Omnipaque là thuốc được chỉ định trong chụp X quang các trường hợp như tim mạch, động mạch, đường niệu, tĩnh mạch. Ngoài ra, thuốc cũng được chỉ định dùng trong nội tủy ở người lớn, bao gồm chụp tủy.
1. Công dụng thuốc Omnipaque là gì?
1.1. Omnipaque là thuốc gì?
Omnipaque thuộc nhóm thuốc dùng chẩn đoán, có số đăng ký VN-10687-10, do Công ty GE Healthcare - Ireland sản xuất, đăng ký tại Việt Nam bởi Zuellig Pharma Pte., Ltd.
Thuốc Omnipaque có thành phần hoạt chất chính là Iohexol hàm lượng 300mg/ml hoặc 350mg/ml, đóng chai 50ml hoặc 100ml, hộp 10 chai.
Thuốc được khuyến cáo sử dụng cho trẻ sơ sinh đến người trưởng thành.
1.2. Thuốc Omnipaque có tác dụng gì?
Omnipaque là thuốc cản quang với tia X, được dùng cho người lớn và trẻ em để:
- Chụp tử cung - vòi trứng, chụp bàng quang - niệu đạo ngược dòng;
- Chụp tuỷ sống vùng thắt lưng - ngực - cổ và toàn cột (với phương pháp chụp thông thường hoặc chụp cắt lớp điện toán).
- Chụp X quang tủy sống vùng cổ, sau khi được tiêm dưới màng nhện.
- Chụp động mạch chủ (động mạch chủ lên, cung động mạch chủ, động mạch chủ bụng và các nhánh).
- Chụp X quang động mạch não hoặc động mạch ngoại vi.
- Chụp X quang niệu đồ tĩnh mạch, chụp thoát vị ở người lớn, làm nổi bật hình ảnh chụp cắt lớp điện toán (chụp cơ thể, chụp ở não).
- Chụp X quang tuyến nước bọt và nghiên cứu đường tiêu hóa.
- Chụp tuỵ ngược dòng nội soi và chụp đường mật tụy ngược dòng nội soi.
Chống chỉ định dùng thuốc Omnipaque trong trường hợp:
- Bệnh nhân dị ứng với thành phần chính Iohexol hay bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Bệnh nhân có biểu hiện nhiễm độc do tuyến giáp trạng.
- Người tiền sử dị ứng, hen hoặc bị suy thận nặng.
- Nếu chụp X quang màng não tuỷ thì chống chỉ định với người nghiện rượu mạn tính, có tiền sử động kinh, chảy máu dưới màng nhện, nhiễm khuẩn toàn thân/ cục bộ nặng hoặc người bị xơ cứng lan toả.
- Nếu chụp X quang mạch máu thì chống chỉ định ở người bị cường giáp và mắc bệnh hồng cầu hình liềm.
- Nếu chụp X quang tim mạch thì chống chỉ định ở người bị tăng huyết áp động mạch phổi nặng hoặc suy tim khởi phát.
Nếu chụp X quang động mạch não thì chống chỉ định ở người bị tim mất bù, người bị xơ cứng động mạch lâu ngày (nặng), người tăng huyết áp nặng, người mới bị nghẽn mạch não, lão suy hoặc bị huyết khối.
2. Cách sử dụng của thuốc Omnipaque
2.1. Cách dùng thuốc Omnipaque
Thuốc Omnipaque dùng tiêm vào tĩnh mạch, động mạch, nội tủy, khoang cơ thể. Ở một số trường hợp có thể dùng uống.
Thuốc sẽ được uống hoặc tiêm trước khi tiến hành chụp X quang.
2.2. Liều dùng của thuốc Omnipaque
Liều lượng, đường dùng và hàm lượng thuốc sẽ thay đổi tuỳ theo kỹ thuật chụp và đường dùng chất cản quang.
Liều dùng tham khảo:
Liều tiêm tĩnh mạch:
Liều tiêm vào động mạch:
Liều tiêm nội tủy mạc:
- Phải tiêm trong màng não tủy chậm trong thời gian 1 đến 2 phút để tránh hòa lẫn quá nhiều thuốc với dịch não tủy, dẫn đến làm loãng nồng độ iohexol và làm thuốc phân tán sớm về phía đầu gây bất lợi.
- Không được tiêm lặp lại ngay, vì có nguy cơ gây quá liều sử dụng. Tốt nhất là 5 đến 7 ngày hoặc tối thiểu là 48 giờ.
Liều tiêm vào khoang cơ thể:
Xử lý khi quên liều:
Do thuốc được tiến hành ngay trước khi thực hiện chụp X quang và được thực hiện bởi nhân viên y tế nên không xảy ra việc quên liều.
Xử trí khi quá liều:
- Khó có khả năng xảy ra quá liều Omnipaque ở bệnh nhân có chức năng thận bình thường, trừ khi bệnh nhân đã nhận quá 2000mg/ kg cân nặng trong trong 1 thời gian giới hạn.
- Thời gian quá lâu của việc tiến hành xét nghiệm có tác động tới khả năng dung nạp liều cao thuốc cản quang ở thận (thời gian bán thải của thuốc khoảng 2 giờ).
- Quá liều Omnipaque xảy ra bất ngờ có khả năng cao nhất sau xét nghiệm chụp X quang mạch phức tạp ở đối tượng trẻ em. Đặc biệt là khi dùng nhiều mũi tiêm thuốc cản quang cùng thời điểm với nồng độ cao.
- Trong trường hợp quá liều Omnipaque, cần tiến hành hiệu chỉnh mọi sự mất cân bằng nước hoặc chất điện giải xảy ra. Cần theo dõi chức năng thận trong 3 ngày tiếp sau đó. Nếu cần, có thể phải dùng phương pháp thẩm tách máu để thải trừ thuốc cản quang quá mức.
3. Lưu ý khi dùng thuốc Omnipaque
- Người mẫn cảm với iod và các chất cản quang có thành phần iot khác cũng có thể tăng nguy cơ phản vệ.
- Dùng Omnipaque để chụp tử cung - vòi trứng có thể làm tăng nguy cơ biến chứng ở người bị nhiễm khuẩn đường sinh dục, khiến bệnh viêm vùng chậu cấp tính nặng hơn. Nên thận trọng khi phẫu thuật cổ tử cung hoặc tử cung để tránh nguy cơ gây biến trứng.
- Khi tiêm vào mạch, Omnipaque có thể làm tăng huyết áp ở người có u tế bào ưa crôm. Phải duy trì liều Omnipaque ở mức tối thiểu và theo dõi huyết áp trong khi chụp.
- Dùng chụp X – quang động mạch ngoại vi, Omnipaque có thể gây co thắt tĩnh mạch hoặc động mạch trong bệnh buerger. Ngoài ra, còn tăng nguy cơ biến chứng ở người bị chứng thiếu máu cục bộ nặng do nhiễm khuẩn.
- Dùng Omnipaque chụp X – quang động mạch não có thể khiến tăng nguy cơ huyết khối và nghẽn mạch ở người mắc chứng homocystin niệu.
- Dùng chụp X – quang thận qua đường tĩnh mạch, Omnipaque có thể tăng nguy cơ suy thận cấp ở người bị đái tháo đường.
- Dùng chụp X – quang khớp, Omnipaque có thể tăng nguy cơ biến chứng ở người bị nhiễm khuẩn tại hoặc gần khớp khảo sát.
- Không dùng Omnipaque cho phụ nữ có thai và cho con bú.
- Không nên lái xe hoặc sử dụng máy móc nguy hiểm trong 24 giờ đầu sau khi làm xét nghiệm nội tủy mạc.
4. Tác dụng phụ của thuốc Omnipaque
- Tác dụng không mong muốn của thuốc Omnipaque có thể thay đổi trực tiếp theo kỹ thuật sử dụng, nồng độ và bệnh lý cơ bản. Tăng áp lực thẩm thấu, nồng độ, thể tích, độ nhớt và tốc độ tiêm thuốc có thể làm tăng tỉ lệ và tính nghiêm trọng của các tác dụng phụ không mong muốn.
- Tác dụng phụ thường gặp của thuốc Omnipaque là: Nhức đầu từ nhẹ đến vừa, chóng mặt, đau (có thể do áp lực và thể tích khi tiêm vào ống tụy, ống gan), buồn nôn và nôn từ nhẹ/ vừa, tiêu chảy nhẹ và tạm thời, đau lưng, đau bụng, đau dạ dày, kích thích màng não, nhịp tim chậm, đau khớp hoặc làm bệnh đau khớp nặng lên, sưng khớp.
- Tác dụng phụ thường gặp của thuốc Omnipaque là: Mệt mỏi thất thường hoặc yếu cơ, nhức đầu mức độ nặng, vã mồ hôi, sốt, chán ăn, ù tai, ngủ gà, tăng nhạy cảm với ánh sáng, nhìn mờ, có các thay đổi thị giác khác, cảm giác nóng thất thường, tiểu tiện khó, mày đay, đau và nóng rát tại chỗ tiêm.
Nếu gặp phải các triệu chứng này, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc Omnipaque và thông báo cho bác sĩ để có hướng xử trí phù hợp.
5. Tương tác thuốc Omnipaque
- Tiêm tĩnh mạch Omnipaque đồng thời với các chất chẹn beta-adrenergic có thể tăng nguy cơ gây phản vệ mức độ vừa và nặng, tác dụng hạ huyết áp cũng có thể nặng lên.
- Các thuốc uống phục vụ chụp X-quang túi mật có thể làm tăng nguy cơ gây độc với thận khi cần tiêm mạch máu Omnipaque ngay sau đó, đặc biệt ở người bệnh suy chức năng gan.
- Có thể tăng nguy cơ hạ huyết áp nặng nếu dùng Omnipaque đồng thời với các thuốc có tác dụng hạ huyết áp.
- Tiêm Omnipaque trong màng não tủy hoặc trong mạch đồng thời với các thuốc gây độc cho thận khác có thể tăng khả năng nhiễm độc thận.
Để tránh tình trạng tương tác, trước khi được kê đơn thì người bệnh nên thông báo với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng, kể cả thực phẩm chức năng. Bác sĩ sẽ căn cứ vào đó để kê đơn Omnipaque phù hợp.
6. Cách bảo quản thuốc Omnipaque
- Thời gian bảo quản của thuốc Omnipaque là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
- Để thuốc Omnipaque ở nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.
- Nhiệt độ bảo quản Omnipaque lý tưởng là 15 – 30 độ C. Không được đông lạnh thuốc.
- Để thuốc Omnipaque tránh xa tầm với của trẻ em và thú nuôi.
Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Omnipaque, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Omnipaque là thuốc kê đơn, người bệnh tuyệt đối không được tự ý điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.