Viêm xoang do nhiễm virus, vi khuẩn hoặc nấm hoặc các phản ứng dị ứng ở các vị trí các hốc xoang cạnh mũi. Những người bệnh bị nghẹt mũi, có thể sử dụng xịt mũi hoặc nhiệt độ để giúp giảm triệu chứng và cải thiện quá trình lưu dẫn xoang. Hiện nay, có nhiều thông tin cho rằng cây hoa cứt lợn có tác dụng đặc trị cho bệnh viêm xoang. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm các thông tin chi tiết về loài hoa này.
1. Bệnh viêm xoang và những ảnh hưởng đến sức khoẻ
Viêm xoang là căn bệnh khá phổ biến ở mọi lứa tuổi. Tình trạng viêm này xuất hiện khi có viêm niêm mạc hô hấp lót trong các hốc xoang cạnh mũi, gây nên phù nề và tăng tiết nhầy ở niêm mạc do một vài tác nhân làm tắc nghẽn xoang. Bệnh viêm xoang có thể xảy ra với thời gian dưới 4 tuần được xem là viêm xoang cấp tính. Nếu tình trạng viêm kéo dài hơn 4 tuần và trên 3 tháng thì có thể coi như bệnh viêm xoang mãn tính.
Bệnh viêm xoang có khá nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng nguyên nhân thường gặp nhất thường do nhiễm virus, vi khuẩn gây nên tình trạng tổn thương tế bào lông chuyển ở lớp niêm mạc xoang gây nên tình trạng viêm mũi cấp tính. Hơn nữa, một số yếu tố gây dị ứng cũng làm tiến triển viêm xoang như thời tiết lạnh, phấn hoa, môi trường khói bụi... hoặc các nguyên nhân khiến cho cơ thể dễ mẫn cảm và bị viêm xoang tái phát trở lại.
Triệu chứng của viêm xoang thường xuất hiện với trạng thái hắt hơi, sổ mũi gần giống với bệnh cúm thông thường. Tuy nhiên, sau đó sẽ xuất hiện thêm các trạng thái khác như nghẹt mũi, chảy nước mũi và dịch tiết ở mũi nhiều có thể có màu vàng xanh. Nếu tình trạng viêm xoang nặng có thể làm cho cơ thể bị sốt, đau mặt, đau nhức vùng trán, thái dương hoặc gò má, thậm chí người bệnh có thể không cảm nhận hoặc không ngửi thấy mùi.
Viêm xoang có thể chẩn đoán bằng phương pháp nội soi tai mũi họng. Và khi thấy dịch vàng xanh chảy ra từ các khe xoang của mũi, niêm mạc xung quanh kèm theo phù nề, viêm đỏ ở các khe và xuất tiết dịch nhiều hơn. Với một số trường hợp viêm nhưng khó xác định được cần thực hiện chụp cắt lớp vi tính và trên phim cắt lớp sẽ thấy rõ hình ảnh dịch trong các hốc xoang. Bởi vì bình thường ở các hốc xoang này chỉ có chứa khí.
Bệnh viêm xoang cấp tính nếu không được điều trị dứt điểm thì có thể bệnh sẽ tiến triển và trở thành viêm xoang mãn tính, và bệnh sẽ tái đi tái lại nhiều lần khi bị ảnh hưởng bởi các tác môi trường bên ngoài.
2. Một số phương pháp điều trị viêm xoang
Bệnh viêm xoang cấp và mãn tính không chỉ gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ của người mắc mà còn ảnh hưởng đến cả mọi sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày. Nếu không điều trị dứt điểm bệnh sẽ khiến cho bệnh tái phát nhiều lần đồng thời các bệnh lý viêm xoang cũng khó kiểm soát được. Có rất nhiều phương pháp điều trị viêm xoang:
2.1. Điều trị viêm xoang bằng nội khoa
Đối với các trường hợp viêm xoang đa phần do tình trạng cấp tính và có thể sử dụng thuốc kháng sinh chống viêm kèm theo thuốc chống dị ứng, cũng như thuốc co mạch để chống xuất tiết dịch. Tuy nhiên, khi sử dụng các loại thuốc này để chữa viêm xoang cần được chỉ định kê đơn của bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng. Trong trường hợp bạn tự ý sử dụng thuốc có thể dễ dàng gây nên tình trạng kháng kháng sinh, và ảnh hưởng đến những lần tiếp theo để điều trị bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng dung dịch để rửa xoang hoặc bơm thuốc điều trị. Nhưng phải được thực hiện bởi cán bộ y tế để tránh biến chứng xảy ra.
2.2. Điều trị viêm xoang bằng phẫu thuật
Viêm xoang được điều trị bằng phẫu thuật khi xảy ra một trong hai trường hợp sau:
- Điều trị viêm xoang bằng phương pháp nội khoa không hiệu quả, tình trạng viêm kéo dài, dai dẳng nhiều năm.
- Viêm xoang đã chuyển sang giai đoạn xuất hiện biến chứng ở ổ mắt, hoặc có thể chèn vào dây thần kinh thị giác gây ảnh hưởng đến tầm nhìn của người bệnh.
- Các triệu chứng bất thường về giải phẫu vùng mũi chẳng hạn như mũi bị lệch vách ngăn, polyp trong mũi quá to...
2.3. Sử dụng cây cứt lợn điều trị viêm xoang
Trong Đông y, chữa viêm xoang được sử dụng dược liệu từ cây cứt lợn. Cây cứt lợn được mọc hoang ở khắp nơi trên đất nước và loại cây này thích nghi với tất cả mọi loại đất như đất trồng, bờ ruộng, hay trong vườn nhà, thậm chí cây có thể mọc ở trên vệ đường. Do cây cứt lợn mọc quanh năm nên mùa nào cũng sẵn có. Cây có thân mềm, nhỏ, mọc thẳng chiều cao trung bình của cây khoảng từ 25 đến 50 cm. Thân cây có màu xanh hoặc màu tím và phủ một lớp lông màu trắng ở bên ngoài.
Lá cây cứt lợn thường mọc đối xứng với nhau, có cuống ngắn và một đầu nhọn, kích thước mỗi lá tầm từ 2 đến 6cm chiều dài và bề ngang của lá khoảng từ 1 đến 3cm. Hai bên mép lá hoa cứt lợn có hình răng cưa tròn. Mặt trên và mặt dưới của lá hoa cứt lợn đều có lông. Khi vò lá ra thì đưa lên mũi ngửi thấy có mùi hắc. Hoa cứt lợn thường mọc thành từng chùm ở đầu ngọn và thường có hoa màu tím hoặc màu trắng.
Thành phần hoá học của cây cứt lợn bao gồm tình dầu chiếm khoảng 0.7% - 2.0%. Tinh dầu cứt lợn hơi sánh đặc, có màu vàng nhạt đến màu vàng nghệ, mùi hương tinh dầu khá dễ chịu. Theo các nghiên cứu của Y học hiện đại cho thấy thành phần hợp chất trong hoa cứt lợn có những tác dụng như:
- Ức chế một số loại vi khuẩn bao gồm những trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu vàng hoặc trực trùng....
- Khi tiến hành nghiên cứu trực tiếp trên động vật cho thấy cây hoa cứt lợn có tác dụng chống viêm, chống phù nề hoặc chống cả dị ứng.
- Sử dụng hoa cứt lớp ở dạng nồng độ thấp có tác dụng làm giãn mạch ngoại biên. Bên cạnh đó, hoa cứt lợn cũng có thể làm loãng dịch đờm hoặc tăng dẫn lưu dịch để dịch được tống ra khỏi hốc xoang, cải thiện được tình trạng khó thở, hoặc thở khò khè hoặc nghẹt mũi hoặc khó chịu về đường thở.
- Bên cạnh đó hoa cứt lợn còn giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón cũng như thúc đẩy sự tăng trưởng các tế bào nhờ vào hàm lượng chất xơ và protein dồi dào của loài hoa này.
Trong Đông y, cây hoa cứt lợn cũng được sử dụng để điều trị các chứng bệnh viêm mũi xoang mãn tính hoặc viêm mũi dị ứng. Hoặc những trường hợp người bị bệnh kéo dài thì hoạt chất trong hoa cứt lợn giúp giảm được tình trạng ngạt mũi, giảm tiết dịch, giảm hắt hơi, nhức đầu và sổ mũi... Hơn nữa hợp chất trong hoa cứt lợn có tác dụng giúp giảm viêm mũi có tình trạng mủ đặc, nhưng không các tác dụng phụ đối với người bệnh. Và ngoài ra hoa cứt lợn còn được sử dụng để điều trị tình trạng rong huyết ở phụ nữ sau sinh.
3. Một số bài thuốc sử dụng hoa cứt lợn để chữa viêm xoang
Bài thuốc đơn giản với nước sắc từ hoa cứt lợn, có thể thực hiện bài thuốc này ở nhà. Phương pháp sử dụng này khá ăn toàn với người sử dụng. Bạn hãy chuẩn bị khoảng 30g đến 35 gam lá và hoa cứt lợn, sau đó mang rửa thật sạch với nước muối pha loãng hoặc sử dụng 10 gam đến 30 gam dược liệu hoa cứt lợn khô. Sau đó sử dụng hoa cứt lợn cùng 200ml đem đi sắc cùng nhau và lấy dung dịch này uống hai lần trước mỗi bữa ăn giúp thuyên giảm các triệu chứng của viêm xoang.
Bài thuốc sử dụng dung dịch hoa cứt lợn để điều trị viêm xoang. Phương pháp này có thể thực hiện với tình trạng bệnh viêm xoang mãn tính. Bạn sử dụng cây hoa cứt lợn đã được ngâm và rửa sạch bằng nước lạnh. Sau đó mang để ráo nước. Tiếp đến mang cây hoa cứt lợn đi giã nát lấy nước cốt. Và sử dụng nhỏ mũi khoảng từ 2 đến 3 lần/ngày trước đó cần thực hiện vệ sinh mũi sạch sẽ.
Sử dụng hoa cứt lợn để xông hơi chữa viêm xoang. Bạn chuẩn bị một nắm hoa cứt lợn tươi, tiếp theo bạn mang hoa đi rửa sạch. Và cho hoa cứt lợn vào nồi to đun sôi với nước. Sau đó lấy khăn trùm kín từ đầu đến chân và bắt đầu thực hiện xông. Bạn nên hít thời từ 10 đến 15 phút mỗi lần xông để có thể đưa tình đầu của cây vào sâu các hoang xoang giúp tiêu diệt ổ viêm và giảm tắc nghẽn tình trạng xoang niêm mạc.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.