Cơn gout cấp tính: Cảnh giác nguy hiểm

Bệnh gout là bệnh do rối loạn chuyển hóa acid uric, dẫn đến lắng đọng các tinh thể monosodium ở tổ chức và đặc trưng là có các đợt viêm khớp cấp, hay gặp ở những độ tuổi trung niên ở nam giới và nữ giới sau mãn kinh. Số lần xuất hiện của bệnh gout tương đồng với sự gia tăng của nồng độ acid uric trong máu.

1. Phân loại bệnh gout

Bệnh Gout có 3 loại:

  • Gout nguyên phát
  • Gout thứ phát
  • Gout bẩm sinh

Gout nguyên phát là trường hợp hay gặp nhất, và chưa rõ nguyên nhân nào là chủ yếu để mà chắc chắn gây ra bệnh. Gout thứ phát là do tăng acid uric máu. Gout bẩm sinh thì là bệnh di truyền do bất thường về bộ gen.

2. Nguyên nhân gây bệnh gout

Trắc nghiệm: Kiểm tra hiểu biết của bạn về bệnh gút

Bệnh gút là một dạng viêm khớp phổ biến, xảy ra chủ yếu do tình trạng tích tụ các axit uric trong cơ thể. Trả lời 15 câu hỏi trắc nghiệm sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh gút.

Bài dịch từ: webmd.com

Bệnh gout gặp ở người có acid uric máu cao (chiếm 5-20%). Acid uric trong máu cao do là máu sản xuất nhiều, hoặc do thận giảm đào thải acid uric.

Nguyên nhân khiến việc sản xuất acid uric ở máu tăng gồm: Bất thường về gen. Tăng sự dị hóa các acid nhân nội sinh. Sự thoái hóa nhanh của ATP thành acid uric. Sử dụng quá mức các loại thức ăn có nhiều purin.

Nguyên nhân giảm đào thải acid uric qua thận gồm suy thận hoặc bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc lợi tiểu, thuốc làm tăng aspirin,....

Một số yếu tố nguy cơ gây bệnh: Nam giới tuổi trung niên hoặc nữ giới sau mãn kinh, uống nhiều bia rượu, béo phì, rối loạn chuyển hóa, tăng acid uric máu kéo dài, tiền căn gia đình có người mắc bệnh gout, sử dụng lâu các thuốc làm tăng acid uric máu.


Bệnh gout gặp ở người có acid uric máu cao (chiếm 5-20%)
Bệnh gout gặp ở người có acid uric máu cao (chiếm 5-20%)

3. Bệnh gout cấp tính

Bệnh gout cấp tính thì bao gồm có những cơn gout cấp, thường xảy ra sau bữa ăn có quá nhiều thịt (nhất là loại có nhiều purin như thịt chó, nội tạng), sau khi uống nhiều rượu bia. Cảm xúc mạnh, lao động nặng như mang vác vật nặng trong thời gian dài, đi lại nhiều, chấn thương (kể cả chấn thương nhỏ), nhiễm khuẩn... cũng là những yếu tố làm cơn đau xuất hiện.

Cơn gout cấp tính đến đột ngột vào ban đêm, gây đau khớp, đa số là khớp bàn- ngón chân cái. Thấy rõ khớp sưng to, sờ thấy nóng, đỏ, và đau dữ dội, phù nề, căng bóng, một cái chạm nhẹ cũng thấy rất đau, làm cho hạn chế việc di chuyển và vận động. Trong cơn đau, người bệnh có thể sốt cao lạnh run hoặc sốt vừa hoặc sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn hay ăn kém, nước tiểu ít và đỏ. Bên cạnh thể điển hình, cũng có thể tối cấp biểu hiện là khớp viêm sưng tấy dữ dội, đau nhiều và thể nhẹ kín đáo đau ít dễ bị bỏ qua.

Cơn đau kéo dài thường là 5-7 ngày, sau đó các dấu hiệu viêm đỡ dần. Cơn gout cấp tính thường dễ tái phát, một năm thường có 1-2 lần đau, sau đó khoảng cách giữa các cơn ngắn lại, nhưng cũng có thể tới trên 10 năm mới tái phát.

4. Các biện pháp phòng ngừa bệnh gout

Thực hiện lối sống khoa học gồm sinh hoạt điều độ, trong giai đoạn viêm khớp cấp thì phải để cho khớp nghỉ, hạn chế vận động. Qua đợt viêm cấp bệnh nhân nên tập thể dục đều đặn, tránh lo âu, duy trì BMI ở giới hạn bình thường. Hạn chế thức ăn chứa nhiều purin như phủ tạng động vật, các loại thịt đỏ, hải sản trong khẩu phần ăn hàng ngày. Đặc biệt, tránh sử dụng rượu bia, và ăn nhiều rau xanh, thực phẩm, rau củ quả chứa nhiều chất xơ như chuối xanh, đậu, thay các loại thịt đỏ bằng thịt trắng như thịt lợn, thịt gà và uống nhiều nước khoáng.

Tránh dùng một số thuốc như lợi tiểu, aspirin liều thấp, corticoid kéo dài để không làm tăng acid uric máu. Ngoài thay đổi thói quen hàng ngày thì bệnh nhân cần điều trị các bệnh kèm theo như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, đái tháo đường,...


Cần điều trị gout kèm theo tăng huyết áp, rối loạn lipid máu
Cần điều trị gout kèm theo tăng huyết áp, rối loạn lipid máu

5. Biện pháp điều trị bệnh

Để điều trị bệnh gout, chế độ ăn rất quan trọng, vậy nên cần rất để ý đến bữa ăn như trong mọi bữa thì đều không nên ăn quá nhiều thịt có nhiều purin và hạn chế rượu bia. Phải tuân theo nguyên tắc là điều trị sớm, nhanh, mạnh trong cơn gout cấp tính.

Sử dụng thuốc kháng viêm non-steroid (NSAIDs) đối với bệnh nhân không có các bệnh lý khác, nên chọn loại này vì thuốc có tác dụng nhanh chóng bắt đầu với liều cao ở 2-3 ngày đầu và giảm liều dần trong 2 tuần.

Colchicin là sự lựa chọn thứ 2 trong điều trị gout cấp vì cửa sổ trị liệu hẹp và độc tính của thuốc. Thuốc có tác dụng cản trở thực bào của bạch cầu với các tinh thể urat. Uống 2-3 lần trong ngày mỗi lần 1 viên 1 mg tối đa 4 viên, và liều giảm dần còn 1 viên x 2 lần trong ngày thứ hai và 1 viên/ngày trong 3 ngày tiếp theo. Liều duy trì để tránh cơn đau tái phát là 1 viên cho mỗi ngày, uống trong 3 tháng hoặc có thể dài hơn. Nếu có bệnh lý khác như suy gan, suy thận, suy tủy xương thì khi dùng cần phải được theo dõi chặt chẽ của thầy thuốc.

Corticosteroid là thuốc sử dụng ở những bệnh nhân mà không thể dùng thuốc kháng viêm non-steroid hoặc colchicin do không dung nạp hoặc chống chỉ định do có bệnh lý đi kèm khác, thuốc dùng được với nhiều đường, là đường uống, đường tĩnh mạch, tiêm bắp hoặc tiêm vào khớp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe