Gastrolium thuộc nhóm thuốc đường tiêu hoá có bán tại các quầy thuốc theo tư vấn, hướng dẫn của dược sĩ/ bác sĩ. Cùng tìm hiểu rõ hơn tác dụng của thuốc Gastrolium, Gastrolium là thuốc gì, dùng thế nào, ai nên dùng Gastrolium,...trong bài viết sau đây.
1. Gastrolium là thuốc gì?
Gastrolium được sản xuất bởi Công ty cổ phần Dược phẩm Sao Kim - VIỆT NAM, theo số đăng ký VD – 29831 – 18.
Thuốc Gastrolium có thành phần chính gồm:
- Attapulgite mormoiron hoạt hóa hàm lượng 2500mg;
- Gel khô Nhôm hydroxyd - Magnesi carbonat hàm lượng 500mg.
Gastrolium bào chế dạng bột pha hỗn hợp dịch uống. Đóng gói hộp 30 gói x 3g bột pha uống. Hộp thuốc Gastrolium có màu trắng, tên thuốc màu vàng nâu, có biểu tượng dạ dày màu đỏ cam.
2. Tác dụng của thuốc Gastrolium
Gastrolium là thuốc đường tiêu hoá, có thành phần chính gồm hoạt chất Attapulgite mormoiron cùng gel khô nhôm hydroxyd – magnesi carbonat. Hoạt chất này có tính hấp thu, bao phủ cao. Khi vào ruột sẽ tạo ra một lớp màng đồng nhất giúp che chở thành ruột. Ngoài ra, thuốc Gastrolium còn giúp hấp thu phụ độc chất và hơi – tác nhân khiến niêm mạc dạ dày bị kích ứng.
Thành phần của Gastrolium có lý tính tương tự kaolin. Attapulgite – có trong Gastrolium còn có công dụng giúp hấp thu các vi khuẩn, độc tố, giảm nguy cơ mất nước.
Nhìn chung, tác dụng của thuốc Gastrolium là tạo màng bảo vệ niêm mạc ruột. Bằng cách loại bỏ chất độc, mầm bệnh trong hệ tiêu hoá bằng cách liên kết hoặc hấp thu chúng.
3. Chỉ định của Gastrolium
Gastrolium được dùng cho các đối tượng:
- Loét dạ dày – tá tràng;
- Viêm dạ dày;
- Thoát hoành vị;
- Hồi lưu dạ dày;
- Di chứng cắt dạ dày;
- Đau thượng vị;
- Ợ nóng;
- ...
Để an toàn, người bệnh chỉ dùng Gastrolium trong các trường hợp chỉ định.
4. Liều lượng và cách dùng thuốc Gastrolium
Gastrolium là thuốc chữa bệnh đường tiêu hoá. Để đạt hiệu quả, người bệnh cần dùng thuốc đúng cách, đúng liều. Cách dùng Gastrolium theo đường uống, cùng với nước khi có biểu hiện đau hoặc sau khi ăn.
Liều lượng:
- Liều dùng Gastrolium theo khuyến cáo là 2 – 4 gói/ ngày với người lớn.
- Với đối tượng là trẻ em dùng liều Gastrolium là 1⁄3-1 gói x 3 lần/ ngày tuỳ thuộc vào độ tuổi hoặc theo hướng dẫn.
5. Chống chỉ định Gastrolium
Không dùng Gastrolium cho các đối tượng:
- Mẫn cảm, dị ứng với các thành phần có trong Gastrolium;
- Rối loạn chuyển hóa Porphyrin;
- Xuất huyết dạ dày;
- Xuất huyết trực tràng;
- Viêm ruột thừa;
- Táo bón;
- ...
Nếu thuộc nhóm đối tượng chống chỉ định, bạn không nên dùng Gastrolium.
6. Tương tác Gastrolium
Nhà sản xuất đưa ra một số cảnh báo về tương tác khi dùng Gastrolium gồm:
- Tetracycline;
- Thuốc kháng histamine H2;
- Indomethacin;
- Digoxin;
- ...
Thông báo cho bác sĩ các sản phẩm mà người bệnh đang dùng trước khi kê đơn Gastrolium để tránh tương tác thuốc.
7. Tác dụng phụ của thuốc Gastrolium
Khi dùng Gastrolium, người bệnh cũng có thể gặp phải các tác dụng phụ gồm:
- Táo bón;
- Cứng bụng;
- Buồn nôn;
- Phân trắng;
- Tăng canxi niệu;
- Nhuyễn xương;
- Dị ứng;
- Mẩn ngứa;
- Tăng nhôm trong máu;
- Sa sút trí tuệ;
- ...
Các tác dụng phụ khi dùng Gastrolium có mức độ và tần suất gặp phải khác nhau. Hãy thông báo cho bác sĩ nếu người bệnh gặp phải tác dụng phụ khi uống Gastrolium để được xử trí.
8. Cảnh báo và thận trọng Gastrolium
Nhà sản xuất đưa ra các cảnh báo và thận trọng khi dùng Gastrolium ở nhóm đối tượng:
- Tắc ruột;
- Viêm tuỵ;
- Viêm ruột thừa;
- ...
Những thông tin về cảnh báo, thận trọng này giúp người bệnh dùng Gastrolium an toàn.
9. Mang thai, cho con bú, lái xe và vận hành máy dùng Gastrolium
- Người bệnh dùng Gastrolium khi có thai nên thận trọng, vì chưa có nhiều dữ liệu an toàn.
- Phụ nữ cho con bú cũng nên thận trọng khi uống Gastrolium, vì chưa biết thuốc có tiết qua sữa mẹ hay không.
- Người lái xe và vận hành máy móc có thể uống Gastrolium.
10. Bảo quản thuốc Gastrolium
- Gastrolium bảo quản trong nhiệt độ phòng.
Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Gastrolium, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc Gastrolium điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.