Công dụng thuốc SP Cefmetazole

Thuốc SP Cefmetazole thuộc nhóm thuốc kháng sinh Cephalosporin thế hệ thứ hai. Thuốc được bào chế theo dạng thuốc bột pha tiêm, thuốc tiêm hoặc dung dịch thuốc tiêm tĩnh mạch. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về thuốc SP Cefmetazole qua bài viết dưới đây

1. Thuốc SP Cefmetazole có tác dụng gì?

Thuốc SP Cefmetazole được sử dụng trong các trường hợp sau đây:

  • Điều trị bệnh lậu
  • Điều trị và dự phòng ngăn ngừa khuẩn kỵ khí, nhiễm khuẩn hỗn hợp.

2. Liều dùng - Cách dùng thuốc SP Cefmetazole

Thuốc SP Cefmetazole được sử dụng cho đường tiêm.

Liều dùng thuốc được chỉ định như sau:

  • Người lớn: Sử dụng 0,5 - 1g Cefmetazole mỗi 12 giờ qua tiêm truyền IM hoặc tiêm tĩnh mạch chậm trong 3 - 5 phút. Nhiễm trùng nặng: 3 - 4g Cefmetazole mỗi ngày, chia làm nhiều lần mỗi 6 - 8 giờ. Liều cũng có thể được truyền qua đường tĩnh mạch trong 10 - 60 phút.
  • Suy thận: Khoảng cách giữa các liều: 12, 16 hoặc 24 giờ ở người bệnh suy thận nhẹ, trung bình hoặc nặng. Người bệnh hầu như không có chức năng thận: Có thể dùng liều mỗi 48 giờ sau khi thẩm tách máu.

3. Chống chỉ định dùng thuốc SP Cefmetazole

Thuốc SP Cefmetazole không được dùng trong trường hợp người bệnh quá mẫn hoặc có tiền sử dị ứng với Cephalosporin hoặc bất kỳ thành phần tá dược nào có trong thuốc.

4. Lưu ý khi sử dụng thuốc SP Cefmetazole

Trước khi sử dụng thuốc SP Cefmetazole người bệnh nên tham khảo kỹ hướng dẫn dùng thuốc hoặc chỉ định dùng thuốc theo toa thuốc của bác sĩ, dược sĩ. Ngoài ra có thể tham khảo một số thông tin dưới đây:

  • Tiền sử dị ứng.
  • Rối loạn chuyển hóa porphyrin.
  • Người suy thận.
  • Theo dõi tình trạng thận và huyết học trong thời gian điều trị liều cao và kéo dài.
  • Phụ nữ cho con bú.

5. Tác dụng không mong muốn

Trong quá trình sử dụng thuốc SP Cefmetazole, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như sau:

  • Phản ứng quá mẫn
  • Độc tính trên thận
  • Giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt
  • Biến chứng chảy máu liên quan đến giảm prothrombin huyết hoặc rối loạn chức năng tiểu cầu
  • Ảnh hưởng đến tiêu hóa
  • Nhiễm độc thần kinh trung ương
  • Bội nhiễm
  • Đau tại vị trí tiêm (IM)
  • Viêm tắc tĩnh mạch (truyền IV)
  • Viêm gan siêu vi
  • Vàng da ứ mật.
  • Tăng thoáng qua giá trị men gan
  • Phản ứng dương tính giả với glucose bằng cách sử dụng phản ứng khử đồng
  • Xét nghiệm Coombs 'dương tính.
  • Có thể tạo ra giá trị cao giả trong phương pháp Jaffe đo nồng độ creatinine.
  • Có khả năng gây tử vong
  • Viêm đại tràng màng giả.

Người bệnh cần thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ điều trị những tác dụng phụ mình gặp phải trong quá trình sử dụng thuốc SP Cefmetazole.

6. Tương tác thuốc SP Cefmetazole với thuốc khác

Thuốc SP Cefmetazole khi kết hợp dùng chung với một số thuốc khác hoặc dược phẩm khác có thể xảy ra tình trạng tương tác thuốc như:

  • Phản ứng giống Disulfiram với rượu.
  • Có thể tăng cường đáp ứng giảm prothrombin huyết với thuốc chống đông máu.
  • Giảm thanh thải qua thận do probenecid.

Hy vọng với những thông tin được cung cấp trên đây, người bệnh có thể có thêm nhiều thông tin hữu ích về dòng thuốc SP Cefmetazole. Người bệnh hãy luôn tuân thủ đúng theo tờ hướng dẫn dùng thuốc và chỉ định từ bác sĩ, dược sĩ trước khi sử dụng thuốc SP Cefmetazole, tuyệt đối không tự ý mua thuốc về nhà tự điều trị sẽ có thể gây ra những tác dụng phụ không muốn làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe