Opesimeta thuộc nhóm thuốc tim mạch, với thành phần chính là Simvastatin. Thuốc Opesimeta được điều chế ở dạng viên nén, hình tròn bao phim. Thuốc thường được chỉ định trong các trường hợp rối loạn cholesterol trong máu, bệnh nhân mắc bệnh động mạch vành.
1. Thuốc Opesimeta là thuốc gì?
Opesimeta thuộc nhóm thuốc tim mạch. Thuốc Opesimeta là một loại thuốc hạ lipid, hoạt chất Simvastatin trong thuốc được sản xuất từ một sản phẩm lên men của nấm Aspergillus terreus. Thuốc có thành phần chính là Simvastatin cùng với các loại tá dược vừa đủ một viên. Với Opesimeta 10 sẽ có hàm lượng Simvastatin là 10mg, với Opesimeta 20 sẽ có hàm lượng Simvastatin 20mg. Quy cách đóng gói của thuốc bao gồm các loại: Hộp 1 vỉ (mỗi vỉ 7 viên), hộp 3 vỉ (mỗi vỉ 7 viên), hộp 3 vỉ (mỗi vỉ 10 viên). Thuốc Opesimeta được điều chế ở dạng viên nén, hình tròn bao phim. Thuốc thường được chỉ định trong các trường hợp rối loạn Cholesterol trong máu, bệnh nhân mắc bệnh động mạch vành.
2. Thuốc Opesimeta có tác dụng gì?
Thuốc Opesimeta có tác dụng giảm lipid máu. Thuốc ức chế sự hấp thu cholesterol có chọn lọc, các sterol thực vật và ức chế sự tổng hợp cholesterol nội sinh. Cholesterol trong cơ thể được tạo ra bởi sự hấp thu của ruột và tổng hợp nội sinh.
3. Hướng dẫn sử dụng thuốc Opesimeta
Thuốc Opesimeta được điều chế ở dạng viên nang, do đó người dùng nên sử dụng bằng đường uống. Với những người mới sử dụng thuốc nên bắt đầu bằng liều thấp nhất có tác dụng, sau đó có thể tăng liều từ từ theo từng đợt. Liều lượng sử dụng thuốc Opesimeta có thể thay đổi tùy theo nhu cầu, thể trạng của người bệnh và sự đáp ứng thuốc của cơ thể. Nên tăng liều theo từng đợt, khoảng cách không dưới 4 tuần. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng thuốc người bệnh cần được theo dõi một cách thường xuyên để kịp thời phát hiện các phản ứng có hại mà thuốc gây ra trong cơ thể (đặc biệt với hệ cơ). Bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ chế độ ăn hạ cholesterol trước và trong khi dùng thuốc Opesimeta.
Đối với những bệnh nhân có nồng độ Cholesterol trong máu cao nên sử dụng liều khởi đầu là 10mg/ngày (buổi tối). Bệnh nhân bệnh ở mức độ nhẹ và trung bình có thể dùng liều thấp hơn (5mg/ngày). Liều tối đa sử dụng mỗi ngày không quá 40mg.
Đối với người bệnh tăng cholesterol ở mức độ nặng, có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao có thể tăng lên 80mg/ngày, với điều kiện bệnh nhân không đáp ứng với liều 40mg/ngày. Trong trường hợp người bệnh dùng kết hợp Simvastatin với Amiodaron, không nên dùng quá 20mg/ngày. Cần giảm liều với người có LDL nhỏ hơn 75mg/dL. Ở những người tăng cholesterol máu đỏ đi truyền đồng hợp tử chỉ nên dùng 40mg/lần/ngày hoặc 80mg/ngày chia làm 3 lần uống (liều dùng được khuyến cáo dựa trên kết quả nghiên cứu lâm sàng có đối chứng).
Bệnh nhân mắc bệnh mạch vành nên sử dụng 20mg/ngày (buổi tối) với những liều đầu tiên. Nếu điều chỉnh liều tuần tuân thủ những điều cập nhật ở phần trên.
Bệnh nhân mắc bệnh suy thận ở mức độ trung bình không cần điều chỉnh liều. Nếu người bệnh ở mức độ nặng có độ thanh thải creatinin nhỏ hơn 30mi/phút nên dùng 10mg/ngày kết hợp với theo dõi chức năng thận thường xuyên.
4. Các đối tượng chống chỉ định sử dụng thuốc Opesimeta
- Người bệnh quá mẫn với các thành phần, tá dược của thuốc.
- Người đang sử dụng các thuốc GYP3A4 như: Erythromycin, Itraconazol, thuốc ức chế protease của HIV, Telithromycin, Clarithromycin, Nefazodon, Telaprevir, Danazol,...
- Bệnh nhân có men gan tăng cùng với bệnh gan tiến triển.
- Người đang mang thai và cho con bú không sử dụng thuốc Opesimeta.
5. Những điều cần thận trọng khi sử dụng thuốc Opesimeta
Khi sử dụng thuốc Opesimeta người bệnh cần lưu ý một số điều để tránh xuất hiện các tác dụng phụ không mong muốn.
- Thuốc Opesimeta có thể làm xuất hiện các phản ứng gây ảnh hưởng đến hệ cơ, đặc biệt là bệnh nhân thiểu năng tuyến giáp không kiểm soát, bệnh nhân trên 65 tuổi, mắc bệnh thận. Do đó những đối tượng này nên cân nhắc thật kỹ trước khi sử dụng thuốc Opesimeta.
- Thuốc có thể gây tăng nồng độ men gan và men creatine phosphokinase.
- Sau khi sử dụng thuốc Opesimeta, nếu bệnh nhân có các triệu chứng của bệnh lý cấp trầm trọng như bệnh về cơ, suy thận thứ phát, hạ huyết áp, nhiễm khuẩn trầm trọng, chấn thương, rối loạn chuyển hóa,... cần ngưng sử dụng thuốc.
- Trước khi điều trị với thuốc bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ về tiền sử bệnh của mình (đau cơ, yếu cơ, cứng cơ,...).
- Nhóm bệnh nhân nghiện rượu, bệnh nhân đang hoặc có tiền sử mắc bệnh gan cần phải thận trọng khi sử dụng thuốc Opesimeta.
- Người đang mang thai không được sử dụng thuốc Opesimeta. Nếu bệnh nhân có thai trong quá trình sử dụng thuốc cần ngưng dùng Simvastatin và thông báo với bác sĩ ngay.
- Các chất chuyển hóa của thuốc Opesimeta có thể bài tiết qua sữa mẹ hay không vẫn chưa được nghiên cứu và làm rõ. Chính vì vậy những người đang trong quá trình cho con bú không nên sử dụng thuốc Opesimeta để giảm thiểu nguy cơ tác dụng của thuốc lên trẻ nhỏ.
- Thuốc Opesimeta có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn thường gặp nhất là tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi, táo bón, nôn, buồn nôn, chóng mặt, đau đầu, suy nhược, đau cơ khớp, mất ngủ, giảm thị giác,....
Opesimeta có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị rối loạn lipid máu, chính vì vậy thuốc được nhiều bác sĩ tin dùng. Lưu ý, Opesimeta là thuốc kê đơn nên người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.