Cúm A là bệnh lý thường gặp, mặc dù diễn biến khá lành tính nhưng trong một số trường hợp không được phát hiện và chẩn đoán sớm, bệnh có thể gây biến chứng nặng, thậm chí đe dọa tới tính mạng.
1. Cúm A là gì?
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm type A thuộc các chủng H1N1, H5N1 và H7N9 gây nên. Bệnh phổ biến ở thời điểm giao mùa đông - xuân, có thể gây nên những vụ dịch nhỏ hoặc thậm chí là đại dịch. Virus cúm có khả năng lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người khỏe mạnh qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc. Bệnh lây lan nhanh hơn ở những nơi tập trung đông người như trường học, công sở,...
Thời gian ủ bệnh của virus cúm A ngắn, thường chỉ 1 - 5 ngày, trung bình là 2 ngày. Thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục sau khoảng 2 - 7 ngày. Bệnh cúm thường kéo dài dai dẳng ở trẻ em vì sức đề kháng của trẻ yếu. Ở người khỏe mạnh, bệnh có thể tự khỏi. Dù vậy, trong một số ít trường hợp như ở trẻ em, người cao tuổi, người bị suy giảm miễn dịch hoặc người mắc các bệnh mạn tính về tim, phổi, thận, thiếu máu hoặc bệnh chuyển hóa, bệnh cúm có thể diễn biến nặng hơn, gây ra những biến chứng như viêm phế quản, viêm phổi, viêm tai, viêm não và có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy, bệnh cúm cần được chẩn đoán phát hiện sớm để có biện pháp điều trị kịp thời.
2. Các phương pháp chẩn đoán cúm A
- Chẩn đoán dựa trên dịch tễ: Có tiếp xúc với cúm A trong vòng 2 tuần:
- Tiền sử đi vào vùng có dịch hoặc sống trong vùng có ca bệnh cúm;
- Tiếp xúc gần với các loại gia cầm bị bệnh;
- Tiếp xúc gần với người nghi ngờ hoặc đã xác định mắc cúm A.
- Chẩn đoán dựa trên các triệu chứng lâm sàng:
- Sốt trên 38°C, kèm theo ớn lạnh và đổ mồ hôi;
- Nhức đầu và đau nhức cơ bắp, đặc biệt là ở tay, chân và lưng;
- Ho khan, nghẹt mũi và chảy nước mũi;
- Mệt mỏi toàn thân, chán ăn;
- Tiêu chảy, buồn nôn và nôn ói.
- Chẩn đoán thông qua các xét nghiệm cận lâm sàng
- Xét nghiệm cơ bản: Công thức máu, điện giải đồ, chức năng thận, chụp X-quang tim phổi để loại trừ các biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm A;
- Xét nghiệm chẩn đoán xác định: Lấy dịch hầu họng xét nghiệm virus cúm A;
- Xét nghiệm RT-PCR để xác định chủng virus cúm A: H1N1, H5N1, H7N9;
- Huyết thanh học: Lấy máu tĩnh mạch làm phản ứng ngưng kết hồng cầu. Máy được lấy vào ngày thứ 3 trở đi và thực hiện lần 2 sau 1 tuần;
- Nuôi cấy virus
Cần chẩn đoán sớm và phát hiện kịp thời các biến chứng của bệnh cúm. Nên khai thác yếu tố dịch tễ để định hướng chẩn đoán chính xác hơn ngay từ thời điểm thăm khám ban đầu.
3. Có thể xét nghiệm cúm A tại nhà không?
Nhằm đáp ứng nhu cầu xét nghiệm kiểm tra sức khỏe, nhiều bệnh viện đã triển khai dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nhà. Khi tình hình dịch cúm A diễn biến khó lường, khách hàng có thể lựa chọn dịch vụ xét nghiệm cúm A tại nhà với những lợi ích như:
- Hạn chế nguy cơ lây nhiễm virus cúm A cùng các bệnh truyền nhiễm khác vì bệnh viện là nơi đông người nên khả năng lây nhiễm chéo sẽ cao hơn;
- Tránh tình trạng quá tải của bệnh viện trong quá trình lấy kết quả xét nghiệm và tránh trì hoãn việc điều trị;
- Tiết kiệm thời gian lấy mẫu xét nghiệm và nhận kết quả.
Sau khi nhận được yêu cầu dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm cúm A tại nhà, nhân viên y tế của bệnh viện sẽ đến địa chỉ hẹn để lấy mẫu xét nghiệm và trả kết quả qua nhiều hình thức khác nhau như tin nhắn điện thoại hoặc thư điện tử. Thông qua kết quả xét nghiệm cúm A và tư vấn của bác sĩ, khách hàng sẽ có kế hoạch điều trị kịp thời.
Bệnh cúm A diễn biến nhanh, trong một số trường hợp nặng có thể gây ra các biến chứng như viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp và tử vong. Vì vậy, khi có các triệu chứng mắc bệnh, bệnh nhân cần được chẩn đoán xác định để có phương hướng điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm.
GS.TS.BS Phạm Nhật An chia sẻ thông tin biến chứng của cúm A
Tiêm vắc-xin là biện pháp phòng ngừa cúm và giảm ảnh hưởng của dịch cúm với tỷ lệ bảo vệ rất cao. Vì vậy, mỗi người nên tiêm vắc-xin phòng cúm hàng năm trước mùa cúm, đặc biệt là trẻ em, người suy giảm miễn dịch, mắc các bệnh mạn tính hoặc phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ,...
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có cung cấp dịch vụ tiêm vắc-xin cúm. Lựa chọn tiêm vắc-xin tại Bệnh viện Vinmec, khách hàng sẽ được hưởng những lợi ích sau:
- Trẻ được các bác sĩ chuyên khoa Nhi - Vắc-xin thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc-xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế Thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt và an toàn nhất cho trẻ.
- Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng nhi giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm chủng.
- 100% trẻ tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
- Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp - ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.
- Phòng tiêm chủng thoáng mát, có khu vui chơi, giúp trẻ có cảm giác thoải mái và tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.
- Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt để đảm bảo chất lượng.
- Bố mẹ sẽ nhận tin nhắn nhắc lịch trước ngày tiêm và thông tin tiêm chủng của bé sẽ được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện đang cung cấp Chương trình tiêm chủng trọn gói với nhiều loại vắc-xin đa dạng cho các đối tượng khác nhau, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai.
Riêng trong tháng 12/2019, Vinmec miễn phí tiêm Vắc-xin Viêm gan B sơ sinh (tiêm ngay sau khi sinh) cho bé khi đăng ký Gói tiêm chủng trọn gói dành cho trẻ từ 0-1 tuổi hoặc từ 0-2 tuổi.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.