Có vắc xin phòng viêm gan virus D không?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Vũ Tấn Phúc - Bác sĩ Nội tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc. Bác sĩ đã có gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tiêu hóa với thế mạnh trong Nội soi tiêu hóa chẩn đoán và điều trị.

Mặc dù chưa có vắc-xin phòng viêm gan virus D, nhưng tiêm phòng vắc-xin viêm gan B có thể bảo vệ bạn khỏi nhiễm viêm gan virus D.

1. Vắc xin phòng viêm gan virus D

Nhiễm viêm gan D có thể được ngăn ngừa bằng cách tiêm chủng viêm gan B. Cách duy nhất được biết để phòng ngừa viêm gan D là tránh nhiễm trùng viêm gan B. Bạn có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau đây để giảm nguy cơ mắc bệnh viêm gan B:

  • Tiêm phòng vắc-xin viêm gan B: Tất cả trẻ em đều cần được tiêm phòng vắc-xin viêm gan B. Người lớn có nguy cơ nhiễm trùng cao, thường xuyên sử dụng thuốc tiêm tĩnh mạch cũng nên được tiêm phòng. Việc tiêm chủng thường được thực hiện ba mũi tiêm trong khoảng thời gian sáu tháng.
  • Quan hệ tình dục an toàn: bằng việc sử dụng bao cao su với tất cả các bạn tình. Bạn chỉ nên quan hệ tình dục mà không sử dụng biện pháp phòng tránh, khi chắc chắn bạn tình của mình không bị nhiễm viêm gan hoặc bất kỳ bệnh lây truyền qua đường tình dục nào khác.
  • Tránh hoặc ngừng sử dụng các loại thuốc kích thích theo đường tiêm như heroin hoặc cocaine. Không dùng chung kim tiêm với người khác.
  • Hãy thận trọng về việc đi xăm và xỏ khuyên. Hãy chọn 1 cửa hàng uy tín nếu bạn muốn xăm hoặc xỏ khuyên để tránh lây nhiễm.

Tiêm phòng vắc-xin viêm gan B là cách duy nhất được biết để phòng ngừa viêm gan D
Tiêm phòng vắc-xin viêm gan B là cách duy nhất được biết để phòng ngừa viêm gan D

2. Viêm gan D là gì?

Viêm gan D là một bệnh gan ở cả hai dạng cấp tính và mãn tính gây ra bởi virus viêm gan D (HDV) cần virus viêm gan B (HBV) để nhân lên. Nhiễm viêm gan D có thể xảy ra trong trường hợp không có virus viêm gan B. Đồng nhiễm HDV-HBV được coi là dạng viêm gan siêu vi mãn tính nghiêm trọng nhất do tiến triển nhanh hơn đối với tử vong liên quan đến gan và ung thư tế bào gan.

Đây là một bệnh nhiễm trùng khiến gan bị viêm. Sưng này có thể làm suy giảm chức năng gan và gây ra các vấn đề về gan lâu dài, bao gồm sẹo gan và ung thư.

Ít nhất 5% số người nhiễm HBV mạn tính bị đồng nhiễm HDV, dẫn đến tổng số 15 - 20 triệu người bị nhiễm HDV trên toàn thế giới. Tuy nhiên, đây là một ước tính toàn cầu rộng rãi vì nhiều quốc gia không báo cáo mức độ phổ biến của HDV. Loại virus này rất hiếm ở Hoa Kỳ, nhưng nó khá phổ biến ở các khu vực sau: Nam Mỹ, Tây Phi, Nga, Trung Á, Địa Trung Hải,...

HDV là một trong nhiều dạng viêm gan. Các loại khác bao gồm:

  • Viêm gan A lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với phân hoặc ô nhiễm thực phẩm hoặc nguồn nước.
  • Viêm gan B lây lan qua tiếp xúc với chất dịch cơ thể, bao gồm máu, nước tiểu và tinh dịch
  • Viêm gan C lây lan do tiếp xúc với máu hoặc dùng chung kim tiêm.
  • Viêm gan E lây truyền qua ô nhiễm phân thực phẩm hoặc nước gián tiếp

Viêm gan D có thể là cấp tính hoặc mãn tính. Viêm gan D cấp tính xảy ra đột ngột và thường gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn. Nếu nhiễm trùng kéo dài sáu tháng hoặc lâu hơn sẽ gây ra viêm gan mạn tính D.

Virus có thể có trong cơ thể người bệnh trong vài tháng trước khi các triệu chứng xảy ra.

Hiện tại, không có thuốc chữa bệnh viêm gan D, nhưng có thể phòng ngừa được ở những người bị nhiễm viêm gan B. Điều trị cũng có thể giúp ngăn ngừa suy gan khi phát hiện sớm bệnh.

3. Triệu chứng của viêm gan D

Viêm gan D không phải lúc nào cũng gây ra triệu chứng. Khi các triệu chứng xảy ra, chúng thường bao gồm: vàng da và mắt, đau khớp, đau bụng, nôn, ăn không ngon, nước tiểu đậm, mệt mỏi

Các triệu chứng của viêm gan B và viêm gan D là tương tự nhau, vì vậy có thể khó xác định bệnh nào gây ra các triệu chứng của bạn. Trong một số trường hợp, viêm gan D có thể làm cho các triệu chứng viêm gan B trở nên tồi tệ hơn. Nó cũng có thể gây ra các triệu chứng ở những người bị viêm gan B nhưng những người không bao giờ có triệu chứng.


Mệt mỏi là dấu hiệu thường gặp ở bệnh nhân viêm gan D
Mệt mỏi là dấu hiệu thường gặp ở bệnh nhân viêm gan D

4. Đối tượng dễ mắc viêm gan D

Những người dễ mắc virus viêm gan D gồm:

  • Người nhiễm viêm gan B mạn tính
  • Trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm HDV
  • Quan hệ tình dục không lành mạnh với bạn tình bị nhiễm viêm gan D.
  • Quan hệ đồng tính
  • Người tiêm chích ma túy
  • Tiếp xúc trong gia đình của những người bị nhiễm HDV
  • Nhân viên y tế có nguy cơ bị phơi nhiễm khi tiếp xúc với máu hoặc chất dịch cơ thể bị nhiễm bệnh.
  • Bệnh nhân chạy thận nhân tạo.

Quan hệ đồng tính tăng nguy cơ nhiễm viêm gan D
Quan hệ đồng tính tăng nguy cơ nhiễm viêm gan D

5. Điều trị viêm gan D

Cần đến gặp bác sĩ khi bạn xuất hiện các triệu chứng của viêm gan D. Do các trường hợp viêm gan D không thể phân biệt được về mặt lâm sàng với các loại viêm gan siêu vi cấp tính khác, chẩn đoán chỉ có thể được xác nhận bằng cách kiểm tra sự hiện diện của kháng thể chống lại HDV và HDV hoặc RNA. Nhiễm HDV nên được xem xét ở bất kỳ người nào có kháng nguyên bề mặt viêm gan B dương tính (HBsAg) có triệu chứng viêm gan nặng hoặc các đợt cấp nặng.

Để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm máu để phát hiện kháng thể chống viêm gan D trong máu. Nếu tìm thấy kháng thể tức là người bệnh đã bị phơi nhiễm với virus. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra chức năng gan nếu họ nghi ngờ người bệnh bị tổn thương gan.

Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu nào cho bệnh viêm gan D. Tuy nhiên, người bệnh có thể chỉ định dùng thuốc interferon trong tối đa 12 tháng. Interferon là một loại protein có thể ngăn chặn virus lây lan và giúp thuyên giảm khỏi bệnh. Tuy nhiên, ngay cả sau khi điều trị, những người bị viêm gan D vẫn có thể xét nghiệm dương tính với virus. Điều này có nghĩa là người bệnh cần chú trọng các biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn lây truyền và chủ động theo dõi các triệu chứng tái phát.


Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu nào cho bệnh viêm gan D
Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu nào cho bệnh viêm gan D

Trong trường hợp, người bệnh bị xơ gan thì cần ghép gan. Ghép gan giúp loại bỏ gan bị tổn thương và thay thế bằng gan khỏe mạnh từ người hiến.

Chẩn đoán sớm bệnh viêm gan D là điều cần thiết trong việc ngăn ngừa tổn thương gan. Bạn nên đến gặp bác sĩ ngay nếu nghi ngờ mình bị viêm gan. Nếu không được điều trị sớm, sẽ gây ra các biến chứng về bệnh gan như: xơ gan, ung thư gan,...

Để đáp ứng nhu cầu về khám và điều trị các bệnh lý Gan - Mật - Tụy, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã cho ra đời các gói sàng lọc gan - mật tiêu chuẩn, gói sàng lọc gan - mật toàn diệngói sàng lọc gan - mật nâng cao giúp đánh giá chức năng gan mật thông qua xét nghiệm, cận lâm sàng; các nguy cơ ảnh hưởng đến gan và tầm soát sớm ung thư gan mật.

Nguồn: healthline.com & cdc.gov

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe