Jexta được xếp vào nhóm thuốc đặc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng nấm. Thuốc được dùng theo đường tiêm với dạng bào chế là bột pha tiêm. Liều dùng, cách dùng và các tác dụng của thuốc Jexta sẽ có đầy đủ trong bài viết dưới đây.
1. Thuốc Jexta là gì?
Jexta thuộc nhóm thuốc kháng sinh Cephalosporin với thành phần chính là Ceftazidime. Đây là dòng kháng sinh phổ biến dùng để điều trị các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, tiết niệu, xương khớp, phụ khoa và tiêu hóa.
Dạng bào chế của thuốc Jexta là bột pha tiêm, thành phần chính Ceftazidime dưới dạng Ceftazidim Pentahydrat 1g, đi kèm với lọ thuốc là ống dung môi nước cất 10ml dùng để pha thuốc.
2. Tác dụng thuốc Jexta
Tác dụng chính của thuốc Jexta là tiêu diệu khi khuẩn nhờ sự ức chế enzym tổng hợp vách tế bào của vi khuẩn. Jexta nhạy cảm với nhiều vi khuẩn Gram âm kháng Aminoglycosid và cả Gram dương đã kháng Ampicilin. Phổ kháng khuẩn rộng của Jexta được cập nhật hiện nay như sau:
- Vi khuẩn gram âm hiếu khí bao gồm các chủng Pseudomonas, E.coli, Klebsiella, Shigella, Proteus, Salmonella, Haemophilus influenza... và một số chủng Pneumococcus, Moraxella catarrhalis và Streptococcus tan máu beta và Streptococcus viridans.
- Vi khuẩn Gram dương kỵ khí, staphylococcus aureus.
Ceftazidim trong thuốc Jexta không hấp thu được qua đường tiêu hóa, do đó bệnh nhân không thể dùng thuốc theo đường uống mà phải dùng qua đường tiêm tĩnh mạch (IV) hoặc tiêm bắp (IM).
3. Chỉ định dùng thuốc Jexta trong trường hợp nào
Jexta được dùng điều trị cho những trường hợp nhiễm khuẩn nặng, có thể đã trải qua đợt điều trị kháng sinh thông thường nhưng tình trạng không thuyên giảm, điển hình như nhiễm khuẩn nặng do Gram âm:
- Nhiễm trùng huyết;
- Viêm màng não, nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương;
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu kèm biến chứng;
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, viêm xoang cánh mũi;
- Nhiễm khuẩn xương khớp;
- Nhiễm khuẩn phụ khoa;
- Nhiễm khuẩn vùng ổ bụng;
- Nhiễm khuẩn mô mềm, da bao có bỏng và vết thương;
- Viêm thận - bể thận, viêm tuyến tiền liệt;
- Nhiễm trùng trong bệnh phỏng;
- Nhiễm trùng có thẩm phân phúc mạc (CAPD);
- Viêm túi thanh mạc có nhiễm trùng;
- Viêm vú.
4. Chống chỉ định dùng thuốc Jexta
Trong một số tình trạng toàn thân và bệnh lý nặng, Jexta được chống chỉ định
- Bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc Jexta;
- Bệnh nhân mẫn cảm với Aspirin hay NSAIDs khác;
- Chống chỉ định dùng Jexta trên bệnh nhân có tiền sử hoặc đang bị viêm loét dạ dày tiến triển;
- Chống chỉ định dùng Jexta trên bệnh nhân ho hen, co thắt phế quản, chảy máu, bệnh tim mạch, suy gan và suy thận nặng;
- Chống chỉ định dùng Jexta ở người bị bệnh chất tạo keo (bệnh tự miễn);
- Người mang kính sát tròng, phụ nữ có thai và cho con bú.
5. Liều dùng và cách dùng thuốc Jexta
Liều dùng
Với kháng sinh Ceftazidime trong Jexta, liều dùng được phân chia rõ ràng trong các trường hợp sau:
- Người lớn: 1g/lần/8h hoặc 2g/lần/12h. Cách dùng, tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp sâu. Liều này áp dụng cho cả bệnh nhân suy chức năng gan
- Trẻ sơ sinh (0-4 tuần): 30mg/kg/lần/12h, dùng theo đường tiêm tĩnh mạch
- Trẻ từ 1 tháng đến 12 tháng tuổi: 30-50mg/kg/lần, tiêm tĩnh mạch tối đa 6g/ngày và 8 giờ 1 lần.
- Người cao tuổi: Liều dùng Jexta cho người cao tuổi không được phép vượt quá 3g/ngày, đặc biệt ở những bệnh nhân trên 70 tuổi.
Ở các bệnh nhân suy thận, liều dùng thuốc Jexta phụ thuộc vào độ thanh thải creatinin như sau:
- Độ thanh thải creatinin 31-50ml/phút ⇒ Liều dùng Jexta là 1g/lần/12h.
- Độ thanh thải creatinin 16-30ml/phút ⇒ Liều dùng Jexta là 1g/lần/24h.
- Độ thanh thải creatinin 31-50ml/phút ⇒ Liều dùng Jexta là 500mg/lần/24h.
- Độ thanh thải creatinin 31-50ml/phút ⇒ Liều dùng Jexta là 500mg/lần/48h.
Cách dùng thuốc Jexta
Thuốc Jexta hiện nay được chỉ định dùng theo đường tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp sâu, trong đó:
- Tiêm tĩnh mạch: Pha 1g Jexta trong 10ml nước cất pha tiêm hoặc NaCl 0.9% hoặc Dextrose 5%.
- Tiêm bắp: Pha 1g Jexta trong 3ml nước cất pha tiêm hoặc Lilocain Hydroclorid 0.5% hay 1%.
- Dung dịch tiêm truyền: Pha 1-2g Jexta trong 100ml các dung dịch tiêm/ truyền tĩnh mạch.
6. Tác dụng phụ của thuốc Jexta
Tác dụng phụ thường gặp: Đau vùng thượng vị, buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, nổi mẫn ngứa, đau tại chỗ tiêm.
Tác dụng phụ hiếp gặp (nguy hiểm): Tổn thương thận/ gan, rối loạn cơ quan tạo máu.
7. Chú ý khi sử dụng thuốc Jexta
- Bệnh nhân có tiền sử quá mẫn cảm với kháng sinh nhóm penicilin, cephalosporin hoặc Ceftazidime trước đây.
- Khi dùng Jexta có thể xảy ra trường hợp viêm ruột kết giả mạc.
- Với bệnh nhân suy thận thì nên giảm tổng liều hàng ngày
- Nồng độ cao khi dùng thuốc Jexta có thể gây ra co giật, bệnh lão, mất thăng bằng và đôi khi đạt trạng thái kích thích thần kinh cơ.
- Dùng Ceftazidime có thể làm giảm đi hạt tính prothrombin ở các bệnh nhân suy thận/gan hoặc bệnh nhân suy dinh dưỡng
- Chưa có nghiên cứu cụ thể và thử nghiệm lâm sàng về tác dụng phụ của Jexta trong quá trình thai kỳ. Do đó, thận trọng khi dùng trên phụ nữ mang thai và chỉ dùng khi thực sự cần thiết. Ngoài ra, Jexta cũng bài tiết theo đường sữa, nên cần cân nhắc kỹ lưỡng.
Jexta là thuốc kháng sinh chuyên dùng để điều trị những bệnh nhiễm khuẩn nặng. Thuốc dùng theo đường tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch, theo chỉ định của bác sĩ và cần tdám sát chặt chẽ phản ứng của người bệnh ngay sau khi dùng.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.