Công dụng thuốc Orihepa

Thuốc Orihepa là thuốc có thành phần chính là Tenofovir disoproxil fumarat, có tác dụng hiệu quả trong điều trị viêm gan siêu vi B mạn tính, phối hợp thuốc kháng retrovirus khác trong điều trị nhiễm HIV. Thuốc Orihepa là thuốc kê đơn, nên để đảm bảo hiệu quả sử dụng, người bệnh cũng cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, đồng thời tham khảo thêm nội dung thông tin về những công dụng thuốc Orihepa trong bài viết dưới đây.

1. Công dụng thuốc Orihepa là gì?

1.1. Thuốc Orihepa là thuốc gì?

Thuốc Orihepa là loại thuốc thuộc nhóm thuốc kháng vi-rút. Thuốc Oratid có thành phần chính là Tenofovir disoproxil 245mg (dưới dạng Tenofovir disoproxil fumarat 300mg).

Thuốc Oratid được sản xuất tại Công ty cổ phần sản xuất - thương mại Dược phẩm Đông Nam - Việt Nam và có số đăng ký là QLĐB - 387 - 13.

Thuốc được bào chế ở dạng viên nén bao phim, và được đóng gói ở dạng hộp 6 vỉ x 10 viên.

1.2. Thuốc Orihepa có tác dụng gì?

  • Chỉ định sử dụng của thuốc Orihepa:
    • Ức chế sự phát triển, và nhân lên của vi-rút HBV từ đó để điều trị về bệnh vi-rút viêm gan siêu vi B mãn tính ở giai đoạn xơ gan còn bù (chưa mất chức năng gan).
    • Hỗ trợ và điều trị cho những người bị nhiễm HIV - 1 (không được dùng thuốc riêng lẻ, cần phải kết hợp với những thuốc kháng retrovirus).
    • Ngăn ngừa nhiễm bệnh HIV đối với những người đã có sự tiếp xúc với mầm bệnh (thuốc cần phải dùng để kết hợp với những thuốc kháng retrovirus).
    • Điều trị cho bệnh nhân mắc viêm gan B mãn tính.
  • Chống chỉ định sử dụng của thuốc Orihepa: Thuốc Orihepa 300mg không được sử dụng cho các đối tượng sau đây:
    • Người bệnh bị mẫn cảm với Tenofovir hoặc bất cứ những thành phần nào của thuốc.
    • Người bệnh bị suy thận nặng.
    • Trẻ em dưới 18 tuổi.
    • Rối loạn công thức máu: Tỷ lệ bạch cầu bị thấp hoặc là nồng độ hemoglobin bị bất thường.
    • Không được sử dụng thuốc Orihepa cho người bệnh bị dị ứng hoạt chất.
    • Khi người bệnh có bất kỳ biểu hiện bất thường nào thì phải cần liên hệ ngay với những dược sĩ hay là bác sĩ để có thể được sự tư vấn kịp thời nhất.
    • Chú ý: Người bệnh phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, và không được tự ý sử dụng.

2. Cách sử dụng của thuốc Orihepa

2.1. Cách dùng thuốc Orihepa

Thuốc Orihepa nên uống sau khi đã ăn no. Thuốc được sử dụng bằng đường uống, và uống cùng với nước lọc, hoặc có thể nhai viên thuốc và không cần uống kèm với nước có ga, hay nước giải khát ngọt. Uống 1 lần trên ngày.

2.2. Liều dùng của thuốc Orihepa

  • Người bệnh bị nhiễm HIV thì liều dùng để điều trị là: Mỗi ngày 1 lần, mỗi lần dùng 1 viên, cần phải kết hợp với những thuốc kháng retrovirus.
  • Liều dùng để phòng ngừa nhiễm HIV: Mỗi ngày uống 1 lần, mỗi lần 1 viên, và cần kết hợp với những thuốc kháng retrovirus, hoặc sử dụng ngay khi tiếp xúc với mầm bệnh và có thể dùng thuốc liên tục trong khoảng 1 tháng.
  • Người bệnh mắc viêm gan B thì liều dùng để điều trị là: Mỗi ngày uống 1 lần, mỗi lần 1 viên, và nên dùng liên tục trong khoảng 1 năm (có thể hơn nữa).
  • Nên cần phải giảm liều cho Protevir bằng cách là điều chỉnh khoảng cách và thời gian dùng thuốc ở người bệnh bị suy thận và dựa trên độ thanh thải creatinin (CC) của người bệnh:
    • CC 50 ml trên phút hay lớn hơn: dùng liều thông thường 1 lần trên ngày.
    • CC 30 đến 49 ml trên phút: dùng thuốc cách nhau mỗi 48 giờ.
    • CC 10 đến 29 ml trên phút: dùng cách nhau khoảng 72 đến 96 giờ.
  • Người bệnh bị thẩm phân máu: Nên dùng mỗi liều cách nhau khoảng 7 ngày hoặc là sau khi thẩm phân khoảng 12 giờ.
  • Do tính an toàn và các hiệu quả của những liều dùng trên chưa thực sự được đánh giá trên lâm sàng, đáp ứng lâm sàng của các trị liệu và chức năng thận nên cần theo dõi chặt chẽ hơn.
  • Người bệnh bị suy gan: Đối với người bệnh bị suy giảm chức năng gan thì không cần thiết phải điều chỉnh liều 0,1 mg ngày 1 lần.

2.3. Xử lý khi quên liều

Nếu trong trường hợp người bệnh quên một liều khi mà đang trong quá trình dùng thuốc thì hãy dùng thuốc lại càng sớm càng tốt (thông thường có thể uống thuốc cách 1 đến 2 giờ so với giờ được các bác sĩ yêu cầu). Tuy nhiên, đối với thuốc Orihepa nếu như vẫn trong vòng 18 tiếng thì có thể dùng bổ sung thuốc luôn

2.4. Xử trí khi quá liều

  • Trong những trường hợp sử dụng thuốc Orihepa quá liều so với liều được chỉ định, người bệnh cần phải được theo dõi chặt chẽ bằng chứng về các độc tính, hay là các triệu chứng và phản ứng của cơ thể để điều trị triệu chứng thích hợp được đưa ra.
  • Nồng độ của thuốc tự do có trong máu lớn do đó sự gắn kết albumin huyết tương còn lỏng lẻo nên có thể dùng đến phương pháp thẩm tách máu với hệ số chiết xuất khoảng 54%.

3. Lưu ý khi dùng thuốc Orihepa

  • Điều chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ.
  • Thuốc có thể gây ra tăng sinh mô mỡ cần phải chú ý cho người bệnh bị rối loạn chuyển hóa lipid khi sử dụng.
  • Cần theo dõi chặt chẽ những người bệnh sử dụng thuốc và có tiền sử bị gãy xương do bệnh lý hoặc là thiếu xương.
  • Phải chú ý đề phòng khi mà sử dụng cho những người bệnh bị rối loạn thần kinh, tâm thần.
  • Trước khi sử dụng thuốc cần phải đọc thật kỹ hướng dẫn sử dụng.
  • Nếu như người bệnh cần thêm bất cứ thông tin gì thì phải hỏi ý kiến của các dược sĩ hoặc là bác sĩ.
  • Để duy trì được hoạt lực kháng virus một cách tốt nhất thì nên sử dụng thuốc đều đặn hàng ngày và trong suốt quá trình điều trị, nên sử dụng đúng liều và đúng giờ.
  • Khi dùng các thuốc kháng retro-virus thì có thể sẽ gặp trường hợp bị: Tàn phá thần kinh ngoại vi, mặt, và phì đại tuyến vú.
  • Không phải người bệnh nào cũng phải dùng ngay thuốc Orihepa mà chỉ những ai có số tế bào CD4 giảm xuống đến khoảng từ 200 - 350ml mới được chỉ định dùng thuốc.
  • Orihepa không thể tiêu diệt được HIV mà chỉ làm ngăn chặn sự phát triển của chúng, do vậy, bệnh nhân cần uống thuốc liên tục suốt đời.
  • Lưu ý: Luôn cần phải duy trì nồng độ thuốc cao ở trong máu. Nếu như ở nồng độ thấp thì sẽ có thể tạo ra virus kháng thuốc.

Thời kỳ mang thai:

  • Hiện nay thì vẫn chưa có các bằng chứng nghiên cứu, và thông tin lâm sàng nào về việc sử dụng thuốc Orihepa trên phụ nữ có thai. Tuy nhiên là đối với những người bệnh này nếu như muốn dùng thì cần phải có được sự tư vấn của các dược sĩ hay bác sĩ, và cần cân nhắc giữa nguy cơ và những lợi ích khi sử dụng thuốc này.

Thời kỳ cho con bú:

  • Hiện tại thì chưa có thông tin về Temofovir có vào sữa mẹ được hay không. Tuy nhiên là những phụ nữ bị nhiễm HIV thì không được cho trẻ bú để tránh tình trạng bị lây truyền virus qua sữa mẹ. Chưa có chứng minh thuốc là có bài tiết được qua sữa mẹ và có thể ảnh hưởng đến thai nhi hay không, nên cần phải cân nhắc thật kỹ giữa lợi ích và nguy cơ trước khi sử dụng thuốc cho những người phụ nữ đang mang thai và đang cho con bú.

4. Tác dụng phụ của thuốc Orihepa

  • Những tác dụng không mong muốn khi trong quá trình sử dụng thuốc Orihepa trên lâm sàng đã được thống kê chủ yếu là bị rối loạn tiêu hóa và rối loạn thần kinh.
  • Trường hợp thường rất phổ biến như: Viêm tụy, rối loạn tiêu hóa, phát ban da, và giảm nồng độ phosphat huyết.
  • Trường hợp thường gặp là: Ho, chóng mặt, đau bụng, đau lưng, đau khớp, mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy, đầy hơi, và chứng khó tiêu, suy thận cấp, ALT tăng, chán ăn, hoặc là bị nhiễm acid lactic,...
  • Bị tăng cao nồng độ của amylaz huyết thanh.
  • Các tác dụng phụ khác khác có thể gặp là:
    • Đau đầu, bệnh thần kinh ngoại vi, chóng mặt, trầm cảm, mất ngủ, suy nhược, và ra mồ hôi và bị đau cơ.
    • Tăng nồng độ triglycerid máu, men gan tăng cao, tăng đường huyết và bị thiếu bạch cầu trung tính.
    • Suy thận, và những tác dụng trên ống lượn gần, bao gồm cả hội chứng Fanconi.
    • Bị nhiễm acid lactic, thường là kết hợp với chứng gan to nghiêm trọng và bị nhiễm mỡ, thường gặp khi mà điều trị với những thuốc ức chế men sao chép ngược nucleosid.

5. Tương tác thuốc Orihepa

Thuốc Orihepa tương tác với các thuốc khác:

  • Thuốc Orihepa đối với thuốc tránh thai đường uống: Làm giảm các tác dụng của Orihepa.
  • Thuốc giảm đau phi steroid: Làm tăng tác dụng phụ cả 2 thuốc nếu như dùng phối hợp với nhau.
  • Thuốc ức chế Protease HIV hay là thuốc ức chế enzym phiên mã ngược phi nucleosid: Làm tăng tác dụng của cả 2 khi mà phối hợp gây ra nguy cơ quá liều dẫn đến bị ngộ độc.
  • Thuốc thải trừ qua thận: Dẫn đến nguy cơ độc với thận, và có thể dẫn đến suy thận.
  • Thuốc Orihepa có tương tác với những thuốc làm giảm chức năng của thận hoặc cạnh tranh và đào thải qua ống thận (ví dụ như: cidofovir, acyclovir, ganciclovir, valganciclovir, và valacyclovir), làm tăng nồng độ của tenofovir huyết tương hay là những thuốc dùng chung.
  • Thuốc Orihepa có tương tác cộng hợp với thuốc thuốc ức chế men sao chép ngược và thuốc ức chế proteaz HIV. Những thuốc tránh thai đường uống chứa norgestimat và ethinyl estradiol.
  • Thuốc Orihepa khi dùng chung với thuốc lamivudin và efavirenz ở người bệnh bị nhiễm HIV thì cho thấy có sự giảm mật độ khoáng của xương sống thắt lưng, và sự tăng nồng độ của 4 yếu tố sinh hóa trong các chuyển hóa xương, sự tăng nồng độ hormon tuyến cận giáp ở trong huyết thanh.

Thuốc Orihepa tương tác với thực phẩm, và đồ uống

  • Hiện tại thì chưa có những nghiên cứu khoa học nào chỉ ra là thuốc Orihepa có xảy ra trường hợp tương tác thuốc với thức ăn, và đồ uống mà bị gây nguy hiểm đến người bệnh khi sử dụng những sản phẩm này. Tuy nhiên là khi dùng kèm với bữa ăn mà có nhiều chất béo thì sẽ làm tăng khả năng hấp thu.

6. Cách bảo quản thuốc Orihepa

  • Mỗi một loại thuốc đều có cách riêng để bảo quản khác nhau, để có thể giữ hiệu quả của thuốc một cách tốt nhất. Người bệnh không nên sử dụng thuốc trong các trường hợp như: Sản phẩm bị đổi sang màu khác, và hộp bị móp méo hoặc là trường hợp bị hết hạn.
  • Cần để thuốc ở những nơi khô ráo và thoáng mát, tránh để những nơi ẩm mốc, và ánh sáng trực tiếp chiếu vào sản phẩm, không nên bảo quản ở nhiệt độ quá thấp như ở trong ngăn đá tủ lạnh
  • Cần phải đọc kỹ hướng hướng dẫn cách bảo quản thuốc đã ghi trong bao bì của sản phẩm.
  • Để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em.
  • Không được vứt thuốc sai nơi quy định như: Toilet, hoặc cống rãnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc là công ty rác thải địa phương để được hướng dẫn cụ thể về tiêu hủy thuốc một cách an toàn.

Nguồn tham khảo: nhathuocaz.com.vn.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe