Công dụng thuốc Metozamin 500

Thuốc Metozamin 500 được chỉ định trong điều trị đái tháo đường typ II khi chế độ ăn và tập thể dục đơn thuần không mang lại hiệu quả. Để dùng thuốc an toàn và hiệu quả, người bệnh cần tìm hiểu một số thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng Metozamin 500 trong bài viết dưới đây.

1. Metozamin là thuốc gì?

Metozamin thuộc nhóm thuốc Hocmon và nội tiết tố, được bào chế dưới dạng viên nén bao phim. Quy cách đóng gói: Hộp 1 vỉ x 10 viên và hộp 2 vỉ x 10 viên.

Các thành phần trong thuốc Metozamin bao gồm:

  • Hoạt chất Metformin HCl hàm lượng 500mg;
  • Các tá dược khác vừa đủ hàm lượng thuốc Metozamin.

2. Chỉ định dùng thuốc Metozamin 500

Thuốc Metozamin 500 được chỉ định trong điều trị:

  • Đái tháo đường typ II, đặc biệt ở người bệnh có chỉ số cân nặng quá mức mà chế độ ăn và tập thể dục đơn thuần không mang lại hiệu quả.
  • Ở người lớn: Đơn trị liệu thường kết hợp thuốc trị đái tháo đường dạng uống khác hoặc insulin.
  • Ở trẻ em từ 10 tuổi và thanh thiếu niên: Đơn trị liệu thường kết hợp insulin.

3. Liều lượng, cách dùng thuốc Metozamin 500

Liều tham khảo thuốc Metozamin 500:

  • Viên Metozamin 500mg: Khởi đầu bằng 1 viên x 2 lần/ ngày, tối đa 4 viên/ ngày.
  • Viên Metozamin 850mg: Khởi đầu 1 viên/ ngày, tối đa 3 viên/ ngày.
  • Liều Metozamin duy trì: Dùng liều 500mg hoặc 850mg x 2 - 3 lần/ ngày.

Cách dùng thuốc Metozamin:

  • Nên dùng thuốc Metozamin trong hoặc cuối bữa ăn;
  • Nuốt nguyên viên Metozamin, không nhai hay bẻ thuốc trước khi uống.

Liều dùng thuốc Metozamin 500 trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng Metozamin 500 cụ thể sẽ tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng Metozamin 500 phù hợp, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ/ dược sĩ.

4. Chống chỉ định dùng thuốc Metozamin

Metozamin 500 chống chỉ định cho các đối tượng sau:

  • Người bệnh mẫn cảm với thành phần thuốc;
  • Nhiễm toan ceton;
  • Tiền hôn mê đái tháo đường;
  • Suy thận;
  • Nhiễm trùng nặng;
  • Mất nước, sốc;
  • Người thực hiện xét nghiệm X quang liên quan sử dụng chất cản quang chứa iod;
  • Bệnh gây giảm oxy mô như suy tim, vừa bị nhồi máu cơ tim, suy hô hấp;
  • Suy gan;
  • Nghiện hoặc nhiễm độc rượu cấp tính;
  • Phẫu thuật lớn theo chương trình;
  • Phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú, thai kỳ.

5. Tương tác thuốc

Sử dụng Metozamin đồng thời với các thuốc sau có thể làm tăng tương tác:

  • Chất cản quang chứa iod, rượu và các chế phẩm có chứa cồn.

Thận trọng kết hợp Metozamin với các thuốc sau:

Để tránh xảy ra các tương tác không mong muốn khi sử dụng Metozamin, người bệnh hãy thông báo với bác sĩ/ dược sĩ tất cả những loại thuốc, thực phẩm chức năng và thảo dược... đang sử dụng.

6. Tác dụng phụ của thuốc Metozamin

Tác dụng phụ thường gặp nhất khi sử dụng thuốc Metozamin là rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị, nếu xuất hiện bất cứ biểu hiện bất thường nào nghi ngờ do sử dụng thuốc Metozamin thì bạn cần thông báo với bác sĩ điều trị để có hướng xử trí kịp thời.

7. Thận trọng khi dùng thuốc Metozamin 500

Thuốc Metozamin 500 cần thận trọng sử dụng cho các đối tượng sau:

  • Suy thận;
  • Suy gan;
  • Người lớn tuổi và trẻ em < 10 tuổi.
  • Ngưng thuốc Metozamin khi có dấu hiệu giảm oxy máu cấp, bệnh lý tim cấp, mất nước và nhiễm khuẩn.
  • Nhiễm acid lactic;
  • Xác định độ thanh thải creatinin trước khi bắt đầu điều trị với Metozamin và thường xuyên sau đó;
  • Ngưng dùng thuốc Metozamin 48 giờ trước khi chụp X quang hay phẫu thuật theo chương trình, gây tê ngoài màng cứng hoặc tủy sống. Chỉ dùng Metozamin sau khi chức năng thận đã được đánh giá trở lại bình thường;
  • Nguy cơ hạ đường huyết khi dùng kết hợp Metozamin với insulin hay các loại thuốc điều trị đái tháo đường dạng uống khác như Sulfonylurea, Meglitinide.

Trên đây là những thông tin quan trọng về thuốc Metozamin 500, người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và dùng theo liều lượng đã được bác sĩ chỉ định để đạt hiệu quả tốt nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe