Chụp cộng hưởng từ (MRI): Khi nào cần gây mê?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thanh Nam - Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh - Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Chụp cộng hưởng từ (MRI) là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiệu quả, an toàn, cho kết quả nhanh chóng nên được áp dụng phổ biến hiện nay. Chụp cộng hưởng từ (MRI) không cần gây mê, nhưng những trường hợp bệnh nhân đặc biệt bác sĩ có thể cần gây mê hỗ trợ.

1. Chụp cộng hưởng từ (MRI) khi nào cần gây mê?

Chụp cộng hưởng từ (MRI) là kỹ thuật hình ảnh hiện đại, mang tính cách mạng kỹ thuật đối với y học. Kỹ thuật chụp cộng hưởng từ (MRI) tạo ra hình ảnh giải phẫu của các bộ phận cơ thể với độ phân giải cao, giúp chẩn đoán chính xác các thương tổn. Chụp cộng hưởng từ thực hiện nhờ sử dụng từ trường và sóng radio nên không nhiễm xa như các kỹ thuật chụp X-quang, CT có sử dụng tia X.

Chụp cộng hưởng từ (MRI) không cần bệnh nhân phải gây mê, chỉ cần kiểm tra tháo các vật dụng kim loại, vật liệu từ có thể bị ảnh hưởng hay gây ảnh hưởng đến quá trình chụp. Với các dị vật kim loại như mảnh đạn, dao găm... trong cơ thể. Bác sĩ có thể phải lấy ra trước khi chụp hoặc không chỉ định chụp MRI.

Với bệnh nhân sử dụng máy hỗ trợ trong cơ thể như: máy tạo nhịp tim, máy bơm thuốc, van tim nhân tạo... thì sẽ được chỉ định các kỹ thuật khác để đảm bảo an toàn, không ảnh hưởng đến máy tạo nhịp cũng như sức khỏe bệnh nhân.

Chụp cộng hưởng từ đòi hỏi người được chụp phải nằm im và hợp tác với Kỹ thuật viên trong suốt thời gian thăm khám, thông thường 30 phút đến 60 phút tùy kỹ thuật chụp và có sử dụng đối quang từ hay không. Nếu khách hàng không nằm yên và hợp tác trong khoảng thời gian đó đòi hỏi phải được gây mê để thực hiện thăm khám cộng hưởng từ. Các tình huống hay gặp là bệnh nhi, các bệnh lý kích thích thần kinh ở trẻ em hoặc người lớn nên không thể nằm im để chụp cộng hưởng từ. Các trường hợp cần thiết phải thực hiện thăm khám cộng hưởng từ có thể phải thực hiện ngay với sự giúp đỡ của Bác sĩ gây mê.

Bên cạnh đó, các thiết bị sử dụng trong phòng chụp bắt buộc tương thích với môi trường MRI. Những bệnh nhân nặng phải sử dụng các phương tiện hồi sức cấp cứu. Hệ thống gây mê trong phòng chụp MRI có thể theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở, điện tim và tình trạng oxy máu của người bệnh. Nhờ vậy bệnh nhân nặng vẫn có thể gây mê và được theo dõi trong phòng chụp MRI.

2. Chụp cộng hưởng từ (MRI) gây mê có an toàn không?

Trước đây việc chỉ định chụp MRI có gây mê thường gặp khó khăn. Nhiều người bệnh không có cơ hội được chụp chiếu kịp thời, dẫn đến bác sĩ không có đủ cung cấp thông tin, hình ảnh về bệnh lý bệnh nhân, quá trình điều trị không được đầy đủ, kịp thời và chính xác.

Nguyên nhân là bởi hầu hết các phòng chụp cộng hưởng từ MRI thông thường không được trang bị đầy đủ máy móc, thiết bị hỗ trợ cho người chụp gây mê và đảm bảo an toàn trong quá trình chụp.


Chụp cộng hưởng từ (MRI) gây mê cần đảm bảo yếu tố an toàn cao
Chụp cộng hưởng từ (MRI) gây mê cần đảm bảo yếu tố an toàn cao

Tuy nhiên hiện nay, nhiều bệnh viện lớn, hiện đại đã trang bị tại phòng chụp MRI hệ thống gây mê có thể theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở, điện tim và tình trạng oxy máu của người bệnh. Điều này đảm bảo, chụp cộng hưởng từ MRI gây mê an toàn, không gây ảnh hưởng đến tình trạng bệnh lý của bệnh nhân.

Do đó, bệnh nhân chụp cộng hưởng từ MRI gây mê cần thực hiện tại các bệnh viện lớn, trang bị đầy đủ thiết bị an toàn hiện đại, thực hiện theo quy chuẩn được Bộ Y tế cấp phép. Vấn đề theo dõi tình trạng sức khỏe của người bệnh gây mê trong quá trình chụp là tiêu chuẩn an toàn rất quan trọng.

Chụp cộng hưởng từ (MRI) cần gây mê với các trường hợp người mắc hội chứng sợ lồng kín, người không thể nằm yên và đa số bệnh nhi. Hãy tham khảo thêm ý kiến bác sĩ về quy trình và an toàn trong chụp cộng hưởng từ (MRI) gây mê nếu còn thắc mắc.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đưa vào sử dụng máy chụp cộng hưởng từ 3.0 Tesla công nghệ Silent. Máy chụp cộng hưởng từ 3.0 Tesla Pioneer Signa với công nghệ Silent của hãng GE Healthcare (Hoa Kỳ).

  • Công nghệ Silent đặc biệt có lợi cho các trường hợp người bệnh là trẻ em, người già, người bệnh sức khỏe yếu và người bệnh đang phẫu thuật
  • Hạn chế gây ra tiếng ồn, tạo sự thoải mái và giảm căng thẳng cho khách hàng trong quá trình chụp, giúp cho việc thu hình đạt chất lượng tốt hơn và rút ngắn thời gian chụp.
  • Công nghệ chụp cộng hưởng từ là công nghệ được áp dụng trong phương pháp chẩn đoán hình ảnh phổ biến, an toàn bậc nhất hiện nay bởi sự chính xác, không xâm lấn và không dùng tia X.

XEM THÊM:

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe