác dụng kéo dài đều có thể sử dụng an toàn với Stamlo 10.

Điều trị đối với người bệnh có suy giảm chức năng gan:

  • Hoạt chất Amlodipin được chuyển hóa rộng rãi ở gan, chưa có liều khuyến cáo đối với người bệnh suy giảm chức năng gan ở mức độ vừa và nhẹ, nên cần khởi đầu với liều thấp nhất có hiệu quả, có thể sử dụng liều 2,5mg/ ngày. Đối với bệnh nhân suy giảm chức năng gan mức độ nặng cần phải đặc biệt thận trọng.

Điều trị đối với người bệnh có suy giảm chức năng thận:

  • Không cần tiến hành điều chỉnh liều đối với bệnh nhân suy thận.

Độ an toàn và tính hiệu quả của Stamlo 10 ở trên đối tượng là trẻ em chưa được thiết lập, không nên sử dụng Stamlo 10 trên đối tượng này.

Liều dùng trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, khuyến cáo bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để có phác đồ điều trị phù hợp với mỗi tình trạng bệnh.

3.3 Quá liều và cách xử trí quá liều

Việc sử dụng một lượng lớn thuốc Stamlo 10 có thể dẫn tới tình trạng quá liều có thể gây giãn mạch ngoại vi và kèm theo nhịp tim nhanh. Ngoài ra đã có các báo cáo về tình trạng tụt huyết áp mạnh, kéo dài và có thể bao gồm sốc, tử vong.

Khi phát hiện một bệnh nhân sử dụng quá liều thuốc Stamlo 10, cần đưa người bệnh cấp cứu ngay, chỉ định sử dụng than hoạt tính ngay trong lúc đó hoặc trong vòng 2 giờ sau khi người bệnh sử dụng quá liều Stamlo 10 có thể làm giảm đáng kể sự hấp thu của Amlodipin. Đối với những người bệnh đã có triệu chứng nặng hơn cần có sự theo dõi chặt chẽ và điều trị của các bác sĩ chuyên khoa.

4. Tác dụng không mong muốn của thuốc Stamlo 10

Bên cạnh các tác dụng điều trị, trong quá trình sử dụng thuốc Stamlo 10, người bệnh có thể gặp phải các tác dụng không mong muốn như sau:

  • Tác dụng phụ thường gặp như: Rối loạn hệ thần kinh (chóng mặt, đau đầu, ngủ gà), rối loạn tim (đánh trống ngực), rối loạn hệ tiêu hóa (buồn nôn, đau bụng, khó tiêu, tiêu chảy, táo bón), rối loạn hô hấp (khó thở), rối loạn thị giác (nhìn đôi), rối loạn cơ xương và các mô liên kết (chuột rút, sưng mắt cá chân), rối loạn tại chỗ và toàn thân (mệt mỏi, phù, suy nhược).
  • Tác dụng phụ ít gặp như: Rối loạn hệ miễn dịch (các phản ứng dị ứng), rối loạn máu và hệ bạch huyết (giảm tiểu cầu, bạch cầu), tối loạn tâm thần (mất ngủ, thay đổi tâm tính, trầm cảm), rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng (tăng đường huyết), rối loạn thính giác và tai trong (ù tai), rối loạn hệ thần kinh (dị cảm, giảm xúc giác, tăng trương lực cơ, bất tỉnh, bệnh thần kinh ngoại biên, rối loạn vị giác, rối loạn ngoại tháp, run rẩy), rối loạn tiêu hóa (khó tiêu, khô miệng, tăng sản lợi, viêm dạ dày, viêm tụy), rối loạn hô hấp, trung thất và ngực (khó thở, ho, viêm mũi), rối loạn mạch (viêm mạch máu, hạ huyết áp), rối loạn thận và tiết niệu (rối loạn tiểu tiện, tiểu lắt nhắt, đi tiểu về đêm), rối loạn da và mô dưới da (tăng tiết mồ hôi, rụng lông tóc, sạm da, ban xuất huyết, phát ban, mày đay, ngứa, ngoại ban), rối loạn hệ cơ xương và các mô liên kết (đau cơ, đau khớp, đau lưng), rối loạn vú và hệ sinh sản (vú to ở nam giới, rối loạn cương dương), rối loạn tại chỗ và toàn thân (đau ngực, đau, khó chịu), có sự tăng cân hoặc giảm cân.
  • Tác dụng phụ hiếm gặp như: Gan (vàng da, viêm gan, tăng men gan), rối loạn hệ miễn dịch (phản ứng dị ứng như ban da, ngứa, hồng ban đa dạng và phù mạch), hệ tim mạch (loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, đau ngực).

Trong quá trình sử dụng thuốc Stamlo 10, khuyến cáo người bệnh nếu gặp phải bất cứ dấu hiệu, triệu chứng bất thường nào cần liên hệ ngay với bác sĩ điều trị để được hỗ trợ điều trị và xử trí kịp thời.

5. Tương tác thuốc Stamlo 10

Các báo cáo và nghiên cứu đã chứng minh được thuốc Stamlo 10 sử dụng an toàn với các loại thuốc như: Ức chế thụ thể beta, ức chế thụ thể alpha, các thuốc ức chế men chuyển Angiotensin (ACL), thuốc lợi tiểu Thiazid, Nitroglycerin ngậm dưới lưỡi, các Nitrat tác dụng kéo dài, các kháng sinh, các thuốc chống viêm NSAIDs và các thuốc hạ đường huyết đường uống.

Bệnh nhân đang sử dụng đồng thời Stamlo 10 và Simvastatin, cần giới hạn liều của Simvastatin là 20mg/ ngày.

Không nên sử dụng bưởi hoặc nước bưởi trên đối tượng bệnh nhân đang dùng Stamlo 10 vì có thể làm tăng tác dụng hạ huyết áp của thuốc.

Cần thận trọng khi sử dụng thuốc Stamlo 10 với các chất ức chế CYP3A4 (như Ritonavir, Ketoconazol, Itraconazol) vì các chất này có thể làm tăng nồng độ thuốc Stamlo 10 trong máu.

Các chất cảm ứng CYP3A4 (như Perforatum, Rifampicin, Hypericum) có thể làm giảm nồng độ của Stamlo 10 trong máu, nên thận trọng khi dùng đồng thời các loại thuốc này.

Cần theo dõi chặt chẽ người bệnh khi sử dụng đồng thời Stamlo 10 Clarithromycin vì có nguy cơ gây ra tình trạng hạ huyết áp trên người bệnh.

Lithi khi sử dụng cùng với Stamlo 10 có thể gây ra tình trạng độc thần kinh, nôn, buồn nôn và tiêu chảy.

Các thuốc gây mê có thể làm tăng tác dụng chống huyết áp của Stamlo 10, dẫn đến tình trạng huyết áp giảm mạnh hơn.

6. Lưu ý khi sử dụng thuốc Stamlo 10

6.1 Chống chỉ định của thuốc Stamlo 10

Thuốc Stamlo 10 chống chỉ định sử dụng cho các đối tượng sau:

  • Người bệnh có tiền sử mẫn cảm với Amlodipin, dẫn xuất của Dihydropyridin hoặc bất cứ thành phần tá dược nào có trong Stamlo 10.
  • Người bệnh đang có tình trạng hạ huyết áp nghiêm trọng.
  • Bệnh nhân sốc bao gồm cả sốc tim.
  • Bệnh nhân bị tắc nghẽn đường ra ở tâm thất trái như: Hẹp động mạch chủ mức độ nặng.
  • Bệnh nhân suy tim có huyết động không ổn định sau khi bị nhồi máu cơ tim thể cấp tính.

6.2 Thận trọng khi sử dụng Stamlo 10

  • Thuốc Stamlo 10 cần được sử dụng thận trọng trên đối tượng có suy giảm chức năng gan.
  • Đối với bệnh nhân suy giảm chức năng thận vẫn có thể sử dụng liều thông thường trên đối tượng bệnh nhân này.
  • Đối với người cao tuổi: Thận trọng khi tiến hành điều chỉnh liều trên đối tượng này.
  • Khi sử dụng Stamlo 10 có thể gặp phải các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, các triệu chứng này có thể ảnh hưởng nhẹ hoặc trung bình đến khả năng lái xe và vận hành máy móc của bệnh nhân, cần khuyến cáo trước khi sử dụng trên các đối tượng bệnh nhân này.
  • Đối với phụ nữ có thai và bà mẹ đang cho con bú, cần hạn chế sử dụng Stamlo 10, chỉ nên dùng khi không thể có biện pháp thay thế, cân nhắc giữa lợi ích mang lại và rủi ro có thể gặp phải và cần phải có sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ điều trị.

7. Bảo quản thuốc Stamlo 10

Bảo quản thuốc Stamlo 10 ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hoặc nhiệt độ cao, nhiệt độ bảo quản thích hợp dưới 30 độ C.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Stamlo 10, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Lưu ý, Stamlo 10 là thuốc kê đơn, người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc và điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe