Brudopa thuộc nhóm thuốc tim mạch, có thành phần chính là Dopamin HCl 200mg/5ml. Thuốc có dạng dung dịch tiêm truyền, đóng gói hộp 5 ống x 5ml. Trước khi sử dụng thuốc Brudopa thì người bệnh nên hỏi thêm ý kiến từ bác sĩ để được tư vấn và chỉ dẫn. Sau đây là một số thông tin giúp người bệnh hiểu rõ thuốc Brudopa có tác dụng gì? Sử dụng như thế nào?
1. Công dụng, chỉ định của thuốc Brudopa
Thuốc Brudopa được chỉ định để:
- Chống sốc cho người bị nhồi máu cơ tim;
- Điều trị chấn thương hoặc dùng trong phẫu thuật;
- Điều trị nhiễm khuẩn huyết;
- Điều trị suy thận và suy tim mất bù mạn;
- Điều trị thiểu niệu và vô niệu;
- Hạ huyết áp do giảm hiệu suất của tim.
2. Chống chỉ định của thuốc Brudopa
Brudopa chống chỉ định trong trường hợp người bệnh bị quá mẫn với các thành phần của thuốc.
3. Liều lượng và cách dùng thuốc Brudopa
Cách sử dụng: Thuốc Brudopa dùng bằng đường tiêm truyền sau khi được pha loãng.
Liều lượng: Nên bắt đầu Brudopa với 2 - 5 mcg/ kg/ phút. Trường hợp bệnh nặng thì bắt đầu với liều 5 mcg/ kg/ phút và sau đó tăng liều Brudopa dần cho tới khi đạt liều 5 - 10mcg/ kg thể trọng/ phút hoặc 20 - 50mcg/ kg thể trọng/ phút.
Lưu ý: Liều dùng Brudopa trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng Brudopa cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng Brudopa phù hợp, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
4. Tương tác của thuốc Brudopa
Brudopa có thể xảy ra phản ứng tương tác nếu dùng đồng thời với:
- Thuốc gây mê;
- IMAO như Butyrophenon, Guanetidin và Phenothiazin;
- Thuốc chống trầm cảm 3 vòng;
- Thuốc Eserpin;
- Thuốc kích thích giao cảm;
- Hormon tuyến giáp;
- Thuốc kháng histamin;
- Thuốc chẹn alpha và beta.
Để tránh tình trạng tương tác, trước khi được kê đơn Brudopa thì người bệnh nên thông báo với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng, kể cả thực phẩm chức năng. Bác sĩ sẽ căn cứ vào đó để kê đơn Brudopa phù hợp.
Ngoài ra, quá trình sử dụng thuốc Brudopa, người bệnh cũng cần lưu ý khi kiểm tra sức khỏe hãy đưa đủ hồ sơ khám bệnh và liệt kê tiền sử bệnh cho bác sĩ. Dựa vào thông tin được cung cấp, người bệnh sẽ được tư vấn chi tiết về thuốc Brudopa và những nguy cơ tương tác.
5. Tác dụng phụ của thuốc Brudopa
Ở liều điều trị, thuốc Brudopa được dung nạp tốt. Tuy nhiên, quá trình sử dụng Brudopa, người bệnh vẫn có thể gặp phải các tác dụng phụ như:
- Ngoại tâm thu thất;
- Rung nhĩ;
- Nhanh thất;
- Nhịp nhanh;
- Viêm họng;
- Táo bón;
- Khó thở;
- Hạ huyết áp;
- Buồn nôn và nôn;
- Trướng bụng;
- Đau bụng;
- Đau đầu.
Ảnh hưởng của thuốc Brudopa thường không nghiêm trọng và ở mức độ vừa. Tuy nhiên những phản ứng phụ nghiêm trọng của Brudopa vẫn có thể xảy ra nên bạn không được chủ quan. Nếu gặp phải các triệu chứng này thì ngưng sử dụng thuốc Brudopa và thông báo cho bác sĩ để có hướng xử trí phù hợp.
6. Chú ý đề phòng khi dùng thuốc Brudopa
- Trước khi sử dụng thuốc Brudopa thì người bệnh cần điều trị tình trạng giảm thể tích máu.
- Trong quá trình điều trị bằng thuốc Brudopa mà bị giảm mạch thì cần giảm liều và theo dõi sát sao.
- Khi điều trị với Brudopa, cần theo dõi chặt chẽ huyết áp và lượng nước tiểu.
- Nếu người bệnh bị hẹp động mạch hoặc thuộc đối tượng đang mang thai, cho con bú và trẻ em thì không dùng thuốc Brudopa.
- Cần thận trọng khi sử dụng thuốc Brudopa cho người làm nghề lái xe hoặc vận hành máy móc, suy gan hoặc suy thận.
- Tuyệt đối không sử dụng khi thuốc Brudopa có dấu hiệu bị đổi màu, mốc, chảy nước hay hết hạn dùng.
- Để đảm bảo an toàn, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc Brudopa trước khi dùng.
Bài viết đã cung cấp thông tin thuốc Brudopa có tác dụng gì, liều dùng và lưu ý khi sử dụng. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc Brudopa theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Bảo quản thuốc Brudopa ở nơi khô thoáng và tránh xa tầm với của trẻ nhỏ.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.