Cơn đánh trống ngực: Những điều cần biết

Bài viết được viết bởi Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Bằng Phong - Trung Tâm Tim Mạch - Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Times City

Đánh trống ngực là thuật ngữ chỉ tình trạng tim đập nhanh và mạnh, có thể đều hoặc không đều, khiến có cảm giác như trống đánh trong ngực. Đây là một triệu chứng khá thường gặp không những trong chuyên khoa tim mạch mà trong cả sinh hoạt hàng ngày.

1. Nguyên nhân cơn đánh trống ngực

Có 2 nhóm nguyên nhân gây ra cơn trống ngực: do bệnh tim và không do bệnh tim.

1.1. Bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây đánh trống ngực

1.2. Cơn trống ngực không do bệnh tim

* Bệnh lý khác:

* Không do bệnh lý: hoảng sợ, gắng sức, cà phê, thuốc lá, rượu, chất kích thích, 1 số thuốc như Nifedipine, các thuốc vận mạch...


Bệnh tim là một trong những nguyên nhân chính gây đánh trống ngực
Bệnh tim là một trong những nguyên nhân chính gây đánh trống ngực

2. Diễn biến lâm sàng

  • Trống ngực không do bệnh lý thường là cơn nhanh xoang, tự hết sau 1 thời gian nhất định tùy theo nguyên nhân. Tiên lượng thường không nguy hiểm.
  • Trống ngực do bệnh lý ngoài tim mạch cũng thường là cơn nhanh xoang, vì vậy tiên lượng thường tốt và không tái phát nếu được điều trị triệt để các bệnh lý liên quan.
  • Trống ngực do bệnh lý tim mạch thường là cơn rung – cuồng nhĩ, ngoại tâm thu thất dày hoặc cơn nhanh thất, có tiên lượng xấu, có thể gây ngất, gây suy tim cấp, đau thắt ngực hoặc thậm chí gây tử vong. Nếu trống ngực do hội chứng WPW thì thường là cơn nhanh trên thất, có tiên lượng nhẹ hơn.

3. Thái độ xử trí khi có cơn đánh trống ngực

Nếu đã biết rõ là cơn trống ngực không do bệnh lý thì không cần phải tới bệnh viện, chỉ cần nghỉ ngơi thích hợp. Nhưng phần lớn các trường hợp đánh trống ngực không biết được là do bệnh lý hay không, thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ngất, đau thắt ngực, khó thở hoặc tử vong, khi đó ta cần phải tới bệnh viện, tốt nhất là tới các cơ sở cấp cứu hoặc chuyên khoa Tim Mạch.

* Thăm khám lâm sàng nhằm phát hiện tiền sử bệnh tật, nhất là tiền sử bệnh tim mạch, qua đó định hướng chẩn đoán, làm các kỹ thuật cận lâm sàng liên quan.


Cần đến bệnh viện hoặc chuyên khoa tim mạch thăm khám lâm sàng khi có cơn đánh trống ngực
Cần đến bệnh viện hoặc chuyên khoa tim mạch thăm khám lâm sàng khi có cơn đánh trống ngực

* Các kỹ thuật cận lâm sàng: tùy bệnh cảnh để chỉ định phù hợp

  • Xét nghiệm điện giải, đường huyết, catecholamine máu và nước tiểu, các chất kích thích, hormone tuyến giáp, men tim. Ngoài ra cũng cần làm các xét nghiệm cơ bản như chức năng thận, men gan...
  • Điện tâm đồ, Holter điện tâm đồ. Một số trường hợp sẽ phải thăm dò điện học trong buồng tim để đánh giá bản chất loại loạn nhịp gây ra cơn trống ngực.
  • Siêu âm tim, cộng hưởng từ tim nhằm đánh giá bệnh tim cấu trúc, test gắng sức điện tâm đồ, siêu âm tim gắng sức, chụp động mạch vành nhằm đánh giá tình trạng động mạch vành.

* Chỉ định điều trị

Tùy theo bản chất loại loạn nhịp gây cơn đánh trống ngực mà có các phương pháp điều trị phù hợp.

  • Nếu trống ngực không do bệnh lý: nghỉ ngơi thư giãn, luyện tập thể dục thể thao, bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia, không dùng các thuốc kích thích, không dùng thuốc có thể gây tim đập nhanh (Nifedipine, thuốc adrenergic...).
  • Nếu trống ngực do bệnh lý ngoài tim: điều trị tối ưu các bệnh gây trống ngực như phẫu thuật u tủy thượng thận, điều trị cường giáp, điều chỉnh thuốc chữa tiểu đường nhằm hạn chế các cơn hạ đường huyết, điều trị tâm thần phân liệt.

Tùy bản chất loạn nhịp gây cơn đánh trống ngực để lựa chọn biện pháp điều trị thích hợp
Tùy bản chất loạn nhịp gây cơn đánh trống ngực để lựa chọn biện pháp điều trị thích hợp
  • Trống ngực do bệnh lý tim mạch: hay gặp nhất và cũng có tiên lượng xấu, vì vậy cần được điều trị thật tốt các bệnh này (bệnh mạch vành, bệnh tim cấu trúc, bất thường điện học). Ngoài ra, trong trường hợp trống ngực là do một số loạn nhịp thất đe dọa đột tử thì có thêm chỉ định cấy máy phá rung tự động phòng đột tử (ICD: Implantable Cardioversion Defibrillator).

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe