Chu vi vòng đầu thai nhi theo từng tuần thai

Chu vi vòng đầu thai nhi là một trong những chỉ số quan trọng, giúp đánh giá mức độ phát triển của thai nhi, đồng thời tìm ra những dấu hiệu bất thường của bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Điều này giúp hạn chế được các nguy cơ gây dị tật bẩm sinh ở trẻ, đặc biệt là chứng đầu nhỏ.

1.Chỉ số chu vòng đầu thai nhi theo từng tuần thai

Chu vi vòng đầu thai nhi là một chỉ số quan trọng, được ký hiệu là HC (Head Circumference), giúp đánh giá sự phát triển của thai nhi qua từng tuần thai, từ đó giúp sớm phát hiện ra những bất thường mà thai nhi có thể mắc phải.

Bác sĩ sẽ đánh giá chỉ số chu vi vòng đầu cũng những chỉ số quan trọng khác của thai nhi dựa theo các tuần thai nhất định, nhằm kiểm tra mức độ phát triển bình thường của bé:

  • Tuần thai thứ nhất – tuần 4: lúc này, thai nhi vẫn còn là một phôi thai rất nhỏ.
  • Tuần thai từ 4-7: Chỉ số thai nhi cần lưu ý trong giai đoạn này thường bao gồm đường kính túi thai và chiều dài đầu mông. Vào tuần thai thứ sáu, đường kính của túi thai dao động từ khoảng 14 – 25 mm. Kết quả siêu âm sẽ cho thấy chiều dài đầu mông của thai nhi vào tuần thai thứ bảy.
  • Từ tuần thứ 12 trở đi: lúc này, chu vi vòng đầu của thai nhi, chiều dài của xương đùi và đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi mới được xác định cụ thể.

Nhìn chung, những chỉ số này thường khác nhau ở mỗi thai nhi, chẳng hạn như có thai nhi có xương đùi ngắn hơn, hoặc có vòng đầu lớn hơn. Những sự khác nhau này có ảnh hưởng ít nhiều từ các đặc điểm di truyền của bố mẹ. Nếu các chỉ số chu vi vòng đầu của thai nhi nằm trong mức độ cho phép thì nó được coi như không có dấu hiệu bất thường.

2.Các phép đo siêu âm thai


Siêu âm thai
Siêu âm thai

Các phép đo siêu âm thai có thể cho biết em bé đang phát triển như thế nào và giúp phát hiện sớm những bất thường của thai nhi. Trong khi mang thai, nhiều phép đo siêu âm khác nhau có thể được thực hiện. Các phép đo siêu âm thai có thể bao gồm chiều dài đầu mông (CRL - Crown-Rump Length), đường kính lưỡng đỉnh (BPD), chiều dài xương đùi (FL), chu vi vòng đầu (HC), đường kính xương chẩm (OFD), chu vi vòng bụng (AC) và chiều dài xương đùi (HL), cũng như khối lượng thai ước đoán (EFW).

Hầu hết các phụ nữ mang thai sẽ được siêu âm cơ bản ít nhất vào khoảng tuần thai thứ 18-20. Tuy nhiên, các hiệp hội y tế đều không khuyến nghị siêu âm định kỳ trong thai kỳ. Siêu âm cấp độ II thường mất nhiều thời gian và quy mô hơn so với siêu âm cấp độ I, nhưng điều này còn phụ thuộc vào từng cơ sở y tế nhất định.

Siêu âm trong thai kỳ có thể được thực hiện như một siêu âm “định kỳ”, một siêu âm giải phẫu, thường từ tuần thai thứ 18-20 hoặc nó được thực hiện vì những lý do cụ thể thường phụ thuộc vào thời điểm mang thai. Các phép đo siêu âm rất hữu ích trong suốt thai kỳ để xác định ngày dự sinh và tìm hiểu xem liệu thai nhi có phát triển bình thường hay không.

3.Chu vi vòng đầu thai nhi bất thường có sao không?

Số đo vòng đầu của thai nhi có thể nói lên nhiều điều về sức khỏe của bé. Một trong những điều quan trọng nhất đó là giúp phát hiện dị tật bẩm sinh, chẳng hạn như tật đầu nhỏ.


Số đo vòng đầu của thai nhi tật đầu nhỏ giúp phát hiện dị tật bẩm sinh như tật đầu nhỏ
Số đo vòng đầu của thai nhi tật đầu nhỏ giúp phát hiện dị tật bẩm sinh như tật đầu nhỏ

Nếu chu vi vòng đầu của thai nhi nhỏ hơn mức cho phép thì đây thực sự là một vấn đề đáng lo ngại. Tình trạng này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

  • Thai nhi phát triển chậm
  • Di truyền: gia đình đầu nhỏ
  • Tình trạng bất thường nhiễm sắc thể
  • Bất thường gen
  • Bệnh nhẵn não
  • Bất thường hệ nội tiết, chẳng hạn như suy tuyến yên hoặc tuyến giáp
  • Chẻ não
  • Tật đóng khớp sọ sớm
  • Não thất duy nhất
  • Nhiễm trùng bào thai
  • Bất thường thể chai
  • Bất thường hệ thần kinh trung ương

Chứng đầu nhỏ có liên quan đến việc em bé có đầu và não nhỏ, thường bị suy giảm trí tuệ nghiêm trọng và co giật, cũng như bị suy giảm tuổi thọ. Tỷ lệ mắc bệnh thông thường của chứng đầu nhỏ là khoảng 1/7.000 ca sinh và đã tăng lên hơn 20 lần ở một số khu vực nhất định của Brazil.

4.Làm thế nào để chẩn đoán chứng đầu nhỏ ở thai nhi?

Chu vi vòng đầu của thai nhi được đo trong quá trình mang thai thông qua siêu âm và sau đó so sánh với các đường cong bình thường nhất định. Chứng đầu nhỏ thường được chẩn đoán khi chu vi vòng đầu thai nhi giảm xuống dưới 2 hoặc 3, thậm chí nhiều hơn độ lệch chuẩn.

Dưới đây là một số xét nghiệm chẩn đoán giúp tìm ra nguyên nhân cơ bản dẫn đến chu vi vòng đầu nhỏ bất thường của thai nhi, bao gồm:


Chọc ối giúp tìm ra nguyên nhân cơ bản dẫn đến chu vi vòng đầu nhỏ bất thường của thai nhi nhưng gây ra rủi ro sinh non cho thai phụ
Chọc ối giúp tìm ra nguyên nhân cơ bản dẫn đến chu vi vòng đầu nhỏ bất thường của thai nhi nhưng gây ra rủi ro sinh non cho thai phụ

  • Chọc ối: phương pháp này được thực hiện thông qua việc sử dụng một mũi kim để lấy nước ối. Sau đó, mẫu dịch sẽ được đem đi kiểm tra để tìm kiếm xem liệu có bất kỳ sự nhiễm trùng, hoặc có các vấn đề bất thường về nhiễm sắc thể hay không. Tuy nhiên, đây lại là một thủ thuật xâm lấn, có thể gây ra rủi ro sinh non cho thai phụ, vì vậy nó được xem là lựa chọn chẩn đoán cuối cùng.
  • Chụp MRI: còn được biết đến là chụp cộng hưởng từ. Đây là một phương pháp giúp bác sĩ có thể đánh giá tình trạng sức khỏe của thai nhi thông qua các hình ảnh chi tiết bên trong cơ thể của người mẹ. Từ đó, giúp bác sĩ phát hiện sớm sự bất thường trong cấu trúc của các tạng và đưa ra biện pháp điều trị phù hợp. Ngoài ra, đây cũng là một trong những cách giúp kiểm tra các cấu trúc não đối với thai nhi có nguy cơ chu vi vòng đầu nhỏ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: srhr.org; babymed.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe