Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ cao cấp, Tiến sĩ Vũ Văn Tâm - Bác sĩ Nội truyền nhiễm - Khoa khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.
Cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp gây ra bởi virus cúm. Tuy nhiên, không phải tất cả bệnh cúm đều như nhau và do loại virus giống nhau. Các loại cúm hiện nay có thể gây bệnh dịch theo mùa là virus cúm A và B.
1. Bệnh cúm là gì?
Cúm là một bệnh về đường hô hấp truyền nhiễm do virus gây nhiễm trùng mũi, họng và đôi khi là phổi. Nó có thể gây bệnh từ nhẹ đến nặng, và thậm chí có thể dẫn tới tử vong.
Triệu chứng của bệnh cúm có thể là sốt, ớn lạnh, ho, đau họng, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, đau đầu, mệt mỏi... Một số người có thể bị nôn mửa và tiêu chảy.
Cúm lây lan qua chủ yếu bởi những giọt nhỏ được tạo ra khi người nhiễm bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Những giọt này có thể rơi vào miệng hoặc mũi của những người khoẻ ở gần. Cách lây truyền ít thường xuyên hơn, đó là người bị cúm chạm tay vào các bề mặt hay vật dụng và sau đó người khoẻ mạnh không biết chạm tay vào các vị trí đó rồi chạm vào miệng, mũi hoặc mắt của họ.
2. Các loại virus cúm
Virus cúm gồm có bốn loại: virus cúm A, B, C và D. Các loại virus cúm thường gặp là virus cúm A và B ở người gây ra bệnh dịch theo mùa (được gọi là cúm mùa).
Tìm hiểu về Các loại cúm khác nhau: Cúm A, B, C và các loại khác
Virus cúm A là virus cúm duy nhất được biết là gây ra đại dịch cúm, tức là dịch bệnh toàn cầu về bệnh cúm. Một đại dịch có thể xảy ra khi một loại virus cúm A mới và rất khác nhau xuất hiện, vừa lây nhiễm cho người vừa có khả năng lây lan giữa người với người.
Nhiễm virus cúm C thường gây bệnh nhẹ và không được cho là gây ra dịch cúm ở người. Virus cúm D chủ yếu ảnh hưởng đến gia súc và chưa được biết là có lây nhiễm hoặc gây bệnh cho người hay không.
2.1. Virus cúm A
Virus cúm A được chia thành các phân nhóm dựa trên hai loại protein bề mặt của virus: hemagglutinin (H) và neuraminidase (N). Có 18 phân nhóm hemagglutinin (H) khác nhau và 11 phân nhóm neuraminidase (N) khác nhau (lần lượt từ H1 đến H18 và N1 đến N11). Trong khi, có khoảng 198 loại kết hợp phân loại cúm A khác nhau, nhưng chỉ có 131 loại được phát hiện trong tự nhiên. Các loại virus cúm A hiện tại lưu hành thường xuyên ở người bao gồm: A (H1N1) và A (H3N2).
Một loại cúm A phụ chỉ có thể được chia nhỏ thành các nhánh di truyền khác nhau, chẳng hạn như:
- Nhánh nhỏ virus cúm: A (H1N1) → nhóm: 6B.1 → nhóm phụ: 6B.1A
- Nhánh nhỏ virus: A (H3N2) → nhóm: 3C.2a; 3C.3a → nhóm phụ: 3C.2a1; 3C.2a2; 3C.2a3; 3C.2a4
Các nhóm và phân nhóm phụ có thể được gọi xen kẽ là các nhóm phụ và nhóm tương ứng. Một nhóm cúm là một phân nhóm tiếp theo của virus cúm (ngoài các phân nhóm hoặc theo giống) dựa trên sự giống nhau của trình tự gen HA của chúng. Các nhóm và phân nhóm được hiển thị trên cây hệ thống sinh như là một nhóm virus mà thường có thể thay đổi di truyền giống nhau (nghĩa là đổi nucleotide hoặc acid amin) và có một nhóm sơ khai duy nhất được biểu thị dưới dạng nút cây. Việc phân chia virus thành các nhóm và phân nhóm cho phép các chuyên gia về cúm theo dõi tỷ lệ virus từ các dòng khác nhau đang lưu hành.
Hiện tại, virus cúm A (H1N1) đang lưu hành có liên quan đến virus cúm đại dịch năm 2009 xuất hiện vào mùa xuân. Loại virus cúm này có tên khoa học là virus pdm09 (A) và thường được gọi là virus H1N1 2009. Nó vẫn tiếp tục lưu hành kể từ đó đến nay. Những virus H1N1 này đã trải qua những thay đổi di truyền tương đối nhỏ và thay đổi tính chất kháng nguyên của chúng (tức là tính chất của virus ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch) theo thời gian.
Trong tất cả các loại virus cúm thường xuyên lưu hành và gây bệnh ở người, virus cúm A (H3N2) có xu hướng thay đổi nhanh hơn cả về di truyền và kháng nguyên. Virus cúm A (H3N2) đã hình thành nhiều dòng riêng biệt, khác nhau về mặt di truyền trong những năm gần đây và nó vẫn đang tiếp tục lưu hành.
2.2. Virus cúm B
Virus cúm B không được chia thành các loại phụ, mà thay vào đó nó được phân loại thành dòng B/Yamagata và B/Victoria. Tương tự như virus cúm A, virus cúm B sau đó có thể được phân loại thành nhóm và phân nhóm phụ. Virus cúm B thường thay đổi chậm hơn về đặc tính di truyền và kháng nguyên so với virus cúm A đặc biệt là virus cúm A (H3N2).
Dữ liệu giám sát dịch cúm từ những năm gần đây cho thấy sự đồng nhiễm virus cúm B từ cả hai dòng tại Hoa Kỳ và trên toàn thế giới. Tuy nhiên, tỷ lệ virus cúm B từ mỗi dòng lưu hành có thể thay đổi theo vị trí địa lý.
3. Vấn đề đặt tên cho virus cúm
Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh (CDC) tuân theo quy ước đặt tên được quốc tế chấp nhận đối với virus cúm. Và công thức này đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chấp nhận vào năm 1979 và được công bố vào tháng 2 năm 1980. Cách đặt tên từng thành phần như sau
- Loại kháng nguyên (ví dụ: A, B, C, D)
- Nguồn gốc của vật chủ (ví dụ: lợn, ngựa, gà...). Đối với virus có nguồn gốc ở người không ký hiệu, mà chỉ định nguồn gốc nào được đưa ra.
Chẳng hạn: Cúm A (H1N1) ở vịt là A/vịt/Alberta/35/76 hoặc Cúm A (H3N2) ở người là A/Perth/16/2019
- Nguồn gốc địa lý (ví dụ Denver, Đài Loan...)
- Chuỗi số (ví dụ: 7, 15...)
- Năm của sự bắt đầu lưu hành
Đối với virus cúm A, mô tả kháng nguyên hemagglutinin và neuraminidase được cung cấp trong ngoặc đơn. Ví dụ virus cúm A (H1N1), virus cúm A (H5N1). Còn với virus cúm A gây đại dịch năm 2009 được gán thêm một tên riêng: A(H1N1)pdm09 để phân biệt với virus cúm A (H1N1) theo mùa lưu hành trước khi xảy ra đại dịch.
Khi con người nhiễm virus cúm thường lưu hành ở lợn thì những virus này được gọi là virus biến thể và được chỉ định bằng một chữ cái. Ví dụ là virus A(H3N2).
4. Vắc-xin virus cúm
Loại cúm A (H1N1), cúm A (H3N2) và một hoặc hai loại virus cúm B (tuỳ thuộc vào vắc xin) được bao gồm trong một loại vắc-xin cúm mùa. Tiêm phòng vắc xin cúm có thể bảo vệ chống lại virus cúm giống như virus được sử dụng để sản xuất vắc xin.
Tuy nhiên, vắc xin virus cúm mùa không bảo vệ chống lại virus cúm B và virus cúm C. Ngoài ra, vắc-xin cúm sẽ không bảo vệ chống lại nhiễm trùng và bệnh tật do các loại virus khác cũng có thể gây ra các triệu chứng giống như cúm. Bởi vì có nhiều loại virus khác ngoài cúm có thể dẫn đến bệnh giống cúm lây lan trong mùa cúm.
Tìm hiểu về Các loại vắc-xin cúm khác nhau
5. Một số biện pháp phòng ngừa bệnh cúm
- Hạn chế tiếp xúc với những người nhiễm bệnh
- Ở nhà khi ốm
- Che mũi, miệng khi hắt hơi hoặc ho
- Rửa tay thường xuyên
- Khử trùng bề mặt có thể chứa virus cúm
- Tiêm phòng vắc-xin cúm.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: cdc.gov