Công dụng thuốc Antithymocyte Globulin

Thuốc Antithymocyte globulin được thuộc nhóm ức chế miễn dịch chọn lọc. Thuốc Antithymocyte globulin kê đơn chỉ định chống thải ghép, trì hoãn giai đoạn tấn công thải ghép đầu tiên ở những người bệnh đã từng trải qua cấy ghép thận.

1. Cơ chế tác dụng của thuốc Antithymocyte globulin

Antithymocyte globulin - gamma globulin tinh khiết, tiệt trùng và được thu sau khi gây miễn dịch thỏ bằng tế bào tuyến ức người. Sự biểu hiện của marker tế bào lympho T trong tế bào Jurkat tương ứng với tác dụng của Antithymocyte globulin lên tế bào lympho T. Và Antithymocyte globulin có chứa kháng thể chống lại kháng nguyên bề mặt tế bào Jurrkat.

Antithymocyte globulin có tác dụng làm giảm lympho subset vận chuyển protein bề mặt được biểu hiện bằng dòng tế bào Jurkat.

Antithymocyte globulin không kích hoạt tế bào lympho T thông qua CD3 nhưng ức chế hoạt động của tế bào T bởi kháng thể kháng CD3. Antithymocyte globulin sẽ giúp giảm đi sự di căn ác tính bằng cách liên kết với phân tử kết dính. Cũng chính bởi đặc tính chống kết dính do hoạt tính kháng LFA1 và kháng ICAM1 có thể lý giải tại sao Antithymocyte globulin làm giảm sức cản thành mạch máu thận, đồng thời làm giảm lưu giữ tế bào lympho trong thận khi thận được tưới máu.

2. Chỉ định và chống chỉ định thuốc Antithymocyte globulin

Thuốc Antithymocyte globulin được chỉ định giúp ngăn ngừa và điều trị thải ghép thận. Thuốc cũng có thể sử dụng trong điều trị phòng ngừa bệnh ghép vật chủ mãn tính, từ chối ghép tim, từ chối ghép ruột và đa phủ tạng như dạ dày, tá tràng, tuyến tụy, ruột non, gan, từ chối ghép phổi.

Ngoài ra, Antithymocyte globulin còn được chỉ định trong điều trị thiếu máu bất sản từ mức trung bình đến nghiêm trọng ở những người bệnh không thích hợp cho cấy ghép tủy xương.

Tuy nhiên, thuốc Antithymocyte globulin cũng chống chỉ định trong trường hợp người bệnh quá mẫn cảm với thành phần của thuốc, hoặc những người bệnh bị nhiễm trùng do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng mà không kiểm soát được. Hoặc những người bệnh cấy ghép tạng bị giảm tiểu cầu nghiêm trọng do Antithymocyte globulin có thể gây nặng thêm tình trạng giảm tiểu cầu và tăng nguy cơ xuất huyết, những người bệnh có khối u ác tính.

3. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Antithymocyte globulin

Antithymocyte globulin là thuốc gì? Thuốc Antithymocyte globulin được khuyến nghị cho người bệnh cấy ghép thận nên được pha loãng trước khi sử dụng trong dung dịch NaCl 0.9%, Destrose 5% và NaCl 0.225% hoặc NaCl 0.45% và Dextrose 5%. Tuy nhiên, nồng độ không vượt quá 4mg Antithymocyte globulin. Khi pha loãng dung dịch ene lắc nhẹ để trộn đều dung dịch.

Thuốc Antithymocyte globulin được truyền vào tĩnh mạch, và phải được thực hiện ở cơ sở y tế đảm bảo yêu cầu. Người bệnh cần được theo dõi chặt chẽ quá trình truyền dịch.

Trước khi tiến hành truyền dịch, người bệnh sẽ được chỉ định làm xét nghiệm da để xác định và theo dõi các phản ứng trên da.

Trong quá trình truyền dịch nếu người bệnh cảm nhận có dấu hiệu bất thường dị ứng hoặc tác dụng phụ thì cần báo ngay cho nhân viên y tế để hỗ trợ kịp thời.

4. Tác dụng phụ không mong muốn khi dùng Antithymocyte globulin

  • Phản ứng dị ứng có thể bao gồm cả phản ứng phản vệ. Vì vậy, cần theo dõi bệnh nhân xem có tình trạng sốt, ớn lạnh, ngứa, sưng tấy, phát ban, khó thở, huyết áp thấp, buồn nôn và nôn
  • Sốt không rõ nguyên nhân
  • Đau đầu
  • Hàm lượng lipid cao
  • Hàm lượng kali cao
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Nhiễm trùng và số lượng bạch cầu giảm gây ra giảm bạch cầu trung tính khi sử dụng thuốc Tivdak. Tế bào bạch cầu đóng vai trò quan trong trong chống lại nhiễm trùng của cơ thể. Khi điều trị với thuốc Tivdak có thể làm số lượng bạch cầu giảm xuống đặc biệt, các tế bào bạch huyết khiến cho cơ thể người bệnh tăng cao nguy cơ nhiễm trùng. Người bệnh có thể sẽ gặp các triệu chứng như sốt trên 38 độ C, cảm lạnh, đau họng, khó thở, nóng rát khi đi tiểu và các trạng thái đau đều không thuyên giảm... Khi người bệnh gặp các dấu hiệu trên thì cần báo ngay cho bác sĩ điều trị kiểm tra và hỗ trợ y tế kịp thời.

Thuốc Antithymocyte globulin được làm từ chế phẩm máu, vì vậy có thể có nguy cơ nhỏ là thuốc nhiễm các tác nhân truyền nhiễm. Tuy nhiên, qua trình sản xuất đã ngăn ngừa được các bất lợi này. Theo đó, người bệnh nên tránh tiêm vắc xin sống khi đang sử dụng thuốc Antithymocyte globulin, vì chúng có thể không hoạt động, chẳng hạn như vắc xin phòng bệnh zona, bại liệt, cúm, rotavirus...

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: oncolink.org

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe