Thuốc Cefzidimstad 1g được chỉ định trong điều trị các tình trạng nhiễm trùng tại đường hô hấp, da và mô mềm, đường tiết niệu, xương/ khớp, ổ bụng hoặc hệ thần kinh trung ương. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
1. Cefzidimstad 1g là thuốc gì?
Cefzidimstad 1g là thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và nấm. Thuốc Cefzidimstad 1g chứa thành phần chính là Ceftazidim (dưới dạng Ceftazidim pentahydrat) 1g, đóng gói dưới dạng thuốc bột pha tiêm.
Ceftazidime có tác dụng diệt khuẩn do có khả năng ức chế các enzym tổng hợp vách tế bào vi khuẩn. Hoạt chất Ceftazidime cũng bền vững với hầu hết các beta - lactamase của vi khuẩn (trừ enzym của Bacteroides).
2. Thuốc Cefzidimstad 1g có tác dụng gì?
Thuốc Cefzidimstad 1g có tác dụng trong điều trị các tình trạng sau:
- Nhiễm trùng đường hô hấp dưới;
- Nhiễm trùng da và cấu trúc da;
- Nhiễm trùng đường tiết niệu có hoặc không biến chứng;
- Nhiễm trùng xương/ khớp;
- Nhiễm trùng phụ khoa;
- Nhiễm trùng ổ bụng;
- Nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương.
3. Liều dùng thuốc Cefzidimstad 1g
Liều Cefzidimstad 1g tham khảo như sau:
- Liều thường dùng ở người lớn: 1g Cefzidimstad mỗi 8 giờ một lần hoặc 2g mỗi 12 giờ một lần, tiêm truyền tĩnh mạch/ bắp sâu;
- Liều dùng ở bệnh nhân suy chức năng gan: Không cần điều chỉnh liều;
- Liều Cefzidimstad đối với bệnh nhân suy thận như sau:
- Độ thanh thải creatinin 50-31 (ml/phút): 1g Cefzidimstad mỗi 12 giờ một lần.
- Độ thanh thải creatinin 30-16 (ml/phút): 1g Cefzidimstad mỗi 24 giờ một lần.
- Độ thanh thải creatinin 15-6 (ml/phút): 500mg Cefzidimstad mỗi 24 giờ một lần.
- Liều Cefzidimstad cho bệnh nhân nhi:
- Trẻ sơ sinh (0-4 tuần): Liều Cefzidimstad 30mg/ kg tiêm tĩnh mạch mỗi 12 giờ một lần.
- Trẻ từ 1 tháng đến 12 tuổi: Liều Cefzidimstad 30-50mg/ kg tiêm tĩnh mạch, tối đa 6g/ ngày mỗi 8 giờ một lần.
- Sử dụng ở người cao tuổi: Liều Cefzidimstad thông thường không nên vượt quá liều 3g mỗi ngày, đặc biệt ở những bệnh nhân trên 70 tuổi.
Liều dùng thuốc Cefzidimstad 1g trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng Cefzidimstad 1g cụ thể sẽ tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng Cefzidimstad 1g phù hợp, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
Cách dùng thuốc Cefzidimstad 1g:
- Tiêm truyền tĩnh mạch hoặc bắp sâu: Thường tiêm thuốc Ceftazidime vào góc phần tư phía trên mông hoặc phần bên của bắp đùi.
- Cách pha dung dịch tiêm truyền:
- Dung dịch tiêm bắp: Pha thuốc Ceftazidime trong 3ml nước cất pha tiêm hoặc dung dịch lidocain hydroclorid 0,5% hay 1%;
- Dung dịch tiêm tĩnh mạch: Pha thuốc Ceftazidime trong 10ml nước cất pha tiêm hoặc dung dịch natri clorid 0,9% hay Dextrose 5%;
- Dung dịch tiêm truyền: Pha thuốc Ceftazidime trong nước cất pha tiêm hoặc dung dịch natri clorid, Dextrose nhưng với nồng độ 10-20mg/ ml (1-2g thuốc Ceftazidime trong 100ml dung môi).
4. Chống chỉ định thuốc Cefzidimstad 1g
Thuốc Cefzidimstad 1g chống chỉ định trong các trường hợp sau:
- Người có tiền sử bị sốc khi dùng thuốc Cefzidimstad 1g;
- Người quá mẫn cảm hoặc dị ứng với các kháng sinh nhóm Cephalosporin.
Chống chỉ định Cefzidimstad 1g phải hiểu là chống chỉ định tuyệt đối, có nghĩa là không vì lý do nào đó mà trường hợp chống chỉ định lại linh động được dùng thuốc.
5. Tác dụng phụ của thuốc Cefzidimstad 1g
Khi sử dụng thuốc Cefzidimstad 1g, bạn có thể gặp phải các tác dụng phụ sau:
- Sưng tại vị trí tiêm thuốc Cefzidimstad 1g;
- Quá mẫn, ngứa, phát ban da;
- Tiêu chảy, buồn nôn/ nôn và đau bụng.
Thông thường những tác dụng phụ sẽ mất đi khi ngưng dùng thuốc Cefzidimstad 1g. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, trong quá trình điều trị, nếu xuất hiện bất cứ biểu hiện bất thường nào nghi ngờ do sử dụng thuốc Cefzidimstad 1g thì người bệnh cần thông báo với bác sĩ điều trị để có hướng xử trí kịp thời.
Bài viết đã cung cấp thông tin về thuốc Cefzidimstad 1g có tác dụng gì, liều dùng và lưu ý khi sử dụng. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc Cefzidimstad 1g theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.