Thuốc Kapedone là thuốc biệt dược sử dụng cho bệnh đường tiêu hóa. Khi sử dụng thuốc Kapedone bạn nên trao đổi với bác sĩ về bệnh và tình trạng của bản thân. Sau đây là một số thông tin chia sẻ giúp bạn đọc hiểu rõ thuốc Kapedone có tác dụng gì và cách sử dụng thuốc đạt hiệu quả.
1. Kapedone có tác dụng gì?
Thuốc Kapedone có thành phần cấu tạo chính là Domperidone maleate. Được sử dụng đặc trị bệnh lý đường tiêu hóa. Thành phần hoạt dược này bao gồm chất kháng thụ thể hạn chế khả năng nôn ói. Theo nghiên cứu ảnh hưởng từ thuốc Kapedone không gây nguy hại cho não dẫn đến bệnh thần kinh.
Khi thuốc Kapedone gây ảnh hưởng đến tốc độ nhu động ống tiêu hóa có thể tác động đến tim gây ra thắt tâm vị hoặc tăng độ môn vị sau khi ăn. Nồng độ thuốc Kapedone thường đạt mức đỉnh trong huyết tương sau khi sử dụng 30 phút. Lượng thuốc được hấp thụ sẽ chuyển hóa qua gan sau đó di chuyển và bài tiết qua hệ bài tiết.
Dựa vào những công dụng kể trên có thể thấy thuốc Kapedone không nên tự ý sử dụng khi chưa được bác sĩ chuyên môn cho phép bạn cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Dưới đây là một số tình huống cần chú ý có thể được chỉ định sử dụng thuốc Kapedone điều trị:
- Người bệnh có biểu hiện buồn nôn hay nôn
- Người chán ăn
- Người bị chướng bụng đây hơi
- Người bệnh có biểu hiện khó tiêu
- Bệnh nhân ợ nóng hoặc ợ hơi
- Bệnh nhân viêm dạ dày mãn tính
- Bệnh nhân sa dạ dày
- Bệnh nhân có sử dụng thuốc chống ung thư hay thuốc L-dopa
- Trẻ em nôn trong những thời điểm nhất định
- Trẻ em nhiễm trùng đường hô hấp.
Nếu thuộc những trường hợp được chỉ định sử dụng thuốc bạn có thể báo với bác sĩ. Một vài tình huống bác sĩ kê đơn sẽ không theo chỉ định khi người bệnh có biểu hiện đặc biệt. Hãy luôn tìm hiểu kỹ Kapedone có tác dụng gì trước khi dùng để tránh nguy hiểm cho sức khỏe.
2. Liều lượng và cách dùng thuốc Kapedone
Thuốc Kapedone được bào chế ở dạng viên nén sử dụng cho đường uống. Mỗi bệnh lý có những cách sử dụng riêng. Tuy nhiên, bệnh nhân cần được bác sĩ hướng dẫn và chỉ định cụ thể trước khi sử dụng để phòng tránh nguy cơ ảnh hưởng do dùng thuốc sai cách hay sử dụng thuốc bị quá liều quy định.
Thông thường, thuốc Kapedone sẽ phân chia liều lượng theo tình trạng thực của bệnh nhân. Một vài trường hợp thì sử dụng thuốc theo độ tuổi để phù hợp sức khỏe. Bạn có thể tham khảo một số liều dùng thuốc Kapedone dưới đây để tiện trao đổi cùng các sĩ khi được kê đơn và chỉ dẫn dùng thuốc Kapedone.
- Điều trị các vấn đề do nôn hay buồn nôn nên sử dụng 10 - 20mg thuốc. Các liều thuốc này sẽ cách nhau khoảng 4 - 8 giờ và áp dụng với bệnh nhân trường thành. Trẻ nhỏ liều dùng cùng thời gian nhưng lượng thuốc tính theo cân nặng. Trẻ sẽ dùng liều định lượng là 0,.2 - 0.4mg/ kg.
- Bệnh nhân phát hiện có biểu hiện khó tiêu thường xuất hiện ở người trưởng thành. Do vậy, nếu bệnh nhân từ 18 tuổi sẽ dùng liều 10 - 20mg mỗi lần và dùng 3 lần trong ngày trước khi ăn. Liều dùng cuối cùng nên sử dụng trước bữa tối và không uống thuốc lâu hơn 3 tháng.
Trẻ nhỏ là đối tượng sử dụng thuốc nên được quan tâm. Bạn cần lưu ý trẻ không nên tự dùng thuốc khi chưa được chỉ định. Trẻ nhỏ có thể gặp các nguy hiểm do quá liều gây ra vì thế hãy hỏi kỹ bác sĩ trước khi cho dùng. Do thuốc Kapedone ức chế nôn nên lưu ý không sử dụng dự phòng ở bệnh nhân mới trải qua phẫu thuật.
Nếu bạn sử dụng thuốc có biểu hiện bất thường hay không mang lại hiệu quả hãy báo cho bác sĩ. Đồng thời nhớ thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ theo chỉ dẫn và yêu cầu từ bác sĩ. Những diễn biến sức khỏe có thể tình cờ gây ra vấn đề quá liều nếu lượng thuốc cần dùng giảm đi so với liều ban đầu.
3. Những chú ý trước khi dùng thuốc Kapedone
Thuốc Kapedone là sản phẩm chống nôn ngăn ngừa buồn nôn nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ dị ứng sau khi sử dụng. Bệnh nhân cần chủ động kiểm tra kỹ các thành phần cấu tạo của thuốc Kapedone trước khi dùng để phòng ngừa triệt để nguy cơ dị ứng tương tác lại thuốc. Đồng thời cẩn trọng hơn khi bạn có tiền sử dị ứng thuốc hay dị ứng với thuốc có cùng công dụng.
Với nhóm thuốc có nguy cơ dị ứng hoặc xác định thuốc tương đương đã từng dị ứng sẽ chống chỉ định sử dụng. Trường hợp bạn dùng thuốc Kapedone và xuất hiện tương tác hãy báo cho bác sĩ sớm nhất để thay đổi và theo dõi sức khỏe kịp thời. Ngoài ra bạn cần lưu ý một số trường hợp chống chỉ định sử dụng thuốc Kapedone để tránh:
- Bệnh nhân có tiền sử hay đang mắc hội chứng xuất huyết dạ dày hoặc quanh hệ tiêu hóa
- Bệnh nhân mắc phải hội chứng cơ học
- Bệnh nhân có nguy cơ hay đã từng thủng ruột
- Bệnh nhân xuất hiện khối u tại tuyến yên gây tiết ra prolactin
Một số bệnh nhân suy giảm sức khỏe gan thận không chống chỉ định sử dụng nếu ở mức nhẹ và trung bình. Tuy nhiên nên kiểm tra và theo dõi thường xuyên nếu bác sĩ yêu cầu dùng thuốc để tránh ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của các cơ quan đang suy yếu.
4. Phản ứng phụ của thuốc Kapedone
- Đau đầu
- Buồn ngủ
- Thường xuyên căng thẳng và áp lực tâm lý
- Nổi mẩn gây ngứa ngáy trên da
- Có biểu hiện của dị ứng ngắn hạn
- Kích thích tuyến vú gây tăng tiết sữa
- Gia tăng kích thước ngực bất thường cho nam giới
- Đau nhức khó chịu dẫn đến tức ngực
- Khô miệng
- Hay khát nước
- Ảnh hưởng chức năng gan và thận
- Cơ bụng thường xuyên xuất hiện cơ co rút
- Có biểu hiện hoặc xác định đó là hội chứng tiêu chảy
Những phản ứng phụ của thuốc Kapedone có thể ảnh hưởng nghiêm trọng cũng có thể tạm thời khiến bệnh nhân mất cân bằng. Mỗi phản ứng phụ đều có những nguy hiểm riêng bạn không nên quá lo lắng. Hãy luôn lưu ý thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ và hỏi ý kiến bác sĩ khi có biểu hiện sức khỏe khác với bình thường.
5. Tương tác với thuốc Kapedone
Mức độ tương tác của thuốc Kapedone xuất hiện khi sử dụng với một số loại thuốc nhất định. Nếu bạn đang dùng một số loại thuốc sau hay chú ý báo bác sĩ điều trị vì chúng sẽ ảnh hưởng đến công dụng thuốc Kapedone nếu sử dụng đồng thời với nhau:
- Ketoconazole
- Thuốc gây ra sự ức chế cho men chuyển CYP 3A4
- Thuốc hỗ trợ giãn cơ Muscarinic
- Bromocriptine
- Thuốc hỗ trợ giảm đau nằm trong nhóm thuốc opipod
- Famotidine
- Cimetidine
- Ranitidine
- Nizatidine
- Lithium
Ngoài những loại thuốc đã được xác định ảnh hưởng và tương tác với Kapedone bạn nên chú ý mọi thuốc khác khi cần dùng chung. Tốt nhất, bạn cần báo lại cho bác sĩ khi được kê đơn Kapedone để bác sĩ hướng dẫn và điều chỉnh các sử dụng phù hợp tránh xảy ra tương tác không mong muốn.
Tương tác thuốc Kapedone có thế xuất hiện với thực phẩm. Thậm chí là khi tình trạng sức khỏe không tốt hay một cơ quan suy giảm cũng ảnh hưởng. Do đó tương tác thuốc cần được phát hiện sớm để xử lý. Chính vì thế bạn hãy chủ động trao đổi cùng bác sĩ để được hướng dẫn hỗ trợ theo dõi sức khỏe trong suốt thời gian điều trị bằng thuốc Kapedone.
Thuốc Kapedone được điều trị các biểu hiện bệnh của đường tiêu hóa chứ không nhất thiết là bệnh ở tại vị trí đường tiêu hóa. Một số công dụng ngoài chỉ định có thể được nghiên cứu hoặc thực tế bệnh nhân sau khi dùng phát hiện ra. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe bệnh nhân và bác sĩ đều cần nắm rõ thuốc Kapedone có tác dụng gì.