Có rất nhiều người khi nghe thấy những âm thanh như cào móng tay vào bảng, tiếng “két” khi nồi hay chậu nhôm chạm trên nền gạch, hay đơn giản chỉ là tiếng “tách tách” khi bấm bút bi có khi chỉ cần nghĩ tới đã thấy khó chịu, thậm chí ghê tởm. Nhiều người nghĩ âm thanh này khó chịu khiến hoảng loạn chỉ là do tính cách, trạng thái bản thân không thích, tuy nhiên họ đâu nghĩ rằng còn có một hội chứng có tên chứng ghét âm thanh, sợ tiếng ồn.
1. Chứng ghét âm thanh là gì?
Chứng ghét âm thanh hay dị ứng tiếng ồn có tên gọi tiếng anh là Misophonia. Đây là một tình trạng khiến bộ não người mắc rơi vào tình trạng quá tải. Sự rối loạn này khiến người mắc có phản ứng mạnh mẽ và tiêu cực ở mức thái quá với những âm thanh đối với người khác là rất bình thường như tiếng nhai hay tiếng thở.
Không ít người cảm thấy khó chịu khi phải nghe những âm thanh phiền phức hằng ngày. Nhưng với người mắc chứng Misophonia, sự khó chịu tới mức bực bội có thể có những hành động thái quá như la hét hay đập phá mọi thứ chỉ vì tiếng bặm môi hay bấm bút.
2. Đối tượng mắc hội chứng ghét âm thanh, sợ tiếng ồn
Hội chứng Misophonia xuất hiện phổ biến hơn ở nữ giới. Đội tuổi bắt đầu có các dấu hiệu của chứng này ở độ tuổi từ 9 – 13. Chứng rối loạn âm thanh thường bỗng dưng xuất hiện bất ngờ và không hề liên quan tới sự kiện mạnh nào trong cuộc sống hàng ngày.
3. Biểu hiện của người mắc hội chứng ghét âm thanh, sợ tiếng ồn
Biểu hiện còn tùy thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ.
Biểu hiện nhẹ có thể có những triệu chứng:
- Khó chịu
- Lo lắng thái quá
- Tránh xa vật phát ra âm thanh khó chịu
Biểu hiện trầm trọng hơn có thể kể tới:
- Sợ sệt
- Giận dữ
- Đau khổ
- Thù ghét người tạo ra âm thanh
- Hoảng loạn
Tuy hội chứng sợ âm thanh, ghét tiếng ồn không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng chúng lại gây ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người mắc.
Người mắc chứng Misophonia luôn có biểu hiện lo lắng, bồn chồn quá mức khi phải bước vào những nơi ồn ào pha tạp nhiều âm thanh gây khó chịu. Khi mắc chứng này, người mắc có thể tránh việc phải đi tụ tập, đi ăn uống ở những nơi đông người như ở nhà hàng hoặc thậm chí không muốn ăn chung với người nhà do sợ tiếng ồn lớn.
4. Nguyên nhân gây mắc hội chứng sợ âm thanh, ghét tiếng ồn
Hiện nay bác bác sĩ vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân gây dị ứng với tiếng ồn. Tuy nhiên theo các bác sĩ, bệnh này xuất hiện do cả lý do về tâm lý và vật lý.
Bệnh thường có liên quan đến cách âm thanh tác động đến não bộ và kích hoạt các phản xạ vô điều kiện của cơ thể do sự liên kết trong não xử lý những kích thích âm thanh và tạo ra các phản ứng khi gặp nguy hiểm bị gián đoạn. Não sẽ quyết định tầm quan trọng của âm thanh nghe thấy.
5. Làm cách nào để khắc phục hội chứng ghét âm thanh lớn, sợ tiếng ồn?
Hiện nay y học vẫn chưa có cách chữa chứng ghét âm thanh, sợ tiếng ồn, tuy nhiên, để hạn chế xuất hiện những âm thanh gây khó chịu, người mắc có thể giúp bản thân bớt khó chịu bằng một số cách sau:
- Đeo nút bịt tai để hạn chế việc nghe phải các âm thanh khó chịu bên ngoài.
- Đánh lạc hướng bằng cách đeo tai nghe nghe những âm thanh mình thích như âm nhạc để giảm bớt các âm thanh khó chịu.
- Khi phải đến những nơi công cộng, đông đúc, nhiều người, nhiều âm thanh như bến xe hay nhà hàng, có thể chọn ngồi ở những chỗ ít ồn ào.
- Chăm sóc bản thân bằng bằng cách nghỉ ngơi, thư giãn hoặc học những bài có tính tập trung như ngồi thiền.
- Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe, ngủ đủ giấc
- Nên tránh xa những nơi xuất hiện những âm thanh khó chịu.
- Chia sẻ vấn đề gặp khó chịu với âm thanh của mình với người thân.
- Đến trung tâm cơ sở để gặp bác sĩ hay các nhà trị liệu để được tư vấn, hỗ trợ để có cách khắc phục tình trạng tốt hơn.
Nhiều phòng khám chuyên về dị ứng âm thanh có tiến hành các liệu pháp âm thanh bằng cách thiết lập âm thanh nền kết hợp với tư vấn tâm lý cho người bệnh giúp cho người mắc hội chứng sợ âm thanh lớn.
Hội chứng sợ âm thanh, ghét tiếng ồn có thể sẽ đi theo người mắc suốt cả đời, vì vậy, nên từ từ học cách kiểm soát bệnh để tránh ảnh hưởng quá nhiều tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bản thân.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.