Thuốc Cobazid có tác dụng gì? Thực chất Cobazid là loại thuốc bổ, có tác dụng cải thiện sức khỏe cho cả trẻ em và người lớn khi bị suy dinh dưỡng, chán ăn, mới phẫu thuật... Việc dùng thuốc Cobazid cần được chỉ định bởi bác sĩ, dược sĩ có chuyên môn.
1. Thành phần và công dụng thuốc Cobazid
Cobazid thuốc nhóm vitamin và khoáng chất với thành phần chính là Dibencozide 3mg.
Thuốc được đưa ra thị trường dưới dạng viên nang cứng, đóng hộp 5 vỉ x 10 viên.
- Thuốc được các bác sĩ, dược sĩ chỉ định cho những trường hợp sau:
Trẻ đẻ thiếu tháng, trẻ chán ăn, suy dinh dưỡng - Người mắc bệnh nhiễm khuẩn tái lại
- Bệnh nhân mắc rối loạn tiêu hoá sau phẫu thuật, dưỡng bệnh nặng, suy nhược ở người lớn và người già.
- Điều trị một số bệnh thần kinh như đau dây thần kinh tọa đau dây thần kinh cổ - cánh tay, đau do các bệnh thần kinh, hoặc dùng làm thuốc bổ cho người bệnh kêu mệt mỏi hoặc tình trạng dễ bị mệt.
Ngoài chỉ định cho những đối tượng bệnh nhân trên, thuốc cũng chống chỉ định cho các trường hợp:
- Người có tiền sử dị ứng với các cobalamin (vitamin B12 và các chất liên quan).
- U ác tính.
- Không dùng cho người có cơ địa dị ứng (Hen suyễn, eczema).
Chống chỉ định được hiểu là không dùng thuốc, việc sử dụng thuốc trên những tối tượng bệnh nhân này luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ tới sức khỏe hơn là lợi ích.
2. Liều dùng thuốc Cobazid
Sẽ tùy theo từng tình trạng bệnh nhân mà liều dùng thuốc có thể khác nhau để đảm bảo kết quả điều trị. Hiện liều dùng bệnh nhân có thể tham khảo như sau:
- Người lớn: 1 viên x 3 lần/ngày.
- Trẻ em: 1 viên x 2 lần/ngày.
Người lớn nên uống thuốc với nước lọc và tốt nhất và cần nuốt nguyên viên. Còn với trẻ nhỏ, cha mẹ có thể cho con uống thuốc cùng với nước lọc hoặc sữa. Không dùng nước ngọt, nước có ga cho trẻ uống cùng thuốc bởi sẽ làm giảm hiệu quả điều trị.
Liều dùng trên cũng có thể không đúng với mọi trường hợp, vì thế điều quan trọng nhất là bệnh nhân nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn.
3. Những lưu ý khi sử dụng thuốc Cobazid trong điều trị
3.1 Tác dụng phụ khi dùng thuốc
Mặc dù có thành phần khá lành tính và là thuốc bổ, tuy nhiên khi sử dụng Cobazid bệnh nhân vẫn có nguy cơ gặp phải những phản ứng phụ từ nhẹ cho tới vừa với những biểu hiện như: ngứa, nổi mề đay, sốc...
Những phản ứng trên được đánh giá là không quá nguy hiểm và có thể tự hết mà không cần điều trị gì. Vì thế bệnh nhân không nên quá lo lắng. Tuy nhiên cần lưu ý nếu phản ứng xảy ra ở trẻ nhỏ và kéo dài thì người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn về cách xử trí sao cho phù hợp.
Bên cạnh đó để hạn chế tối đa phản ứng phụ người dùng nên chú ý sau:
- Không tự ý dùng thuốc, tăng liều hoặc giảm liều ngay cả khi bệnh đang có xu hướng thuyên giảm
- Thuốc cần uống đủ liều và dùng vào cùng một thời điểm trong ngày để có hiệu quả nhất.
- Không lạm dụng thuốc khi điều trị.
3.2 Thuốc Cobazid có dùng được cho phụ nữ mang thai và nuôi con bú?
Hiện những thông tin về Cobazid dùng cho đối tượng này chưa rõ ràng, vì thế khi có nhu cầu sử dụng Cobazid trong thời gian mang thai hoặc nuôi con bú, chị em nên hỏi trực tiếp bác sĩ, dược sĩ để có những chỉ định phù hợp.
3.2 Cần làm gì khi quên hoặc quá liều?
Cách xử lý khi quên liều là người bệnh cần uống thuốc ngay khi nhớ ra, trong trường hợp thời gian quên đã quá 2 tiếng hoặc gần đến liều kế tiếp nên bỏ qua liều đã quên và dùng thuốc những liều sau như bình thường.
Quá liều được xác định là không gây nguy hiểm tới tính mạng, tuy nhiên khi phát hiện quá liều người dùng cần theo dõi sức khỏe thường xuyên hơn nếu có những phản ứng phụ cần tới bệnh viện để cấp cứu kịp thời.
Tóm lại, Cobazid thuốc nhóm vitamin và khoáng chất, việc dùng thuốc nên được thực hiện dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả tốt nhất.