Công dụng thuốc Langast

Thuốc Langast 30 có chứa thành phần chính là Lansoprazole với tác dụng điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa. Vậy thuốc Langast là gì và cần sử dụng như thế nào cho đúng cách, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Langast là thuốc gì?

Thuốc Langast 30 có chứa thành phần chính là Lansoprazole với hàm lượng 30mg. Đây là thuốc ức chế bài tiết acid mạnh do hoạt động ức chế men H+-K+- ATPase có trên thành tế bào thành của niêm mạc dạ dày và chúng đóng vai trò quan trọng như bơm proton. Trong điều trị lâm sàng, Lansoprazole chiếm tỉ lệ chữa lành nhanh và cao trong chống loét dạ dày và loét tá tràng. Ngoài ra thuốc còn có hiệu quả làm giảm tình trạng trào ngược dạ dày thực quản và hội chứng Zollinger-Ellison.

2. Tác dụng của thuốc Langast 30

Lansoprazol có khả năng ức chế H+/K+ - ATPase nên có tác dụng ức chế đặc hiệu và không hồi phục bơm proton nhờ vào tác dụng chọn lọc trên tế bào thành dạ dày. Do đó, thuốc phát huy tác dụng nhanh và hiệu quả cao hơn các thuốc khác. Khả năng làm lành vết loét có thể đạt đến 95% sau 8 tuần điều trị.

Ngoài ra, thuốc ít ảnh hưởng đến sự bài tiết pepsin, khối lượng dịch vị, yếu tố nội dạ dày và sự co bóp dạ dày.

3. Chỉ định - chống chỉ định sử dụng thuốc Langast

Thuốc Langast được chỉ định để điều trị một số trường hợp sau:

Chống chỉ định sử dụng cho các trường hợp loét dạ dày ác tính hoặc phụ nữ đang mang thai và cho con bú.

4. Hướng dẫn sử dụng thuốc Langast

Thuốc được sử dụng bằng đường uống và cần uống vào buổi sáng trước khi ăn với liều lượng thông thường của người lớn là 30mg/ ngày. Thời gian sử dụng phụ thuộc vào từng loại bệnh như loét tá tràng dùng trong 4 tuần, loét dạ dày - thực quản: Dùng 8 tuần. Trong điều trị hội chứng Zollinger - Ellison cần chỉnh liều theo triệu chứng.

5. Tác dụng phụ của thuốc Langast

Thuốc Langast có thể gây ra một số biểu hiện không mong muốn trên một số cơ quan như:

  • Quá mẫn: Thỉnh thoảng sẽ xuất hiện tình trạng phát ban và ngứa. Khi đó, bệnh nhân nên ngừng sử dụng thuốc và liên hệ ngay với bác sĩ để được xử trí.
  • Gan: Khi sử dụng thuốc có thể dẫn đến sự gia tăng các chỉ số men gan như SGPT, SGOT, Phosphatase-kiềm, LDH hoặc G-GTP. Tình trạng này xảy ra không thường xuyên, nên trong một số trường hợp bất thường nên ngừng sử dụng lansoprazole.

6. Tương tác giữa thuốc Langast và các thuốc khác

Cho đến hiện nay chưa có báo cáo về tương tác giữa thuốc Langast 30 và các thuốc khác khi sử dụng cùng lúc. Tuy nhiên có một số nghiên cứu cho thấy lansoprazole làm chậm chuyển hóa và bài tiết của diazepamphenytoin. Do đó, bệnh nhân cần báo cáo với bác sĩ về tất cả các loại thuốc mà mình đang sử dụng để có hướng xử trí thích hợp.

Nguồn tham khảo: thuocbietduoc.com.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe