Refortan là thuốc có tác dụng với máu dùng theo đơn kê bác sĩ. Cùng tìm hiểu rõ hơn thuốc Refortan có tác dụng gì? Liều dùng thuốc Refortan ra sao, cách dùng Refortan thế nào?... trong bài viết sau đây.
1. Refortan là thuốc gì?
Refortan là dung dịch tiêm truyền dùng theo đơn. Thuốc Refortan được sản xuất bởi hãng dược phẩm Berlin Chemie AG - ĐỨC, sử dụng trong nước theo số đăng ký VN-5392-01.
Thành phần chính có trong Refortan là hoạt chất Hydroxyethyl Starch hàm lượng 30g, cùng các hoạt chất như:
- Natri clorid 4,5g;
- Nước cất pha tiêm vừa đủ 500ml.
Thuốc Refortan bào chế dạng dung dịch chai 250ml và chai 500ml.
2. Thuốc Refortan có tác dụng gì?
Refortan là dung dịch thay thế huyết tương được sản xuất với công dụng chính là tăng thể tích tuần hoàn khi thiếu hụt với các đối tượng bị chảy máu, bỏng hay các trường hợp nhiễm khuẩn.
Thuốc Refortan có tác dụng tăng thể tích tuần hoàn máu với công dụng mạnh từ 100 – 150% lượng dịch bù vào. Công dụng này kéo dài từ 8 – 10 ngày sau khi sử dụng.
Hoạt chất có trong thuốc Refortan đào thải qua thận, không giải phóng Histamin nên nguy cơ gây sốc phản vệ cực thấp.
3. Chỉ định dùng thuốc Refortan
Thuốc Refortan được chỉ định cho các đối tượng bị giảm thể tích máu với điều kiện các dịch truyền tinh thể khác không có hiệu quả.
4. Liều dùng – Cách sử dụng thuốc Refortan
Để dùng Refortan an toàn bạn cần dùng đúng liều, đúng cách.
Dùng thuốc Refortan theo liều bởi sự chỉ định của bác sĩ. Thường các bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng giảm thể tích máu, kg trọng lượng cơ thể... để chỉ định liều dùng Refortan phù hợp.
Tuy nhiên, liều Refortan không quá 2g HES/kg trọng lượng cơ thể/ngày.
Cách dùng Refortan: Thuốc Refortan được bào chế dạng dung dịch truyền. Do đó, cách dùng Refortan là truyền tĩnh mạch. Khi truyền Refortan không quá 0,33ml/ kg/ phút. Đầu tiên cần truyền chậm trong khoảng 20ml, nhằm mục đích phát hiện, đánh giá các tác dụng phụ, mẫn cảm (nếu có) khi dùng Refortan.
5. Chống chỉ định thuốc Refortan
Không dùng Refortan cho các đối tượng:
- Dị ứng với các thành phần có trong Refortan;
- Đang điều trị hồi sức tích cực;
- Suy gan/ thận nặng;
- Phẫu thuật tim hở;
- Xuất huyết não;
- Phù phổi;
- Suy tim sung huyết;
- Xuất huyết;
- Rối loạn đông máu.
Những đối tượng trên không dùng thuốc Refortan. Bên cạnh đó, khi truyền Refortan nếu có các biểu hiện như: Đi tiểu khó, tiểu nhiều, màu sắc nước tiểu thay đổi, phù thì cần dừng thuốc Refortan ngay và thông báo cho bác sĩ.
6. Tác dụng phụ thuốc Refortan
Trong khi dùng Refortan bạn cũng có thể gặp phải các tác dụng phụ gồm:
- Rối loạn đông máu;
- Phản vệ;
- Quá mẫn;
- Tim đập nhanh;
- Ngứa;
- Giảm chỉ số Hematocrit;
- Tăng enzym Amylase;
- Tổn thương gan/ thận;
Theo dõi và thông báo cho bác sĩ các tác dụng phụ khi dùng thuốc Refortan để được xử trí.
7. Thận trọng khi dùng thuốc Refortan
Một số cảnh báo và thận trọng được đưa ra khi dùng Refortan gồm:
- Thuốc Refortan không ảnh hưởng đến chức năng thận;
- Nồng độ HES gần như bằng không sau khi truyền Refortan khoảng 24h;
- Phụ nữ có thai không dùng thuốc Refortan;
- Cho con bú không dùng Refortan;
- Lái xe và vận hành máy móc có thể dùng thuốc Refortan;
- Chưa có dữ liệu về tương tác khi dùng Refortan, do đó bạn cũng cần thận trọng. Thông báo cho bác sĩ các thuốc đang dùng và không trộn các loại thuốc lẫn nhau khi dùng Refortan.
Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Refortan, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Lưu ý, Refortan là thuốc kê đơn, người bệnh cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý điều trị tại nhà.