Chụp PET/CT sau điều trị ung thư: Khi nào cần chụp?

Chụp PET/CT có ý nghĩa quan trọng trong việc phát hiện và đánh giá mức độ phát triển của ung thư. Sau điều trị ung thư, PET/CT thường được sử dụng khi có các dấu hiệu nghi ngờ ung thư tái phát và xác định mức độ đáp ứng điều trị của người bệnh.

1. Mục đích của chụp PET/CT sau điều trị ung thư

Chụp PET/CT sau điều trị ung thư có tác dụng kiểm tra nguy cơ ung thư tái phát. Việc kiểm tra diễn ra hàng năm sau điều trị ung thư. PET/CT được chỉ định trong trường hợp có các triệu chứng bất thường nghi ngờ ung thư trở lại hoặc theo thời gian kiểm tra định kỳ. Ngoài chụp PET/CT, bác sĩ còn kết hợp chẩn đoán bằng các loại xét nghiệm cận lâm sàng khác như xét nghiệm máu, sinh thiết.

2. Khi nào cần chụp PET/CT?

Chụp PET/CT mang lại hiệu quả khi bác sĩ nghi ngờ ung thư tái phát dựa trên các triệu chứng bệnh, khám thực thể và các xét nghiệm khác. Chụp PET/CT cũng có thể được đề nghị nếu bạn đã điều trị ung thư tiến triển nhằm xác định mức độ hiệu quả của các phương pháp điều trị ung thư.

3. Tại sao chỉ nên chụp PET/CT khi cần thiết?

Chụp PET/CT không giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Chúng có thể gây ra tình trạng lo lắng do chẩn đoán sai, dự báo nguy cơ mắc bệnh sai, các thủ tục không cần thiết và nhiều chi phí khác. Do đó, bạn chỉ được quét PET/CT khi có lý do chính đáng.

Ngoài ra, PET/CT có thể gây ra các vấn đề sức khỏe do tiếp xúc với chất phóng xạ cao. Bức xạ có thể gây ra ảnh hưởng sau nhiều lần chụp PET/CT. Điều này có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Do đó, bạn không nên lạm dụng việc chụp PET/CT.

Thay vì chụp PET/CT, bạn có thể sử dụng các phương thức khác để phát hiện và điều trị ung thư tái phát kịp thời:

  • Tăng cường kiến thức về các dấu hiệu nhận biết ung thư tái phát.
  • Kiểm tra sức khỏe thường xuyên bao gồm tiền sử bệnh và sức khỏe tổng quát.
  • Đối với một số bệnh ung thư, có những xét nghiệm đơn giản bạn nên thực hiện như chụp X-quang tuyến vú cho những phụ nữ đã được điều trị ung thư vú.
  • Hỏi bác sĩ loại xét nghiệm phù hợp với tình trạng sức khỏe hiện tại của người bệnh.

Chụp PET/CT sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định
Chụp PET/CT sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định

4. Dấu hiệu của ung thư tái phát

Một số các dấu hiệu người bệnh cần khám sức khỏe sau điều trị ung thư bao gồm:

  • Nổi u bướu
  • Xuất hiện các cơn đau bất thường và diễn ra âm ỉ
  • Chảy máu, dễ bị bầm tím
  • Sốt, sưng nóng
  • Đau đầu
  • Hơi thở ngắn
  • Có máu trong phân hoặc nước tiểu
  • Nôn, buồn nôn, tiêu chảy, giảm cảm giác thèm ăn
  • Giảm cân
  • Ho liên tục
  • Da vàng.

5. Biện pháp phòng ngừa ung thư tái phát

  • Không hút thuốc: Bệnh nhân nên tránh hút thuốc, các chế phẩm khác nhau chứa nicotine
  • Kiểm soát cân nặng: Thừa cân có thể làm tăng nguy cơ tái phát của một số bệnh ung thư. Nó còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, bệnh tim mạch.
  • Thường xuyên tập thể dục: Mục tiêu tập thể dục 2 - 3 giờ/tuần, tương đương 30 phút/ngày. Bạn nên tập đi bộ, bơi lội, đạp xe, chơi tennis, các môn thể thao khác mà người bệnh yêu thích.
  • Đa dạng khẩu phần ăn: Bạn nên ăn nhiều trái cây, rau và các loại hạt; ăn cá, thịt gia cầm, các loại đậu thay thế cho các loại thịt đỏ và thịt chế biến sẵn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: choosingwisely.org, mnoncology.com.

XEM THÊM:

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe